Vì sao Tổng thống Mỹ Donald Trump lại ưu ái Nga ra mặt?

Ở chính giữa "trái tim" của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như có một “điều bí ẩn”, đó là câu hỏi: Mối quan hệ giữa Tổng thống Trump và Nga là gì?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Cựu cố vấn Bolton: Tổng thống Trump 'thất thường' và nguy hiểm
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Hai ứng viên 'đua' vận động quỹ tranh cử
3530 trumpputin ndxw
Rất có thể, Tổng thống Donald Trump ưu ái Nga vì những lợi ích riêng tư. (Nguồn: AP)

Sự thiên vị từ lợi ích cá nhân?

Tại sao vị Tổng thống “Nước Mỹ trước tiên” lại thường xuyên đặt Nga lên trước tiên như vậy? Câu hỏi này đã một lần nữa nổi lên sau khi tờ New York Times lần đầu tiên tiết lộ thông tin, đơn vị tình báo quân sự Nga đã chi những khoản tiền hậu hĩnh cho Taliban để sát hại các binh lính Mỹ ở Afghanistan. Theo tờ báo trên, những khoản tiền thưởng chính là nguyên nhân gây ra cái chết của những người lính Mỹ.

Một vị tổng thống bình thường hẳn đã hủy chuyến đi đánh golf của mình và lên tiếng rằng sẽ có điều gay cấn xảy ra nếu như các thông tin này là sự thật. Tuy nhiên, đó không phải là trường hợp của ông Trump. Thay vào đó, ông đã chỉ trích truyền thông, phủ nhận việc cộng đồng tình báo đã thông báo cho ông về những phát hiện của họ.

Chính phủ Mỹ được cho là đã nắm được thông tin này từ tháng 1/2020 và Hội đồng An ninh Quốc gia thậm chí đã thảo luận về cách xử lý vấn đề này. Trong khoảng thời gian đó, ông Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã nói chuyện với nhau ít nhất 5 lần và ra một tuyên bố chung ca ngợi “Tinh thần Elbe” để thể hiện sự tôn kính đối với cuộc gặp giữa các binh lính Mỹ và Liên Xô vào ngày 25/4/1945.

Không những vậy, ông Trump còn mời ông Putin quay trở lại nhóm G7 và “thổ lộ tình cảm” rằng, “chúng ta có một tình bạn tuyệt vời”. Ông Trump không thừa nhận, Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016, thay vào đó thường chuyển hướng dư luận sang Ukraine. Ông bày tỏ sự đồng tình với người đồng cấp Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Nga tại Helsinki năm 2018.

Giới quan sát cho rằng, sự thiên vị của ông Trump dành cho Nga có lẽ được thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân, chứ không phải lợi ích quốc gia. Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton nói rằng: “Tôi buộc phải xác nhận rằng, bất cứ quyết định quan trọng nào của ông Trump trong thời gian tôi làm việc tại Nhà Trắng đều không phải bị chi phối bởi các tính toán trong nỗ lực tái đắc cử”.

Khả năng là “các tính toán tài chính” cũng có liên quan trong đó. Ông Trump và các con trai của ông trong quá khứ từng nói về những khoản tiền họ kiếm được từ người Nga và theo đuổi một thỏa thuận xây dựng Tháp Trump tại Moscow trong giai đoạn chạy đua năm 2016. Tuy nhiên, ông Trump luôn giữ bí mật về các vấn đề tài chính của mình, vì vậy, việc có hay không các thỏa thuận tài chính giữa ông Trump với Nga?, thì chỉ có Tổng thống Mỹ mới biết.

Điều mà dư luận đồn đoán là ông Trump có thể đã không phải là tổng thống nếu không có sự can thiệp của Nga, chắc chắn cũng chỉ ông Trump biết rõ điều này và ông luôn bức xúc bác bỏ. Tổng thống Trump luôn nói rằng, những cáo buộc về sự thông đồng với Nga là một “trò xỏ lá”.

Khoảng trống địa chính trị

Hiện nay, trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung vẫn tồn tại dai dẳng (có thể kéo dài hàng thập kỷ nữa), Nga có lẽ sẽ dễ dàng hành động hơn và đạt được ít nhất là một vài mục đích địa chính trị tại nước láng giềng sát sườn của mình.

Đối với Moscow, cạnh tranh giữa hai cường quốc kinh tế, quân sự Mỹ-Trung càng kéo dài càng tốt, vì nó sẽ giúp Nga nổi lên như một lực hấp dẫn địa chính trị khác. Chúng ta thường quên rằng, đối với người Nga, Trung Quốc và Mỹ lâu nay vẫn là những đối thủ địa chính trị đáng gờm ngang sức ngang tài. Điện Kremlin không tin tưởng Mỹ, cũng chẳng tin tưởng Trung Quốc và sự cạnh tranh Mỹ-Trung sẽ mang lại lợi ích cho Nga.

Quy mô của cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung hiện nay khá lớn. Thế nhưng, thế giới quan địa chính trị cố hữu của người Nga vẫn nguyên vẹn: tránh can dự trực tiếp vào cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung và tìm cách tận dụng sự cạnh tranh này để giành được lợi thế địa chính trị. Mục tiêu cuối cùng là khiến cho cả Mỹ và Trung Quốc phải tiếp cận Nga để thuyết phục Moscow ủng hộ họ về địa chính trị.

Washington muốn Moscow xích lại gần Mỹ hơn là ngả dần về phía Trung Quốc. Có lẽ, Mỹ đã có những nỗ lực nghiêm túc để cứu vãn mối quan hệ vốn đổ vỡ với Điện Kremlin. Vấn đề là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể nhượng bộ Nga đến đâu?

Nga có thể sẽ thử tham gia một trò chơi khó là cân bằng giữa phương Tây và Trung Quốc để giành được sự nhượng bộ từ cả hai. Tuy nhiên, những hy vọng lâu dài của Điện Kremlin có thể tiêu tan nếu Mỹ đi đến kết luận rằng Nga và Trung Quốc liên kết với nhau về mặt chiến lược để trở thành kẻ thù của Mỹ.

Mỹ-Nga: Cuộc đua gay cấn trên không gian vũ trụ

Mỹ-Nga: Cuộc đua gay cấn trên không gian vũ trụ

TGVN. Trang mạng của Nga đăng bài viết nhận định, sau 9 năm không tiến hành các vụ phóng tàu có người lái, Mỹ đang ...

Nga - Mỹ ra Tuyên bố chung nêu bật tinh thần 'cuộc gặp sông Elbe'

Nga - Mỹ ra Tuyên bố chung nêu bật tinh thần 'cuộc gặp sông Elbe'

TGVN. Điện Kremlin ngày 25/4 cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã ra Tuyên bố chung nhân kỷ ...

Sắp diễn ra hội nghị an ninh Mỹ-Nga-Israel tại Jerusalem

Sắp diễn ra hội nghị an ninh Mỹ-Nga-Israel tại Jerusalem

TGVN. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 3/9 cho biết, các cuộc hội đàm đang diễn ra để bàn về việc triệu tập thêm một ...

Thu Hiền (theo Washington Post, Eurasiareview)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động