Vì sao Indonesia có động thái kỳ lạ, rải 29 tấn muối trên trời dịp thượng đỉnh G20?

Minh Phương
Việc rải muối trên bầu trời Bali là một phần trong nỗ lực của Indonesia nhằm đảm bảo thời tiết thuận lợi cho các hoạt động của hội nghị thượng đỉnh G20 hai ngày qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vì sao Indonesia điều máy bay rải 29 tấn muối trên trời dịp thượng đỉnh G20
Quan chức Indonesia trong buổi duyệt chuyến bay điều chỉnh thời tiết tại Sân bay Quốc tế Lombok, Tây Nusa Tenggara, ngày 14-11. (Nguồn: Antara News)

Trang tin Antara News ngày 16/11 dẫn lời Giám đốc Cơ quan Khí hậu, Khí tượng và Địa vật lý Indonesia (BMKG) Dwikorita Karnawati cho biết, hai máy bay Cassa 212 và CN 295 của nước này đã thực hiện tổng cộng ít nhất 28 chuyến bay để rải 29 tấn muối trên bầu trời Bali. Hoạt động trên được tiến hành cho đến hôm nay.

"Công nghệ thay đổi thời tiết (TMC) là một phần trong kịch bản giảm thiểu tác động của thời tiết đã được chuẩn bị để lường trước thời tiết cực đoan, nhằm giúp hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra suôn sẻ, thành công", bà Karnawati nói.

Công nghệ TMC xác định được nơi cần rải lượng muối lớn nhất, cụ thể là các đám mây có thể tạo mưa. Việc rải muối giúp đẩy nhanh quá trình ngưng tụ hơi nước, tạo thành mưa để mưa xảy ra trước khi các đám mây này có thể dịch chuyển đến khu vực diễn ra hội nghị thượng đỉnh.

"BMKG hỗ trợ thượng đỉnh G20 bằng việc cung cấp thông tin liên quan đến hướng gió, vị trí các đám mây mục tiêu, dự báo thời tiết trong thời gian diễn ra các sự kiện", bà Karnawati cho hay.

Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở đảo Bali, Indonesia trong hai ngày 15-16/11. Lãnh đạo nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới đã thảo luận hàng loạt chủ đề quan trọng, trong đó có cuộc xung đột hiện nay giữa Nga và Ukraine.

Tuyên bố chung đưa ra sau hai ngày họp cho thấy, hầu hết các thành viên G20 lên án xung đột ở Ukraine. Tuyên bố cũng nhấn mạnh việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân là "không thể chấp nhận được".

Tàu Orion bắt đầu hành trình thám hiểm Mặt Trăng

Tàu Orion bắt đầu hành trình thám hiểm Mặt Trăng

Artemis 1 là chuyến bay đầu tiên của hệ thống phóng không gian(SLS) nhằm đưa tàu vũ trụ Orion lên quỹ đạo, với mục tiêu ...

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G20: Indonesia kêu gọi tinh thần đoàn kết và thống nhất

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G20: Indonesia kêu gọi tinh thần đoàn kết và thống nhất

Ngày 15/11, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã chính thức khai ...

Lý do các tàu ngầm của Hải quân Mỹ chiếm ưu thế ở Thái Bình Dương

Lý do các tàu ngầm của Hải quân Mỹ chiếm ưu thế ở Thái Bình Dương

Báo Mỹ National Interest nhận định, trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, quân đội Mỹ sẽ dựa rất nhiều vào Hạm ...

New Delhi với bài toán chất lượng không khí

New Delhi với bài toán chất lượng không khí

Chất lượng không khí ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ đang ở mức báo động đến mức nhiều trường học đã phải tạm ...

Singapore nỗ lực đối phó tội phạm mạng

Singapore nỗ lực đối phó tội phạm mạng

Đảo quốc sư tử vừa thành lập lực lượng đặc nhiệm liên ngành đối phó với tình trạng tội phạm mạng gia tăng.

(theo Dân trí)

Bài viết cùng chủ đề

Hội nghị thượng đỉnh G20

Đọc thêm

Thái Lan là đối tác lớn đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Thái Lan là đối tác lớn đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Ngoại trưởng Kazakhstan Murat Nurtleu và người đồng cấp Thái Lan ký kết thỏa thuận về việc miễn thị thực đối với người mang các loại hộ chiếu.
Tin thế giới 23/4: Hé lộ món quà 'lớn nhất lịch sử' Anh hứa hẹn dành cho Ukraine, Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ, Triều Tiên khiến Hàn Quốc căng

Tin thế giới 23/4: Hé lộ món quà 'lớn nhất lịch sử' Anh hứa hẹn dành cho Ukraine, Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ, Triều Tiên khiến Hàn Quốc căng

Anh sẽ cung cấp cho Ukraine gói viện trợ 'khủng', quan hệ Mỹ-Trung Quốc, tình hình bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, học đầu tư theo cách của tỷ phú?

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, học đầu tư theo cách của tỷ phú?

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, nên học đầu tư theo tỷ phú?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban thư ký ASEAN

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban thư ký ASEAN

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp, làm việc với Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn.
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Đại sứ Yamada Takio khẳng định, dù ở cương vị nào cũng sẽ nỗ lực, ủng hộ cho phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động