Với Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ, mối lo ngại về Trung Quốc gần đây sẽ thúc đẩy 4 nước này củng cố hợp tác hơn nữa. (Ảnh: Shankari Sundararaman) |
Liên minh giữa các nước lớn đã thay đổi trong nhiều thế kỷ, và chỉ có thể thông qua lăng kính lịch sử lâu dài mới có thể xác định được giai đoạn hay bước ngoặt nào có ý nghĩa quan trọng nhất đến cả lịch sử quan hệ quốc tế cũng như nhân loại.
Nếu tháng 3/2020 là mốc quan trọng đánh dấu thời điểm dịch Covid-19 lan ra khắp thế giới, thì tháng 3/2021 cũng có những sự kiện nổi bật trong quan hệ quốc tế.
Giới phân tích không coi Bộ tứ (bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ) như một bước ngoặt quan trọng trong cuộc tranh giành quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh có rất nhiều quốc gia đang phải vật lộn để vượt qua đại dịch Covid-19.
Câu hỏi đặt ra là, liệu Bộ tứ này sẽ trở thành một liên minh mạnh mẽ như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hay sẽ là một liên minh không mấy hiệu quả như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vì đã không ngăn chặn được bạo lực ở biên giới giữa hai nước thành viên Ấn Độ và Trung Quốc hồi năm ngoái?
Nhưng trước mắt, cộng đồng quốc tế nhiều khả năng khó có thể tưởng tượng kế hoạch xây dựng Bộ tứ sẽ "phá sản" nhanh chóng, khi Australia, Nhật Bản và Ấn Độ đều có lý do, cả về mặt văn hóa và chiến lược, nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy và ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden, người chỉ huy lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, cũng không giấu được nỗi lo lắng và sự nghi ngờ Trung Quốc sâu sắc hơn bao giờ hết.
Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia tạm thời của ông Biden được cho là nhằm đối phó với mối đe dọa mà Bắc Kinh đang gây ra.
Với Mỹ, Trung Quốc “là đối thủ cạnh tranh duy nhất có khả năng kết hợp sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để tạo ra thách thức lâu dài đối với một hệ thống quốc tế ổn định và cởi mở”.
Mục tiêu của Bộ tứ trong việc chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực đã rõ ràng, nhưng cũng không thể để những tuyên bố mạnh mẽ đó chỉ là lời nói suông.
Các nước cần nỗ lực hơn nữa để đạt được sự đồng thuận về một vấn đề chính sách đối ngoại trong bối cảnh còn tồn tại những khác biệt về quy mô và cấu trúc kinh tế trong một thời gian ngắn như vậy.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã gọi Bộ tứ này là "NATO của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương". Bắc Kinh cho rằng, 4 nước sẽ làm suy yếu sự ổn định của khu vực, cũng như thể hiện quyết tâm "đứng ngang hàng" với Washington trên trường quốc tế.
Với Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ, mối lo ngại về Trung Quốc gần đây sẽ thúc đẩy 4 nước củng cố hợp tác hơn nữa.
Việc Trung Quốc bác bỏ phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế (PCA) và thông qua Luật Hải cảnh, cho phép lực lượng tuần duyên nước này nổ súng vào các tàu nước ngoài được cho là sẽ thúc đẩy Nhật Bản có nhiều hơn lý do để hợp tác quân sự và vũ khí với Mỹ, Ấn Độ và Australia.
Có thể những động thái đó không phải lý do chính để thúc đẩy lãnh đạo 4 nước là Joe Biden, Suga Yoshihide, Narendra Modi và Scott Morrison liên minh với nhau. Nhưng điều này cũng tác động khiến Tokyo, New Delhi và Canberra có xu hướng sát cánh với Washington hơn để đảm bảo rằng, Bắc Kinh cần hạn chế tham vọng gia tăng ảnh hưởng.
Dù vậy, Trung Quốc vẫn sẽ tỏ ra dứt khoát và triệt để với tham vọng và ý định của mình, và điều đó cũng sẽ thúc đẩy 4 nước trên củng cố chiến lược Tứ giác kim cương trong bối cảnh đó.