TIN LIÊN QUAN | |
Brexit – Sự kết thúc của toàn cầu hóa? | |
WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2016 chỉ còn 2,4% |
Mức độ tổn thất còn tùy thuộc vào thỏa thuận thương mại mà nước này đạt được.
Bà Lagarde trả lời báo "Le Monde" (Pháp) ngày 4/7 rằng có "bất ổn thực sự" về các điều kiện để London đạt được thỏa thuận thương mại với EU sau Brexit. Theo bà Lagarde, một thỏa thuận kiểu Na Uy sẽ là lựa chọn "có lợi" và "hợp lý về mặt kinh tế" nhưng lựa chọn này sẽ "khó khăn về mặt chính trị bởi Anh vẫn phải tuân thủ các bổn phận của một nước thành viên EU nhưng lại không có tiếng nói".
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde (Nguồn: Foxbusiness). |
Tổng Giám đốc IMF cũng nhận định kịch bản xấu nhất khi Anh sẽ là một nước phi thành viên EU theo các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong trường hợp đó, GDP của Anh sẽ bị tổn thất từ 1,5% đến 4,5% so với khi nước này vẫn còn ở trong liên minh. Tuy nhiên, bà Lagarde cho rằng hiện vẫn chưa có khung thời gian cho các cuộc thương lượng giữa Anh và EU nên "bất ổn" vẫn là từ khóa trong thời gian tới.
Việc Anh trở thành quốc gia thành viên đầu tiên quyết định rời khỏi EU đã khiến tâm lý lo ngại lan rộng và làm "bốc hơi" hơn 2.000 tỷ USD trên các thị trường chứng khoán toàn cầu ngày 24/6.
Trước khi Anh tiến hành cuộc bỏ phiếu về việc đi hay ở lại EU, IMF từng cảnh báo kinh tế Anh có thể sẽ suy giảm 0,8% trong năm 2017 nếu rời "mái nhà chung" EU. Hồi đầu tháng 6 vừa qua, thể chế tài chính này cũng nhận định Brexit sẽ tác động tiêu cực tới hầu hết các nước EU có mối quan hệ thương mại và đầu tư gần gũi với Anh, trong đó phải kể đến Ireland, Cyprus, Malta, Hà Lan và Bỉ.
Nauy từng bác bỏ tư cách thành viên Liên minh châu Âu trong 2 cuộc trưng cầu ý dân. Vì không phải là thành viên Liên minh châu Âu nên Na Uy vẫn phải trả một khoản phí rất lớn để tiếp cận thị trường chung châu Âu. Cùng với Iceland và công quốc Liechtenstein, Nauy đã có một thỏa thuận khu vực kinh tế châu Âu nhằm giúp nước này có có hội tiếp cận với Liên minh châu Âu. Song đổi lại, Nauy phải chấp thuận nguyên tắc tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và nhân lực cũng như các quy tắc hành chính, luật lao động và cạnh tranh của Liên minh châu Âu. Nauy không có quyền đặt ra các quy định của thị trường chung mà chỉ có quyền thực hiện. (theo Reuters/VOV) |
Brexit – Sự kết thúc của toàn cầu hóa? Với sự kiện Brexit, đã đến lúc xem lại cái giá của toàn cầu hóa đối với không chỉ các quốc gia mà còn với ... |
Việt Nam trước “cơn bão” Brexit Trong các buổi tọa đàm mới đây tại Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng kịch bản Brexit đang dẫn tới một viễn cảnh bất ... |
Brexit ảnh hưởng nghiêm trọng đến công nghiệp ô tô Anh Ra khỏi EU, ngành công nghiệp ô tô của Anh mất đi quyền tiếp cận với trên 100 thị trường. |