TIN LIÊN QUAN | |
Sòng bạc giúp các thành phố Mỹ phát triển kinh tế? | |
Ô nhiễm môi trường đe doạ thành phố đẹp nhất Trung Quốc |
Làn sóng chuyển dịch
Những gì đang xảy ra với New York cũng là những điều mà các thành phố lớn khác trên khắp nước Mỹ đang phải đối mặt.
Cục Điều tra Dân số Mỹ cho rằng có hai làn sóng chuyển dịch gây nên tình trạng này. Một là những "người nhập cư trong nước" di chuyển quận này sang quận khác. Hai là "người nhập cư quốc tế", những người di chuyển từ nước ngoài vào Mỹ. Hai khái niệm này có thể gây nhầm lẫn, “người nhập cư quốc tế” không phải là "tất cả những người nhập cư". Ví dụ như một phụ nữ gốc Guatemala sống ở Houston trong 2 năm và rồi di chuyển sang Dallas được xem là một người nhập cư trong nước vì bà ấy đang di chuyển giữa các thành phố của Mỹ.
Việc nắm bắt những sự chuyển dịch này rất quan trọng để có thể hiểu rõ những gì đang xảy ra với New York và các thành phố lớn khác của Mỹ. Số dân nhập cư trong nước của New York (bao gồm 5 quận, New Jersey và Pennsylvania) đã giảm khoảng 900.000 người kể từ năm 2010. Điều đó có nghĩa là từ năm 2010, gần 1 triệu người đã rời khỏi New York đi một nơi khác.
Đó là câu chuyện của New York ngày nay, nơi từng là điểm dừng chân đầu tiên của người nhập cư, đồng thời cũng là mảnh đất màu mỡ cho những người trẻ Millennials (những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000) - những người đã tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu và vẫn chưa lập gia đình và có con. Tuy nhiên, với chi phí sinh hoạt quá đắt đỏ và nhịp sống xô bồ, New York không phải là nơi tuyệt vời cho các gia đình tầng lớp trung lưu, những người mơ ước có một ngôi nhà, xe hơi và sân vườn với mức giá phải chăng.
Thành phố New York. (Nguồn: City Journal) |
Có thể coi New York là một mô hình chung của các thành phố lớn của Mỹ hiện nay. Theo nhà kinh tế Jed Kolko, dân số tại các thành phố lớn của Mỹ đã giảm trong 5 năm liên tiếp. Trong khi những người trẻ Millennials có trình độ học vấn cao và chưa lập gia đình tập trung ở một số ít các thành phố đắt đỏ thì phần còn lại của dân số Mỹ đang dần tỏa ra các vùng ngoại ô.
Điều này hoàn toàn ngược lại với những năm 1990 và 2000 khi sự bùng nổ nhà ở diễn ra, người Mỹ tập trung về các thành phố lớn và thịnh vượng nhất. Tuy nhiên, sự phát triển này đã bị ngừng trệ và giảm mạnh khi giá gas và các chi phí dịch vụ, sinh hoạt tại các thành phố lớn tăng cao. Dân số ở các khu đô thị đông dân nhất như Manhattan hay San Francisco… đã giảm liên tiếp kể từ năm 2010 trong khi những vùng ngoại ô lại chứng kiến sự tăng trưởng dân số nhanh chóng mặt.
Trong vài năm gần đây, những người Mỹ đã chuyển dịch từ phía Tây Nam sang Đông Nam. Trong số 10 thành phố lớn có tốc độ phát triển nhanh nhất vào năm 2016, 7 thành phố thuộc bang Carolinas và Florida.
Tác động đến nhiều mặt
Thậm chí chúng ta có thể thấy rõ sự gia tăng dân số của vùng ngoại ô thông qua các dữ liệu phi nhà ở. Theo thống kê trong tháng 3, doanh số bán xe của hãng Ford đã giảm 24% trong khi xe tải F-Series tăng gấp đôi. Doanh số bán xe của GM cũng tương tự khi những chiếc xe đa dụng và xe tải “lên ngôi” chứ không phải là những chiếc xe 4 chỗ nhỏ. Rõ ràng, xu thế của các gia đình Mỹ hiện nay là thay vì sống ở những nơi đông đúc và giá cả đắt đỏ, họ sẽ di chuyển đến các vùng ngoại ô và mua những chiếc xe lớn mà không phải lo tìm chỗ đỗ xe trên một khu phố đông đúc.
Tại Mỹ, những vùng ngoại ô đang chứng kiến sự tăng trưởng dân số nhanh chóng mặt. (Nguồn: Alongalinga) |
Mặc dù các thành phố lớn của Mỹ có rất nhiều việc làm, cư dân thành thị có thể giàu có, dễ hòa nhập với văn hóa và cuộc sống, nhưng đối với nhiều người, thành phố lớn chỉ là một điểm dừng chân tạm thời. Người nghỉ hưu sẽ chuyển về ở Florida, giai cấp trung lưu chuyển thì đến Long Island để mua nhà… Điều này dẫn đến những dòng người lớn rời bỏ thành phố. "Có rất nhiều người nhập cư mới và người giàu ở New York, nhưng những gia đình trung lưu thì rất ít”, McMahon, nhà sáng lập tổ chức phi lợi nhuận tư vấn và giám sát nhằm thúc đẩy cải cách chính sách công The Empire, nhận định.
Ngoài ra, sự chuyển dịch dân số này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chính trị. Các thành phố lớn, nơi đóng góp quan trọng vào GDP và doanh thu thuế quốc gia, lại không đóng vai trò quyết định trong các cuộc bỏ phiếu. Đơn cử ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 đã giành được 461.000 phiếu bầu tại Brooklyn, gấp 7 lần số phiếu tại các bang Pennsylvania, Michigan và Wisconsin mà bà giành được cộng lại. Tuy nhiên, việc để thua tại những bang quyết định này lại khiến bà Clinton bị thua chung cuộc.
Cho đến nay, các nhà quy hoạch đô thị và các nhà kinh tế Mỹ vẫn tập trung vào sáng tạo và tiếp nối những thành tựu của các thành phố lớn kể từ sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2008. Tuy nhiên, họ vẫn chưa tìm cách khắc phục được chính sách nhà ở địa phương, tình trạng tài chính hạn hẹp của các gia đình Mỹ, những thứ đang là động lực mạnh mẽ đẩy người Mỹ ngày một xa rời các thành phố lớn.
Người Việt và những căn phòng cho thuê ở Little Saigon Tiểu Sài Gòn (Little Saigon, ở bang California, Mỹ) xa hoa lộng lẫy, nhưng ẩn ở trong đó vẫn là những căn phòng cho thuê ... |
Người Mỹ cũng khổ vì bão, lụt Cũng giống như ở bất kỳ quốc gia nào chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều người dân Mỹ đã bị mất nhà ... |