Vị Đại biện nổi nhất mạng xã hội Nhật Bản

Quang Hà
Với hơn 41.700 người theo dõi trên Twitter, Teimuraz Lezhava - Đại biện lâm thời Đại sứ quán Georgia tại Nhật Bản đã khéo léo sử dụng kỹ năng tiếng Nhật để thực hiện một chiến dịch PR cho đất nước mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhà ngoại giao Gruzia và câu chuyện tình yêu với Nhật Bản
Cụ Tetsuji Kadotani (ngoài cùng bên trái), bác sĩ sản khoa ở thành phố Hiroshima và vợ Yasue (ngoài cùng bên phải) cùng Đại biện Teimuraz Lezhava và gia đình vào tháng 10/1993. (Ảnh: Chugoku Shimbun)

“Chàng trai Hiroshima”

Đến Hiroshima từ năm 4 tuổi, nhà ngoại giao Teimuraz Lezhava đã sống ở Nhật Bản khoảng 20 năm.

Ông sử dụng thành thạo tiếng Nhật và thường có các bài đăng hài hước trên Twitter, bao gồm cả những câu trích dẫn từ phong cách kể chuyện rakugo truyền thống, đã gây được tiếng vang lớn với người dân Nhật Bản.

Điều này khiến ông Lezhava trở thành người đứng đầu Cơ quan đại diện nước ngoài tại Nhật Bản có nhiều người theo dõi nhất trên Twitter.

Kể từ khi đảm nhận vị trí Đại biện lâm thời ở Nhật Bản vào tháng 8/2019, nhà ngoại giao Lezhava đã tích cực viết về Georgia trên Twitter để quảng bá cho đất nước.

Tháng 12/2019, sau khi đăng tải bức ảnh ông và đồng nghiệp thưởng thức món cơm thịt bò gyudon – có người khẳng định món ăn này được lấy cảm hứng từ món shkmeruli của Georgia. Nhờ thế, ông càng thêm nổi tiếng.

Là người hâm mộ của đội bóng chày Hiroshima Carp và đội bóng đá Sanfrecce Hiroshima, nhà ngoại giao 32 tuổi này tự hào coi mình là một “Hiroshiman” (người Hiroshima).

Ông đã sống ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng "Hiroshima là nơi tôi cảm thấy như ở nhà”.

Đối với Lezhava, việc bản thân đến được xứ sở hoa anh đào là “một sự may mắn, gần như là một phép màu”.

Năm 1992, ông Lezhava cùng gia đình đến Nhật Bản và sinh sống ở Hiroshima. Cha ông - Alexander Lezhava - bắt đầu theo học tại Đại học Hiroshima.

Lezhava đã trải qua thời thơ ấu ở đó đến năm 8 tuổi.

Khi đó, bất chấp sự hỗn loạn đang diễn ra ở Georgia, một người Nhật đã giúp cha ông sang Nhật Bản học tập. Đó là cụ Kadotani Tetsuji - người từng điều hành một phòng khám sản ở thành phố Hiroshima, năm nay đã 88 tuổi.

Cho đến nay, ông Lezhava vẫn coi cụ Kadotani là “ân nhân của gia đình” khi giúp cha ông đến Nhật, cũng như giúp ông hòa nhập hơn với đất nước mặt trời mọc.

Nhà ngoại giao Gruzia và câu chuyện tình yêu với Nhật Bản
Nhà ngoại giao trẻ tuổi người Georgia Teimuraz Lezhava có thể sử dụng thành thạo tiếng Nhật và có hơn 41.700 người theo dõi trên Twitter. (Ảnh chụp màn hình)

Giống như ông Alexander, cụ Kadotani cũng nghiên cứu về di truyền học. Năm 1978, khi tham dự hội nghị khoa học ở Liên Xô (nay là Liên bang Nga), cụ đã kết bạn với ông nội của Lezhava, người lúc đó đang là Giáo sư tại một trường đại học ở thủ đô Tbilisi.

Khi cụ Kadotani được mời đến giảng dạy tại Đại học Tbilisi vào năm 1984, vị giáo sư này đã mời cụ đến nhà và nhờ cụ giúp sắp xếp chương trình trao đổi cho con trai ông, cha của Lezhava.

Cụ Kadotani rất muốn giúp đỡ ông Alexander, nhưng khi quay trở lại Nhật Bản, cụ rất kinh ngạc nhận ra rằng, Nhật Bản chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Georgia.

Do đó, cụ không thể gọi điện thoại hoặc gửi thư cho người dân nước này, cũng như không thể thực hiện bất kỳ thủ tục nào cho chương trình trao đổi của cha Lezhava.

Một loạt sự kiện tình cờ sau đó đã khiến cụ Kadotani có cơ hội ngồi cạnh một giáo sư tại Đại học Hiroshima, người đang trên đường đến đến thủ đô Tbilisi.

Chớp lấy cơ hội, cụ Kadotani giải thích tình hình, gửi cho vị giáo sư đó thông tin liên lạc và xin đến thăm ông nội của Lezhava. Điều này đã giúp cha của Lezhava có cơ hội được học tại Đại học Hiroshima, sau khi tốt nghiệp đại học ở Tbilisi.

Mối lương duyên với Nhật Bản

Ngay sau khi chuyển đến Nhật Bản, gia đình Lezhava hầu như không nói được tiếng Nhật. Mọi thứ đều phụ thuộc vào sự hỗ trợ của cụ Kadotani và phu nhân Yasue, năm nay cũng đã 88 tuổi.

Đôi vợ chồng người Nhật nkhông chỉ thường xuyên dùng bữa cùng gia đình đến từ Georgia này, mà còn đỡ đẻ cho em trai của Lezhava tại phòng khám sản của họ.

Trong ký ức của ông Lezhava, “vợ chồng cụ Kadotani thậm chí còn mua cho chúng tôi cặp sách, thứ khá đắt đỏ với chúng tôi. Họ đã giúp đỡ chúng tôi nhiều hơn những gì mà chúng tôi có thể hy vọng”.

Sau đó, ông Lezhava chuyển đến thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki của Nhật Bản và bang Ohio của Mỹ, trước khi tốt nghiệp Đại học Waseda ở Tokyo.

Sau thời gian làm việc cho công ty thực phẩm Nhật Bản Kikkoman, ông trở về ở Georgia vào năm 2015. Trước khi rời Hiroshima, ông đã đến thăm cụ Kadotani và được nghe kể về câu chuyện cụ đã sống sót như thế nào khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima.

Câu chuyện này đã khiến nhà ngoại giao Lezhava liên tưởng thảm kịch của Hiroshima với Georgia, đất nước có lịch sử đầy xung đột và từng nhiều lần bị các dân tộc khác cai trị.

Ông Lezhava tin tưởng mạnh mẽ rằng, trong thời bình, mọi người phải làm việc chăm chỉ, rất nỗ lực để đảm bảo hòa bình bền vững.

Nhà ngoại giao này cho biết, ông muốn tham dự lễ tưởng niệm hòa bình năm nay với tư cách là đại diện của Georgia và thăm Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima. Ông muốn bày tỏ lòng lòng tôn kính với nơi này, cũng như gặp lại gia đình cụ Kadotani.

“Từ khi trở thành Đại biện lâm thời, tôi chưa có cơ hội gặp trực tiếp cụ Kadotani. Cụ giống như người ông nội Nhật Bản của tôi” và mong muốn của ông là “gặp và giới thiệu vợ con mình với cụ”.

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Nhật-Mỹ: Phép thử dành cho Thủ tướng Suga Yoshihide
Infographic: 75 năm ngày thảm hoạ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, nỗi đau hạt nhân vẫn hiện hữu
Cuộc chiến gìn giữ ký ức về Hiroshima và Nagasaki: Lời kể của một nhân chứng sống
75 năm sau thảm họa bom nguyên tử ở Nhật Bản: Ước mơ về thế giới phi hạt nhân vẫn xa vời
Bao giờ thế giới không vũ khí hạt nhân?
(theo Japan Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Hai đoàn nghệ thuật của Việt Nam, với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda, đã tỏa sáng ở hai lễ hội văn hóa quốc tế danh ...
Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo ...
Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với CHLB Đức, một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động