Về gặp chiến sĩ bảo vệ cờ Tổ quốc bên bờ vĩ tuyến 17 năm xưa, nghe chuyện 'chọi cờ' lịch sử

Minh Nhật
Sau khi Hiệp định Geneva được ký kết năm 1954, nhiều câu chuyện về một thời chiến đấu hào hùng, bi tráng của quân và dân tại vĩ tuyến 17, đôi cầu Hiền Lương đến giờ vẫn in đậm trong tâm khảm của những người chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ cột cờ giới tuyến năm xưa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Vĩ tuyến 17, đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (tỉnh Quảng Trị) là những địa danh đã đi vào lịch sử Việt Nam, gắn liền với một giai đoạn lịch sử đất nước bị chia cắt. Trong nỗi đau đất nước tạm thời chia làm 2 miền, mặc cho bom đạn giày xéo, nhưng con người nơi đây vẫn mang trong mình khát vọng mãnh liệt, niềm khát khao hòa bình, thống nhất, non sông thu về một mối.

Nhiệm vụ sinh tử

Cuộc đấu cờ lịch sử ở hai bờ giới tuyến Hiền Lương
Đại tá Nguyễn Thanh Hà, nguyên phân đội trưởng phân đội 1, Công an giới tuyến. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Về Quảng Trị những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi có dịp trò chuyện với Đại tá Nguyễn Thanh Hà, nguyên phân đội trưởng phân đội 1, Công an giới tuyến - nhân chứng lịch sử hiếm hoi từng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ cột cờ giới tuyến năm xưa. Dù đã ngoài 90, nhưng Đại tá Nguyễn Thanh Hà vẫn nhớ như in về năm tháng hào hùng chiến đấu bảo vệ cột cờ vĩ tuyến 17 của Tổ quốc.

Đại tá Nguyễn Thanh Hà nhớ lại, từ năm 1954-1965, cuộc đấu tranh của quân dân ta để bảo vệ Hiệp định Geneva, bảo vệ đầu cầu miền Bắc diễn ra quyết liệt. “Đó không chỉ là cuộc chiến bằng vũ khí mà còn là cuộc đấu tranh chính trị”, ông Nguyễn Thanh Hà nói.

Khi Hiệp định Geneva được ký kết năm 1954, Mỹ thay chân Pháp chiếm đóng ở miền Nam. Theo nội dung Hiệp định, khu vực 2 bên vĩ tuyến 17 trở thành vùng phi quân sự tạm thời cho đến khi tổng tuyển cử toàn quốc. Cấp trên cho thành lập 10 đồn công an vũ trang, nhưng nòng cốt vẫn là đồn công an vũ trang Hiền Lương.

Cột cờ Hiền Lương được xây dựng ở bờ Bắc sông Bến Hải nhằm xây dựng một biểu tượng về ý chí và tinh thần bất khuất của cả dân tộc hướng tới thống nhất hai miền. Bởi thế, cuộc đấu tranh bảo vệ cờ được coi là cuộc chiến sinh tử.

Trong Hiệp định Geneva, các đồn trạm công an dọc hai bờ Hiền Lương được phép treo cờ hàng ngày. Tuy nhiên, thực tế của việc treo cờ lại không hề đơn giản. Dưới mưa bom bão đạn của quân thù, chiến sĩ đồn công an Hiền Lương cùng nhân dân vẫn ngày ngày kiên cường chiến đấu bảo vệ và giữ cho lá cờ Tổ quốc luôn tung bay trên bầu trời giới tuyến.

Theo Đại tá Nguyễn Thanh Hà, để thực thi nhiệm vụ, 100 cán bộ chiến sĩ từ 3 đại đội 354, 340, 348 thuộc huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh đã chuyển quân ra bờ Bắc để thành lập “Đại đội công an giới tuyến” trực thuộc phái đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam trong tiểu ban liên hợp chiến trường Bình Trị Thiên.

Năm 1959, Khu công an nhân dân vũ trang Vĩnh Linh được thành lập, các đơn vị đồn trạm từ Cửa Tùng đến Cù Bai tổ chức thành 10 đồn và 1 trạm biên phòng giới tuyến.

Ngày 2/9/1954 - đúng dịp kỷ niệm 9 năm ngày Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Ban liên hợp đình chiến Bình Trị Thiên giao nhiệm vụ cho phân đội 1 Công an Hiền Lương dựng cờ trước đồn công an giới tuyến.

Quân ta cho dựng cột cờ bằng cây phi lao cao 12m treo lá cờ khổ 3,2x4,8m. Ở bờ Nam, quân Pháp liền cắm cờ lên nóc lô cốt cao 15m tại làng Xuân Hòa, Trung Hải, Gio Linh.

Lúc này, việc đi lại trên cầu Hiền Lương còn tự do, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân muốn nhìn thấy cờ của quân ta phải cao hơn cờ của địch nên các chiến sĩ đã về Rú Lịnh, Vĩnh Nam, Vĩnh Hòa và tìm được cây gỗ cao 18m để thay thế.

Nhận thấy phía Bắc cầu Hiền Lương có cờ lớn hơn, cột cao hơn, tháng 2/1956, sau khi chuyển giao chính quyền, Ngô Đình Diệm cho xây dựng hẳn một cột cờ bằng xi măng cốt thép kiên cố có chiều cao là 30m, trên đỉnh treo một lá cờ Việt Nam cộng hoà có đèn neon nhấp nháy đủ màu.

Cuộc đấu cờ lịch sử ở hai bờ giới tuyến Hiền Lương
Toàn cảnh đôi bời Hiền Lương - Bến Hải năm 1964. (Ảnh chụp lại tư liệu tại Nhà trưng bày “Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất”)

Do bị “khóa tuyến” nên việc đi lại trên cầu Hiền Lương không còn được tự do nữa. Bà con bờ Nam phải tìm cách nhắn sang bờ Bắc yêu cầu chiến sĩ ta tìm mọi cách để cột cờ phía bờ Bắc cao hơn.

Trước nguyện vọng của nhân dân cùng sự khiêu khích của giặc, Chính phủ Hà Nội giao cho Cục Cơ khí điện nước chịu trách nhiệm thiết kế, thi công cột cờ Hiền Lương. Tháng 7/1957, nhân kỷ niệm 3 năm ngày ký Hiệp định Geneva, một cột cờ cao 34,5m được làm tại Hà Nội và vượt gần 600km, trong 10 ngày đêm gian khổ đã có mặt tại giới tuyến. Sau khi dựng xong, trên đỉnh cột cờ treo lá cờ kích cỡ 12x8m.

Theo lời ông Nguyễn Thanh Hà, trên đỉnh lá cờ gắn ngôi sao bằng đồng đường kính 1,2m. Lúc này, lá cờ Tổ quốc đầu cầu giới tuyến luôn tung bay trong niềm vui sướng của bà con hai bờ Nam - Bắc.

Thế nhưng, cuộc chiến vẫn tiếp diễn, Chính quyền bờ Nam khi ấy lại vội vàng tôn cột cờ cao lên 35m. Lần thứ 3 trong lịch sử, phía Bắc cầu Hiền Lương được Chính phủ cho dựng một cột cờ mới kiên cố cao 38,6m, treo lên lá cờ rộng 134m2 được làm bằng vải nhung nặng khoảng 15 kg để người dân đôi bờ dù đứng xa giới tuyến cũng có thể nhìn thấy. Cột cờ được thiết kế cách đỉnh 10m có một cabin để các chiến sĩ công an Hiền Lương có thể đứng thu và treo cờ dễ dàng.

Ông Nguyễn Thanh Hà cho biết, theo quy định, cờ được kéo lên từ 6h30-18h30, nhưng các chiến sĩ của ta kéo lên từ sớm và hạ xuống muộn hơn, vào dịp Tết hay Quốc khánh thì cờ được treo duy trì 24/24 để bà con luôn nhìn thấy lá cờ tung bay.

Đối với các chiến sĩ giới tuyến khi đó, họ không chỉ có nhiệm vụ dựng và bảo vệ cột cờ mà còn phải luôn giữ cho lá cờ thường xuyên tung bay. Họ luôn khắc ghi lời thề bảo vệ lá cờ trong tim, lá cờ còn, Tổ quốc còn, bằng mọi giá phải bảo vệ được cột cờ vĩ tuyến 17.

Chính quyền phía Nam lúc này không còn nâng cao cột cờ nữa dù có đủ điều kiện và phương tiện. Cuộc chiến khẳng định sự thắng thua về quy mô cột cờ giữa hai bờ kết thúc.

Quyết tâm giữ vững cột cờ

Sau nhiều lần nâng cột cờ, năm 1965, cuộc đối đầu hai bên bắt đầu chuyển sang giai đoạn ác liệt nhất. Mục tiêu đầu tiên của chính quyền bờ Nam là hủy diệt ngọn cờ ở bờ Bắc. Bom đạn kẻ thù khiến nhiều lá cờ của ta bị rách và cột cờ bị gãy đổ.

Nhưng chúng càng đánh phá, thì cuộc chiến đấu bảo vệ, giữ vững ngọn cờ giới tuyến của quân dân ta càng diễn ra hết sức kiên cường và quyết liệt.

Cờ rách thì đem vá, cột cờ gãy thì thay cột cờ mới. Trong những năm tháng chia cắt nước nhà ấy (từ ngày 19/5/1956 - 28/10/1967) các chiến sĩ công an giới tuyến đã treo tổng cộng 267 lá cờ lớn nhỏ, riêng năm 1967 thì thay cột cờ 11 lần và thay lá cờ 42 lần.

Từ năm 1960, việc đi lại nhận và vận chuyển cờ gặp nhiều khó khăn, Ban hậu cần Công an Nhân dân vũ trang Vĩnh Linh đề nghị cấp một máy may để chủ động việc may, vá cờ.

Trước đó, để hoàn thành một lá cờ hết 122m vải đỏ và 12m vải vàng, người may phải can 10 khổ cờ (8,8x1,2m) vào với nhau, mất 5-6 ngày mới hoàn thành, nhưng sau này, chỉ cần 2-3 ngày là đã hoàn thành.

Việc may cờ lúc đầu được thực hiện ở khu vực Hiền Lương nhưng khi Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, công việc này chuyển về xã Vĩnh Hòa và Vĩnh Trung. Cờ may xong được vận chuyển bằng xe đạp vào đồn công an Hiền Lương.

Cuộc đấu cờ lịch sử ở hai bờ giới tuyến Hiền Lương
Cột cờ Hiền Lương ngày nay trở thành nơi tôn vinh chiến thắng lững lẫy năm xưa của dân tộc ta, đồng thời thể hiện niềm kiêu hãnh của người dân Quảng Trị nói riêng và niềm tự hào của đồng bào cả nước nói chung.

Trong ký ức của phân đội trưởng phân đội 1 Nguyễn Thanh Hà, sự kiện lịch sử đáng nhớ nhất suốt hơn 20 năm chia cắt có lẽ là vào 8/1967. Lúc này, Mỹ dùng máy bay B52 cùng nhiều máy bay ném bom khác bắn phá, đánh sập một nhịp cầu Hiền Lương và cột cờ giới tuyến phía Bắc. Lúc này, các chiến sĩ bảo vệ cột cờ giới tuyến đã anh dũng chiến đấu để lá cờ vẫn tung bay. Trong cuộc chiến ấy, 2 chiến sĩ công an và 11 dân quân Hiền Lương đã hy sinh.

Suốt hơn 20 năm ròng rã ấy, lá cờ chính là niềm kiêu hãnh của đồng bào ta ở cả hai bờ chiến tuyến, là lời hứa về một ngày non sông thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà.

Chiến tranh kết thúc, đất nước thu về một mối, trên những mảnh đất cằn cỗi, chỉ toàn những hố bom, họ - những người chiến sĩ năm xưa kiên cường chống lại mưa bom bão đạn bảo vệ lá cờ Tổ quốc nay lại cùng con cháu lấp đất, dựng nhà, xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc như bây giờ. Về thăm vùng đất lửa Quảng Trị, khó ai có thể hình dùng rằng làng quê trù phú trước mắt đã từng là nơi bị mưa bom, bão đạn của kẻ thù.

TIN LIÊN QUAN
Đoàn phóng viên quốc tế thăm và tìm hiểu Thừa Thiên Huế và Quảng Trị
Du lịch Hà Nội dần khởi sắc hậu dịch Covid-19 nhờ cải thiện lượng và chất
Mỹ - Trung và cuộc chiến “lưỡng bại câu thương”
Những hình ảnh ấm áp chứng minh lòng tốt có ở khắp mọi nơi
Chương trình “Quảng Trị - Ký ức những dòng sông” diễn ra đúng dịp 30/4

Xem nhiều

Đọc thêm

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.
Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối về mọi mặt.
Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Với nhà báo Gaston Fiorda, Quân đội nhân dân Việt Nam 'chính là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, cũng như biểu tượng của sự hy sinh anh ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học quý...
Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, tỉnh Phú Thọ thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, học sinh được nghỉ ngày thứ Bảy.
GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một hành trình đầy tự hào.
Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Sáng nay (ngày 21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Số trường hợp cần hỗ trợ nhân đạo tại Kenya lên tới 1,8 triệu người vào tháng 12, so với 1 triệu người ở tháng 7, đặc biệt là 23 vùng khô cằn.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Ngôi 'Nhà đồng đội' có diện tích 90m2, sau hơn 2 tháng thi công được hoàn thành được Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao.
Những người giàu nhất thế giới - Những tỷ phú hàng đầu 2024

Những người giàu nhất thế giới - Những tỷ phú hàng đầu 2024

Theo danh sách tỷ phú của CEOWORLD Magazine, tính đến ngày 17/12/2024, Elon Musk là người giàu nhất thế giới, tiếp theo là Jeff Bezos và Larry Ellison
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Chuyên gia da liễu Kseniya Kobets khuyên dùng dưỡng ẩm dạng gel với làn da mụn, nhiều dầu và dạng kem đặc cho da khô nẻ.
Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.
Phiên bản di động