TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ cam kết không áp thuế mới với thép và nhôm Australia | |
Nắm nghệ thuật chiến tranh thương mại, ông Tập giữ thế chủ động |
Trong bối cảnh những lo ngại bao trùm các hội nghị và khiến nhiều thị trường không khỏi bất an, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thương mại Mỹ mới đây đã đưa ra một đề xuất để giải quyết những khúc mắc này. Đó là chuyên gia Tami Overby, người từng đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ - Hàn (KORUS) và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bà Overby cho rằng, cả Mỹ và Trung Quốc đều nên tham gia thỏa thuận thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương với những tiêu chuẩn vàng được đề ra cho thế kỷ 21.
Chính quyền Trump đang tái đàm phán KORUS song đã rút Mỹ khỏi TPP. Dù vậy, ngày 8/3 vừa qua, 11 quốc gia còn lại của hiệp định này đã cùng nhau ký một hiệp định mới có tên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - một thỏa thuận thương mại mà bà Overby tin là sẽ ngày càng thu hút được thêm nhiều thành viên tham gia.
Mỹ tự khép cánh cửa trước mắt
Bà Overby cho rằng, từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, nền thương mại toàn cầu đã bắt đầu có những biến động mạnh mẽ, bắt nguồn từ sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc. Bà nói: “Vào năm 1988, Mỹ vẫn gần như là đối tác thương mại số 1. Tuy nhiên, thế giới đã thay đổi và hiện vị trí đó thuộc về Trung Quốc… Vấn đề là ở chỗ nhiều người Mỹ vẫn không chấp nhận thực tế này”.
Xét theo các số liệu kinh tế, Trung Quốc đang dần đuổi kịp hoặc thậm chí vượt Mỹ. Bà Overby cho rằng, đó vẫn không phải là điều đáng lo ngại nếu Mỹ tiếp tục “duy trì sự đa dạng và nền dân chủ” bởi dân số của họ là 1,3 tỷ người, còn Mỹ chỉ có 325 triệu người. Điều mà bà quan tâm là Mỹ “có một hệ thống dựa trên luật pháp, các tiêu chuẩn chất lượng cao và công bằng”.
Bà Tami Overby. (Nguồn: YouTube) |
Tuy nhiên, Washington dưới thời Trump đang tự phá bỏ lối đi của chính mình trong nền kinh tế thế giới: đe dọa các cuộc chiến thuế quan, xem thương mại là cuộc cạnh tranh “sống còn”, thủ tiêu chính sách duy trì vị thế của đồng USD, và làm mọi cách chỉ để thu hút dòng vốn và đầu tư về trong nước.
Trong mớ hỗn độn này, Bắc Kinh đang tìm thấy cơ hội để tự khẳng định rằng họ có thể nắm vai trò lãnh đạo. Bà Overby nói: “Trung Quốc sẽ là nước được lợi nhất từ sự vắng mặt của Mỹ, họ sẽ thế vào chỗ trống trên trường quốc tế nơi họ đang dẫn đầu phong trào phản đối chủ nghĩa bảo hộ. Trong khi đó mỉa mai thay, Mỹ lại là đối tượng bị chỉ trích bởi chủ nghĩa này”.
Trung Quốc chưa là “người hùng”
Bà Overby cho rằng Bắc Kinh cũng không phải là “người hùng” như tự xưng. Bà nói: “Trung Quốc mới chỉ nói chứ chưa làm. Họ đi theo đúng hướng nhưng chưa hoàn thành đủ các trọng trách”. Ví dụ đơn giản là việc Trung Quốc đã tham gia Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) từ 15 năm trước song vẫn chưa ký cam kết các điều khoản liên quan đến mua sắm chính phủ. Các doanh nghiệp quốc doanh tại Trung Quốc vẫn thường xuyên được nhận các khoản cho vay và ưu đãi lớn, và đó “là một sân chơi thiếu công bằng”.
Trong khi cả hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đều có những chiến thuật không rõ ràng, bà Overby cho rằng sự ràng buộc và hợp tác hiệu quả giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là giải pháp tốt nhất để tránh khỏi các rủi ro nghiêm trọng. Và lựa chọn tốt nhất hiện nay chính là thỏa thuận thương mại song phương vừa được 11 quốc gia tại châu Á - Thái Bình Dương ký kết.
Bà cho biết “nền tảng của TPP là KORUS”, song TPP tiến xa hơn KORUS bởi người ta đã đưa vào trong đó các khía cạnh của thương mại số, “kết quả là TPP bao gồm một loạt các tiêu chuẩn của thế kỷ 21”. Hơn thế nữa, TPP còn dung hòa hợp lý các yêu cầu của các nền kinh tế phát triển và lớn như Mỹ, Nhật Bản với các điều kiện của các nền kinh tế tiên tiến nhỏ hơn như Singapore, Australia và các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam hay Malaysia.
Khi Mỹ rút khỏi TPP, trọng trách dồn lên vai Nhật Bản. Tuy nhiên, quyết định tự do hóa và mở cửa của Nhật Bản cũng là một chiến lược để tồn tại, giúp nền kinh tế này khôi phục khả năng cạnh tranh với Trung Quốc.
Trung Quốc “đáp lại” TPP (giờ là CPTPP) bằng việc xúc tiến các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện và Tiến bộ (RCEP), song tiến trình này vẫn chưa đi đến hồi kết và còn rất nhiều khúc mắc. Bà Overby cho rằng, khả năng “Ấn Độ và Trung Quốc đạt đồng thuận là điều không tưởng”, và ngay cả khi RCEP được ký kết thì các tiêu chuẩn của nó cũng sẽ chỉ ở “mức thấp”.
Khi Tokyo tham gia TPP, Bắc Kinh đã bắt đầu quan tâm hơn tới hiệp định này và phàn nàn rằng các tiêu chuẩn của TPP là quá cao, song bà Overby cho biết, bà đã nhấn mạnh với giới chức Trung Quốc rằng nếu một quốc gia đang phát triển có thể làm được, thì một “cường quốc như Trung Quốc cũng có thể”.
“Giao thương nhiều, kẻ thù ít”
Mặc dù 11 nước vừa ký CPTPP chỉ chiếm 16% thương mại toàn cầu, song 8 quốc gia khác, trong đó có cả Hàn Quốc và Anh (hậu Brexit) cũng đã tỏ ý quan tâm tới hiệp định này. Đây là yếu tố mà bà Overby cho là khiến Chính quyền Trump phải suy nghĩ lại nếu không muốn bị gạt ra ngoài lề. Trên thực tế, Mỹ cũng đang bắt đầu có những cân nhắc. Tháng Một vừa qua, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ xem xét khả năng quay trở lại TPP. Tháng Hai, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết nước này đã “bắt đầu xúc tiến các cuộc thảo luận cấp cao về TPP”.
11 nước thành viên còn lại của TPP vừa ký thông qua CPTPP mà không có Mỹ. (Nguồn: atimes.com) |
Với chi phí năng lượng thấp, thuế được cắt giảm và nhiều quy định được nới lỏng, nền kinh tế Mỹ về cơ bản có vẻ đang phát triển mạnh song bền vững hay không lại là điều không đơn giản. Bà Overby nói: “95% dân số thế giới sống ở bên ngoài biên giới Mỹ trong khi các thị trường nội địa đã bão hòa – tăng trưởng đang diễn ra ở rất xa nước Mỹ… Mỹ là nước tiêu dùng hàng hóa nhiều. Người tiêu dùng Mỹ muốn các mặt hàng chất lượng cao với giá thành rẻ và các hàng hóa này đều đến từ các đối tác thương mại.
Uy tín chính trị của Mỹ tại châu Á cũng là một yếu tố buộc Washington cần phải cân nhắc việc quay trở lại TPP. Bà nói: “Các quốc gia châu Á đang ngả về Trung Quốc, bởi nền kinh tế này là một nhân tố lớn và có những lo ngại rõ rệt trong khu vực về uy tín của Mỹ cũng như quyền lực của nền kinh tế hàng đầu thế giới…”.
Trong khi đó, với thực tế Bắc Kinh đang không ngừng củng cố năng lực trên nhiều lĩnh vực, việc siết chặt quan hệ kinh tế Mỹ - Trung – thông qua hợp tác trong các hiệp định thương mại quy mô - còn có ý nghĩa đáng kể trong việc ngăn chặn nguy cơ xung đột. Bà Overby bình luận: “Có người từng nói rằng, càng giao thương nhiều, chúng ta càng bớt đi những kẻ thù ở bên kia biên giới”.
Hàn Quốc xem xét việc tham gia CPTPP Chính phủ Hàn Quốc sẽ quyết định việc có nên tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương ... |
Thủ tướng thăm Australia, New Zealand: Đối tác chiến lược và CPTPP "Cột mốc lớn trong quan hệ song phương", "tầm vóc mới cùng những hợp tác thú vị" là nhận định của các chuyên gia quốc ... |
WB: CPTPP sẽ góp tăng thêm 1,1% GDP cho Việt Nam Báo cáo về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công ... |