TIN LIÊN QUAN | |
Các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao nỗ lực và thiện chí của nước sở tại | |
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kịp thời hỗ trợ công dân bị 'kẹt' tại sân bay |
Viên chức ngoại giao là những cán bộ nhân viên nào trong Cơ quan đại diện ngoại giao? |
Cần thấy sự khác biệt nội hàm khái niệm của từ “viên chức ngoại giao" (diplomatic agent) với “cán bộ ngoại giao” (member of the diplomatic staff) hay “thành viên Cơ quan đại diện” (member of mission) và “cán bộ nhân viên của Cơ quan đại diện” (member of the staff of the mission) theo quy định trong Công ước Vienna 1961.
"Cán bộ ngoại giao” để chỉ một viên chức ngoại giao nhưng không để chỉ người đứng đầu Cơ quan đại diện.
“Thành viên Cơ quan đại diện” để chỉ có thể là một viên chức ngoại giao tức là bao gồm cả người đứng đầu Cơ quan đại diện, một nhân viên hành chính và kỹ thuật hay cũng có thể là một nhân viên phục vụ của Cơ quan đại diện.
“Cán bộ nhân viên của Cơ quan đại diện” để chỉ thành viên Cơ quan mà không bao gồm người đứng đầu Cơ quan.
Về người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao, Công ước Vienna 1961 đã phân làm ba cấp:
Thứ nhất, Cấp Đại sứ hoặc Đại sứ của Giáo hoàng được bổ nhiệm bên cạnh Nguyên thủ Quốc gia và người đứng đầu Cơ quan đại diện có hàm tương đương.
Thứ hai, Cấp Công sứ hoặc Công sứ của Giáo hoàng được bổ nhiệm bên cạnh Nguyên thủ Quốc gia.
Thứ ba, Cấp Đại biện được bổ nhiệm bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao.
Về cán bộ ngoại giao trong một Cơ quan đại diện, theo ngoại giao truyền thống cơ quan có quy mô lớn thường có các chức vụ sau đây: Công sứ, Tham tán Công sứ, Tham tán (có nước chia ra Tham tán thứ nhất, Tham tán thứ hai…), Bí thư thứ nhất, Bí thư thứ hai, Bí thư thứ ba và Tùy viên.
Ngoài ra, trong Cơ quan đại diện ngoại giao còn có thể có cán bộ ngoại giao là đại diện của các ngành chuyên môn khác như quân sự, kinh tế, thương mại, văn hóa… Đó là Tùy viên quân sự (cũng có nước không bổ nhiệm Tùy viên quân sự nói chung mà có Tùy viên lục quân, Tùy viên hải quân, Tùy viên không quân…).
Khác với Tùy viên quân sự, cán bộ ngoại giao là đại diện các ngành thuộc lĩnh vực khác, đồng thời có thể được bổ nhiệm giữ một chức vụ ngoại giao, ví dụ như Tham tán thương mại.
| Sau khi trình Thư ủy nhiệm, Đại sứ có những hoạt động tiếp xúc nào? TGVN. Sau khi trình Thư ủy nhiệm, Đại sứ sẽ bắt đầu có những hoạt động thăm viếng xã giao chính thức. |
| Những việc cần làm trước khi bắt đầu lập Đại sứ quán tại một nước TGVN. Về lễ tân, đoàn tiền trạm đi lập Đại sứ quán cần chú ý những gì? Nếu tổ chức lễ khai trương Đại sứ quán ... |
| Cán bộ ngoại giao tại Cơ quan đại diện nước ngoài có cần xin chấp thuận? TGVN. Vấn đề xin chấp thuận chỉ đặt ra đối với người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao, tuy nhiên vẫn có một ... |