Vệ tinh dọn rác vũ trụ

Các chuyên gia Thụy Sĩ lên kế hoạch chế tạo “vệ tinh lao công”, được thiết kế đặc biệt để chuyên thu dọn những loại rác thải nguy hiểm đang trôi nổi trên quỹ đạo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thụy Sĩ đang nỗ lực chế tạo vệ tinh dọn rác vũ trụ - Ảnh: EPFL

Vệ tinh trị giá 11 triệu USD, với tên gọi CleanSpace One, đã được lắp ráp tại Trung tâm không gian Thụy Sĩ thuộc Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ ở Lausanne (EPFL). Trong vòng 3 - 5 năm nữa, CleanSpace One sẽ sẵn sàng được phóng lên không gian. Nhiệm vụ đầu tiên của nó là phải dọn 2 vệ tinh của nước này mới lên quỹ đạo vào năm 2009 và 2010 nhưng sắp bị loại bỏ trong thời gian tới, theo EPFL.

Thống kê của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy có hơn 500.000 rác thải từ các phần đã qua sử dụng của tên lửa đẩy, các phần vệ tinh hỏng hóc và những loại rác khác đang có mặt trên quỹ đạo trái đất. Rác vũ trụ di chuyển với tốc độ 28.000 km/giờ, đủ để phá hủy hoặc giáng một đòn chí tử cho các vệ tinh đắt tiền vẫn còn đang hoạt động, hoặc thậm chí có thể đe dọa phi thuyền đang lên quỹ đạo. Kết quả của những vụ va chạm này sẽ thải ra thêm nhiều mảnh vỡ nguy hiểm trôi nổi trên không gian. NASA đã ghi nhận ít nhất 2 lần đụng độ giữa rác vũ trụ và vệ tinh. Vào năm 1996, một vệ tinh Pháp đã hư hại khi va phải một mảnh vỡ tên lửa. Năm 2009, vệ tinh thuộc sở hữu của Công ty viễn thông Iridium bị phá hủy do chẳng may đâm vào một vệ tinh “thây ma” của Nga.

Việc tìm ra một giải pháp tức thời và hiệu quả là điều cấp bách trong giai đoạn hiện nay, theo AP dẫn lời Giáo sư kiêm phi hành gia Claude Nicollier của EPFL. Việc chế tạo một vệ tinh như vậy cần phải áp dụng công nghệ mới thỏa mãn được 3 yếu tố. Khó khăn thứ nhất có liên quan đến đường đi của vệ tinh: Nó phải có khả năng điều chỉnh hướng di chuyển để tiếp cận mục tiêu. Về điểm này, EPFL cho hay các phòng thí nghiệm của tổ chức này đang tìm kiếm một loại động cơ siêu nén có thể thực hiện được điều đó. Kế đến, vệ tinh mới phải bắt được và giữ ổn định rác vũ trụ đang di chuyển với tốc độ cao. Các chuyên gia đang nghiên cứu cách thực vật và chim chóc bắt mồi để tìm ra cơ chế liên quan. Cuối cùng, CleanSpace One phải kéo được mảnh rác đó, hoặc một vệ tinh hết hạn sử dụng, trở về khí quyển trái đất. Cả vệ tinh dọn rác và “tù nhân” của nó sẽ bị tiêu hủy trên đường quay lại mặt đất.

Giám đốc Trung tâm không gian Thụy Sĩ Volker Gass cho hay trong tương lai, các chuyên gia hy vọng sẽ cung cấp được một hệ thống vệ tinh có thể dọn bất cứ loại rác thải nào dù lớn hay nhỏ đang hiện diện trên quỹ đạo. Vẫn chưa rõ chi phí cho mỗi lần dọn rác kiểu này, vì CleanSpace One sẽ tiêu hủy luôn cùng lúc với đối tượng cần dọn dẹp, nhưng có khả năng các chính phủ có thể hỗ trợ một phần. Vào năm 2007, Trung Quốc đã cố ý dùng tên lửa bắn hạ một trong những vệ tinh của mình, và hậu quả là tống ra khoảng 150.000 mảnh vỡ nhỏ và 3.000 mảnh lớn đủ để lọt vào tầm quan sát của các radar trên trái đất. Gần đây nhất, phi thuyền Phobos-Grunt trị giá 170 triệu USD của Nga đã mắc kẹt trên quỹ đạo sau khi được phóng vào ngày 9.11.2011. Bất chấp nỗ lực của các chuyên gia Nga và Cơ quan Hàng không châu Âu, phi thuyền này vẫn không thể bắt đầu lại sứ mệnh của mình. Phobos-Grunt là một trong những rác vũ trụ lớn nhất và độc hại nhất từng rơi xuống trái đất.

Theo TNO

 

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 21/4/2024, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 21/4/2024, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 21/4. Lịch âm hôm nay 21/4/2024? Âm lịch hôm nay 21/4. Lịch vạn niên 21/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp hanh thông

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp hanh thông

Xem tử vi 21/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 21/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Đến thời điểm hiện tại, có 13 trường Đại học công bố điểm chuẩn trúng tuyển học bạ 2024.
Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip bán dẫn của Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, bất chấp những hạn chế từ phía Mỹ.
Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple được cho là sẽ bổ sung tùy chọn lưu trữ tối đa 2TB cho bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max, thay vì 1TB như những ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động