Vì sao Nhật Bản muốn xích lại gần hơn với Đông Nam Á?

Thu Hiền
TGVN. Đông Nam Á ngày càng đóng vai trò quan trọng trong những lợi ích chiến lược của Nhật Bản trong cả phát triển kinh tế và cân bằng nước lớn. Vì vậy, không khó hiểu khi Tokyo không ngừng xích lại gần hơn với các quốc gia ASEAN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
vi sao nhat ban muon xich lai gan hon voi dong nam a Tin tức ASEAN buổi sáng 19/5
vi sao nhat ban muon xich lai gan hon voi dong nam a Thúc đẩy quan hệ đối tác ASEAN-Australia, ứng phó với dịch bệnh Covid-19
vi sao nhat ban muon xich lai gan hon voi dong nam a
Đông Nam Á vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản. (Nguồn: Rappler.com)

Lợi ích kinh tế là ưu tiên

Đông Nam Á đóng vai trò rất quan trọng đối với Nhật Bản. 42% thương mại hàng hải của Nhật Bản và 80% lượng dầu nhập khẩu của nước này đi qua Biển Đông. Hơn nữa, trong bối cảnh Nhật Bản bị cô lập tương đối tại Đông Bắc Á do những mâu thuẫn lịch sử kéo dài với Trung Quốc và hai miền Triều Tiên, Đông Nam Á là lựa chọn ngoại giao thay thế của Tokyo.

Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản ngày càng tham dự sâu vào Đông Nam Á.

Về an ninh, Nhật Bản đã cách tiếp cận khá tinh tế trong việc hợp tác với ASEAN. Cụ thể, nước này đang hợp tác năng lực quốc phòng cùng các quốc gia thành viên ASEAN thông qua các chương trình huấn luyện và diễn tập chung, nâng cao khả năng của các lực lượng quân đội ASEAN trong việc gìn giữ hòa bình và cứu trợ thiên tai.

Nhật Bản cũng đã chuyển giao các trang thiết bị quân sự hải quân, như các tàu tuần tra, cho các nước ASEAN. Hơn nữa, để tăng cường lòng tin với quân đội các nước thành viên ASEAN, Nhật Bản đã tham gia vào các cuộc đối thoại quân sự cấp cao.

Sự can dự kinh tế của Nhật Bản trong khu vực cũng rất mạnh mẽ. Năm 2018, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản tại ASEAN lên tới gần 30 tỷ USD, chiếm gần 56% tổng vốn FDI của Nhật Bản tại châu Á.

Đất nước Mặt trời mọc cũng tích cực thiết lập quan hệ kinh tế chặt chẽ với ASEAN theo những cách khác. Trong vòng 6 năm, từ năm 2002-2008, Nhật Bản đã phê chuẩn các thỏa thuận hợp tác kinh tế với tất cả 10 quốc gia thành viên ASEAN.

Nhật Bản cũng ủng hộ tăng cường hội nhập kinh tế của ASEAN thông qua hợp tác trong khuôn khổ Hành lang Kinh tế Đông-Tây, Hành lang Kinh tế phía Nam (với các quốc gia lục địa của ASEAN) và Hành lang Kinh tế ASEAN.

Những hoạt động kinh tế này đã giúp tăng cường ảnh hưởng của Nhật Bản tại Đông Nam Á và chống lại ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực. Hơn nữa, sự hỗ trợ của Nhật Bản đối với sự liên kết khu vực ngày càng tăng đã giúp Đông Nam Á trở nên mạnh mẽ hơn về kinh tế, qua đó giảm sự phụ thuộc kinh tế của khu vực vào Trung Quốc.

Tin liên quan
vi sao nhat ban muon xich lai gan hon voi dong nam a Lần đầu tiên, Hàn Quốc nhấn mạnh ASEAN trong kế hoạch trở thành trung tâm tài chính quốc tế

Nhân tố Mỹ, Trung Quốc

Sự can dự ngày càng tăng của Nhật Bản tại Đông Nam Á là kết quả tổng hợp của hai yếu tố.

Thứ nhất, Tokyo nghi ngờ về sự cam kết của Washington đối với liên minh Mỹ-Nhật. Thứ hai, Nhật Bản vẫn tồn tại sự nghi kỵ lịch sử tại Đông Bắc Á. Chiến tranh Lạnh kết thúc đã mang đến sự không chắc chắn cho liên minh Mỹ -Nhật. Hơn nữa, tranh cãi lịch sử với Trung Quốc và hai miền Triều Tiên đã tiếp tục làm xáo trộn các nỗ lực ngoại giao của Nhật Bản.

Không giống như Đông Bắc Á, Đông Nam Á mang đến các lựa chọn ngoại giao cho Nhật Bản. Do hầu hết giao thương hàng hải của Nhật Bản đi qua Đông Nam Á, Nhật Bản phải can dự nhiều hơn trong khu vực nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của mình trước một Trung Quốc ngày càng quyết đoán.

Với sự hiện diện ngày càng tăng của Nhật Bản, các quốc gia Đông Nam Á cũng đã thể hiện sự hoan nghênh các nỗ lực hợp tác của Tokyo như một biện pháp làm giảm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn cần giữ tinh tế trong cách tiếp cận với Đông Nam Á.

Trong một cuộc thăm dò dư luận năm 2019, có tới 93% công chúng ASEAN coi Nhật Bản như là người bạn và 87% cho rằng vai trò của Nhật Bản rất quan trọng đối với khu vực. Với những khía cạnh tích cực này, quan hệ Nhật Bản - ASEAN sẽ tiếp tục phát triển, tạo thuận lợi hơn nữa cho việc tăng cường hợp tác song phương trong tương lai gần.

vi sao nhat ban muon xich lai gan hon voi dong nam a Covid-19: Nhật Bản hỗ trợ doanh nghiệp chuyển hoạt động sang Đông Nam Á

TGVN. Nhật Bản sẽ khởi động một chương trình trợ cấp nhằm khuyến khích các nhà sản xuất trong nước chuyển cơ sở sản xuất ...

vi sao nhat ban muon xich lai gan hon voi dong nam a Mong manh kinh tế du lịch Đông Nam Á giữa dịch Covid-19

TGVN. Ngày 20/3, Nikkei đã phân tích về tác động của đại dịch viêm đường hô hấp do chủng mới virus corona (Covid-19) tới ngành du ...

vi sao nhat ban muon xich lai gan hon voi dong nam a Các nước ASEAN đối mặt với đại dịch Covid-19 ra sao?

TGVN. Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc cuối năm 2019 đã nhanh chóng lan rộng ra các nước thuộc ...

(theo International Affairs Review)

Xem nhiều

Đọc thêm

Câu chuyện về chiếc đồng hồ vàng của hành khách giàu nhất từng có mặt trên tàu Titanic

Câu chuyện về chiếc đồng hồ vàng của hành khách giàu nhất từng có mặt trên tàu Titanic

Chiếc đồng hồ vàng được tìm thấy từ thi thể của người đàn ông giàu nhất thế giới từng có mặt trên con tàu bi kịch Titanic.
Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển các hoạt động khai thác mỏ bền vững hơn.
Cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone đơn giản có thể bạn chưa biết

Cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone đơn giản có thể bạn chưa biết

Biết cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone, người dùng có thể đăng nhập vào không chỉ một mà nhiều tài khoản Gmial trên điện thoại từ đó dễ dàng ...
Review trên mạng xã hội thế nào là đúng?

Review trên mạng xã hội thế nào là đúng?

Những video review (giới thiệu) quán ăn, địa điểm vui chơi ngày càng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội và được đông đảo người dùng tham khảo.
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mùa giải 2023/24: West Ham vs Liverpool, MU vs Burnley, Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mùa giải 2023/24: West Ham vs Liverpool, MU vs Burnley, Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024: Lịch thi đấu vòng 35 Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra vào ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024? Mời độc giả tham khảo bài viết ...
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động