Vì sao lính Mỹ ‘tháo chạy’ khỏi Afghanistan và Iraq?

Thế Việt
TGVN. Lầu Năm Góc đang rút hầu hết quân đội khỏi Afghanistan và Iraq. Trải qua nhiều năm chiến tranh, họ không bao giờ đạt được mục tiêu đề ra cho các cuộc xâm lược, mà chỉ mang lại sự hỗn loạn cho các quốc gia này. Tài liệu của Sputnik giải thích một số lý do tại sao người Mỹ sẽ từ bỏ những gì họ đã khởi đầu và lính Mỹ 'tháo chạy' khỏi Afghanistan và Iraq.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ba-li-do-khien-linh-my-thao-chay-khoi-afghanistan-va-iraq
Ba lí do khiến lính Mỹ ‘tháo chạy’ khỏi Afghanistan và Iraq. (Nguồn: Sputnik)

Kế hoạch không thể thực hiện ở Afghanistan

Quyết định rút quân đã được Mỹ đưa ra vào mùa Xuân vừa qua. Cho đến nay, chỉ còn lại 8.500 binh sĩ và sĩ quan Mỹ ở Afghanistan, và đến giữa tháng 10, quân số sẽ giảm xuống còn 4.500.

Đây là kết quả của hiệp ước hòa bình giữa chính phủ Mỹ và phong trào cực đoan Taliban. Theo văn kiện này, người Mỹ có nghĩa vụ rút quân khỏi 5 căn cứ quân sự trong vòng 14 tháng. Về phần mình, Taliban cam kết sẽ giải phóng Afghanistan khỏi những phần tử khủng bố.

Đây là cuộc chiến kéo dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Quân đội Mỹ xâm lược đất nước năm 2001, ngay sau vụ tấn công ngày 11/9, với mục tiêu chống khủng bố quốc tế và Taliban, những kẻ đã che chở cho các thủ lĩnh của Al-Qaeda.

Số lượng quân viễn chinh tăng đều đặn, đạt 110.000 người. Trong 19 năm chiến sự, Mỹ mất hơn 2.300 binh sĩ và khoảng 20.000 người bị thương. Hàng trăm người Afghanistan thiệt mạng trong các cuộc không kích nhầm mỗi năm. Năm 2019, Lầu Năm Góc đã công nhận hơn một trăm nạn nhân dân sự. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, số liệu chính thức khác xa thực tế: số người chết cao hơn nhiều.

Và với tất cả những điều này, theo lời Sergei Sudakov, thành viên của Học viện Khoa học Quân sự, Mỹ vẫn không thể đạt thành công đáng kể trong cuộc chiến chống khủng bố.

Nhiều giảng viên từ Mỹ đã không huấn luyện đúng cách cho quân đội Afghanistan chống khủng bố. Dù hàng tỷ USD vũ khí và trang thiết bị đã được cung cấp cho đất nước, hàng chục căn cứ huấn luyện được xây dựng, nhưng người Afghanistan chưa bao giờ học được cách chiến đấu.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Sudakov nhận định rằng điều quan trọng nhất không phải là số lượng quân nhân được triển khai trong nước, mà là kết quả của hoạt động. Người Mỹ đã thất bại trong việc không thể làm cho khu vực ổn định và không thể đối phó với nhiều nhóm khủng bố.

Thực vậy, trong suốt những năm Donald Trump làm tổng thống, chưa một vụ tấn công khủng bố nào xảy ra trên đất Mỹ, nhưng cái giá phải trả cho sự “an toàn” này là những tổn thất lớn và liên tục của quân đội.

Không được chào đón ở Iraq

Tình hình cũng không khá hơn ở Iraq, nơi người Mỹ xâm lược năm 2003 với lý do loại bỏ vũ khí hóa học. Washington sau đó cáo buộc Tổng thống Saddam Hussein hỗ trợ các phần tử khủng bố Al-Qaeda.

Liên quân phương Tây đã tiêu diệt quân đội Iraq chỉ trong một tháng. Không có vũ khí hóa học nào được tìm thấy, nhưng một cuộc săn lùng Hussein đã được công bố. Hussein đã lẩn trốn trong khoảng sáu tháng, và cuối cùng bị bắt, bị xét xử và treo cổ. Có vẻ như Mỹ đã đạt được các mục tiêu. Tuy nhiên, mọi thứ chỉ mới bắt đầu. Đất nước chìm vào cuộc nội chiến giáo phái tàn khốc. Do những bất đồng giữa người Shi’ite và người Sunni, các cuộc đổ máu đã bắt đầu, hàng chục nghìn dân thường thiệt mạng.

Người Mỹ, trong khi theo dõi những gì đang xảy ra từ phía sau hàng rào cao của các căn cứ quân sự, đã cố gắng giải quyết tình hình bằng chiến lược “Làn sóng lớn”. Hơn 20.000 binh sĩ được bổ sung đến Iraq để duy trì trật tự. Nhưng cuộc tàn sát giáo phái vẫn tiếp tục.

Ngoài ra, trước sự tăng cường hiện diện quân sự, quân nổi dậy địa phương trở nên tích cực hơn - họ bắn vào các mục tiêu của Mỹ, bắn rơi trực thăng và thực hiện các cuộc tấn công khủng bố. Và hàng nghìn người dân của các thành phố Iraq đã thiệt mạng, tổn thất trong quân đội Mỹ cũng tăng lên.

Thực vậy, trong suốt những năm Donald Trump làm tổng thống, chưa một vụ tấn công khủng bố nào xảy ra trên đất Mỹ, nhưng cái giá phải trả cho sự “an toàn” này là những tổn thất lớn và liên tục của quân đội.

Hiện có khoảng 5.000 lính Mỹ ở Iraq. Tổng thống Donald Trump đã hứa sẽ cắt giảm quân số xuống còn 3.000 người. Andrei Chuprygin, giảng viên cao cấp tại Trường Nghiên cứu Phương Đông HSE, giải thích điều này là do binh lính và sĩ quan Mỹ ngày càng cảm thấy ít thoải mái hơn ở đất nước này. Chuyên gia lưu ý: “Gần đây, đặc biệt là sau khi nhà lãnh đạo quân đội Iran Qassem Soleimani bị giết hại ở Baghdad, tình hình của Mỹ ở Iraq không được tốt cho lắm. Các đoàn xe liên tục nổ tung, nhiều vụ tấn công bằng tên lửa nhắm vào các vị trí của quân Mỹ đã xảy ra. Điều này khiến họ không muốn ở lại những khu vực như vậy”.

Người Mỹ đã không hoàn thành nhiệm vụ đặt ra vào năm 2003. Đặc biệt, họ đã thất bại trong việc truyền bá những ý tưởng về dân chủ và chủ nghĩa tự do ở Iraq, những điều vốn cũng “khập khiễng” trong chính nước Mỹ.

Trên thực tế, Iraq đã biến thành một điểm nóng khác. Ông Chuprygin nói: “Người dân Iraq ngày nay chỉ quan tâm đến một điều duy nhất: tồn tại, được mặc quần áo và có thực phẩm, có mái che trên đầu. Có người Mỹ hay không, họ không thèm quan tâm. Tâm lý từ chối ngày càng mạnh mẽ hơn”.

Không từ bỏ hoàn toàn

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia được phỏng vấn đều có ý kiến chung rằng dù giảm bớt sự hiện diện quân sự, nhưng Washington khó có khả năng rút lui hoàn toàn khỏi các tiến trình ở Trung Đông, mà họ chỉ thay đổi chiến thuật sang kiểu hòa bình hơn. Theo ông Chuprygin, thực tế cho thấy Tổng thống Trump đang suy nghĩ nghiêm túc về tính đúng đắn của việc can thiệp quân sự vào công việc của các nước thứ ba.

Theo chuyên gia Sudakov, người Mỹ sẽ không bao giờ hoàn toàn rời khỏi Afghanistan, các công ty quân sự tư nhân sẽ ở lại nước này.

Ông giải thích: “Họ sẽ tiếp tục giải quyết các vấn đề thực tế. Rời khỏi đất nước đồng nghĩa với việc mở cửa biên giới cho những kẻ khủng bố và đánh mất nguồn thông tin tình báo, xóa sạch mọi thứ đã gây dựng bao năm. Người Mỹ không quan tâm đến việc chủ nghĩa khủng bố lan rộng như thế nào trong không gian hậu Xô Viết hoặc ở châu Âu. Họ cần bảo vệ lãnh thổ của mình”.

Tổng thống Trump khẳng định sẽ rút quân khỏi Iraq 'nhanh chóng', Baghdad tuyên bố chào đón doanh nghiệp Mỹ

Tổng thống Trump khẳng định sẽ rút quân khỏi Iraq 'nhanh chóng', Baghdad tuyên bố chào đón doanh nghiệp Mỹ

TGVN. Ngày 20/8, trong cuộc gặp Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhemi lần đầu tiên tại thủ đô Washington DC, Tổng thống Donald Trump khẳng định ...

Chính thức tuyên bố rút hơn 1/3 quân khỏi Đức, Tổng thống Trump: Mỹ không còn khờ khạo

Chính thức tuyên bố rút hơn 1/3 quân khỏi Đức, Tổng thống Trump: Mỹ không còn khờ khạo

TGVN. Ngày 29/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper thông báo, Washington sẽ cắt giảm 11.900 binh sĩ nước này tại Đức, tái bố ...

Mỹ sẽ tiến hành tái cơ cấu các lực lượng ở toàn châu Âu?

Mỹ sẽ tiến hành tái cơ cấu các lực lượng ở toàn châu Âu?

TGVN. Ngày 27/7, các nguồn tin từ Mỹ và Đức cho biết, Washington đã sẵn sàng công bố kế hoạch thay đổi các lực lượng quân ...

(Theo Sputnik)

Bài viết cùng chủ đề

Tình hình Afghanistan

Đọc thêm

Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Hiện thể thao Việt Nam có 10 vé tham dự Olympic Paris 2024 ở các bộ môn xe đạp, bơi lội, bắn súng, boxing, cử tạ, canoe, rowing và ...
Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo tỏa sáng rực rỡ với cú đúp cùng pha lập công của Mane đem về chiến thắng 3-1 cho Al Nassr ở bán kết Cup Nhà vua Saudi ...
Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Triển lãm ở Moscow của Nga, bao gồm xe tăng và xe bọc thép của nhiều nước phương Tây cung cấp cho Ukraine.
OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

Tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng ngày 2-3/5, OECD có kế hoạch xây dựng ‘Các hướng dẫn mới’ này để giải quyết thông tin sai lệch do AI tạo ...
Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 2/5/2024 ghi nhận thị trường thế giới lao dốc không phanh, trong nước cầm chừng.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Triển lãm ở Moscow của Nga, bao gồm xe tăng và xe bọc thép của nhiều nước phương Tây cung cấp cho Ukraine.
OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

Tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng ngày 2-3/5, OECD có kế hoạch xây dựng ‘Các hướng dẫn mới’ này để giải quyết thông tin sai lệch do AI tạo ra.
Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến...
Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu của Nga. Mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev trong thời gian gần đây là gì?
Australia-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi

Australia-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi

Australia và Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện...
New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS để 'cân nhắc về lợi ích quốc gia'

New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS để 'cân nhắc về lợi ích quốc gia'

New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS bởi những lý do dưới đây...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phiên bản di động