Nhỏ Bình thường Lớn

Vì sao kinh tế TP. Hồ Chí Minh giảm sâu?

Lường trước khó khăn, TP. Hồ Chí Minh đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 thấp hơn năm ngoái. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của địa phương trong quý I còn giảm sâu hơn dự báo.
TP. Hồ Chí Minh lọt top 10 điểm đến tuyệt vời nhất ở châu Á
Tốc độ tăng trưởng của TP. Hồ Chí Minh trong quý I còn giảm sâu hơn dự báo. (Nguồn: TTXVN)

Sáng 1/4, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội quý I, nhiệm vụ giải pháp quý II năm 2023.

Tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết, GRDP của Thành phố trong quý I ước đạt khoảng 360.000 tỷ đồng, chỉ tăng 0,7% so cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đưa thành phố về danh sách 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất cả nước.

“Trong 3 năm qua, tình hình đang diễn biến đúng theo tinh thần dự báo của chuyên gia, nhà khoa học. Thế giới có các biến động, bất định, phức tạp và nhiều thứ mơ hồ. Thành phố hội nhập sâu rộng, các hoạt động đều ảnh hưởng ít nhiều từ tình hình thế giới và trong nước”, ông Nên nói.

Người đứng đầu Đảng bộ thành phố điểm lại, năm 2021, Thành phố phải chiến đấu với đại dịch Covid-19 và vượt qua trong điều kiện ngặt nghèo. Năm 2022 là năm phục hồi, địa phương dự tính sẽ lấy lại những gì đã mất.

Cuối năm 2022, đầu năm 2023, thành phố đã dự tính được năm 2023 có nhiều khó khăn, thử thách. Do đó, năm 2023, Thành phố đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP từ 7,5 đến 8%, thấp hơn năm ngoái.

“Nhưng sự thật chúng ta không ngờ đến là các chỉ số thấp ở mức sâu như thế. Những khó khăn đã được dự tính trước, nhưng các chỉ số giảm sâu hơn điều được dự đoán”, ông Nên nhìn nhận.

Bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh cho biết những ngày qua, nhiều nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu chính sách kinh tế - xã hội đã phát biểu, đặt câu hỏi, phân tích vấn đề của thành phố với tinh thần khách quan, tương đối chính xác và có sự sẻ chia.

“Điều đó cho thấy Thành phố đang được toàn xã hội quan tâm, thành phố cần xem lại mình để nỗ lực hơn”, ông Nên nói và ví von kinh tế cả năm như một vòng đấu loại bóng đá.

“Ở trận đầu tiên, thành phố dự tính hòa mà kết quả đã thua. Do đó, cả hệ thống cần phải cố gắng hết sức ở các trận còn lại”, ông Nên nhìn nhận.

Theo số liệu của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, trong quý I/2023, Thành phố có 4 ngành dịch vụ trọng yếu có mức tăng trưởng âm là vận tải kho bãi (giảm 0,63%), thông tin và truyền thông (giảm 2,7%), kinh doanh bất động sản (giảm 16,2%), y tế và hoạt động cứu trợ xã hội (giảm 4,82%).

Các ngành còn lại đều đạt mức tăng trưởng khá, trong đó ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống có mức tăng cao nhất (tăng 24,24%).

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thành phố trong quý I ước đạt hơn 360 tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ và cao hơn mức tăng trưởng gần 0,3% của quý I/2022. Với số liệu này, Thành phố tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương và xếp hạng 56 trên tổng số 63 địa phương.

Một số hình ảnh tại Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2019

Một số hình ảnh tại Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2019

TGVN. Báo TG&VN xin gửi tới quý bạn đọc một số hình ảnh tại Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2019 (Ho Chi Minh City ...

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: TP. Hồ Chí Minh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lộ trình phù hợp

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: TP. Hồ Chí Minh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lộ trình phù hợp

TGVN. Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, dù có nhiều điều kiện thuận lợi và thời cơ hợp ...

TP. Hồ Chí Minh: Vươn tầm thế giới

TP. Hồ Chí Minh: Vươn tầm thế giới

TGVN. Nhu cầu có, điều kiện cần có và cả… ước mơ cũng có, TP. Hồ Chí Minh có những tiềm năng nhất định để ...

Thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa Đại học Western Sydney và Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa Đại học Western Sydney và Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Chiều ngày 2/3, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Sydney Nguyễn Đăng Thắng đã tới thăm và làm việc với Ban lãnh đạo Đại học ...

Để phát triển kinh tế số, TP. Hồ Chí Minh cần gì?

Để phát triển kinh tế số, TP. Hồ Chí Minh cần gì?

Chính phủ số là để phục vụ người dân tốt hơn. Kinh tế số là để người dân giàu hơn. Xã hội số là để ...

(theo Báo Đầu tư)