Việt Nam - Ai Cập: Bức tranh mới trong thương mại đầu tư

Với tiềm năng lợi thế sẵn có, Chính phủ cùng doanh nghiệp Việt Nam và Ai Cập  kỳ vọng vào tương lai phát triển hơn nữa trong bức tranh thương mại đầu tư ngày càng đa dạng, hài hòa và phát triển giữa hai nước.   
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam ai cap buc tranh moi trong thuong mai dau tu Tổng thống Ai Cập thăm Việt Nam: Dấu mốc quan trọng quan hệ hai nước
viet nam ai cap buc tranh moi trong thuong mai dau tu Việt Nam - Ai Cập sẽ mở ra trang mới trong quan hệ song phương

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ai Cập được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Liên đoàn Phòng Thương mại Ai Cập tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Ai Cập (từ 6 - 7/9) nhằm tạo môi trường cho doanh nghiệp hai bên trao đổi, tăng cường hợp tác mới.

viet nam ai cap buc tranh moi trong thuong mai dau tu
Các đại biểu tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ai Cập. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tham dự Diễn đàn có Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el - Sisi; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc; các cơ quan hữu quan của hai nước cùng đông đảo các doanh nghiệp Việt Nam và Ai Cập.

Điểm đến hấp dẫn cho những nỗ lực đổi mới

Tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điểm lại những nét chính về tình hình kinh tế Việt Nam trong hơn 30 năm Đổi mới, khái quát về quan hệ thương mại Việt Nam - Ai Cập, những tiềm năng của Việt Nam trong thương mại đầu tư đối với các doanh nghiệp Ai Cập.

Việt Nam và Ai Cập là hai nước đối tác quan hệ tin cậy, cùng chia sẻ và đồng cảm lẫn nhau, nhất là trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Mối quan hệ ấy càng được củng cố, phát triển hơn nữa khi Ai Cập là nước nước đầu tiên trong khối Arab thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, mở ra một bước phát triển, tạo cơ hội hợp tác thuận lợi trong nhiều lĩnh vực giữa hai nước.

viet nam ai cap buc tranh moi trong thuong mai dau tu
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Hiện nay, Ai Cập là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam, với kim ngạch thương mại đầu tư bình quân hàng năm đạt 320 triệu USD. Bên cạnh đó, hai nước đã và đang phát triển nhiều hợp tác trên các lĩnh vực như: đầu tư, giáo dục, văn hóa, du lịch, dầu khí…

Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực trong các tổ chức kinh tế lớn như Liên hợp quốc, WTO, APEC, ASEAN, ASEM; thị trường kinh tế nằm trong mạng liên kết kinh tế với 55 quốc gia trong đó có nhóm G7 và nhiều quốc gia trong nhóm G20. Đặc biệt, Việt Nam còn là nước xuất khẩu lớn và đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu đen, hạt điều; đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo và hạt cà phê; gần 120 quốc gia,vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với khoảng 123 nghìn dự án, với hơn 300 tỉ USD vốn đăng ký, trong đó vốn thực hiện là trên 160 tỷ USD.

Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, chỉ số môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam hiện nay tăng 9 bậc từ 91/190 lên 82/190 quốc gia. Diễn đàn kinh tế Thế giới xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam năm 2017 là 60/138 quốc gia. Theo sách trắng EuroCham thì có tới 76% doanh nghiệp châu Âu có mặt tại Việt Nam lạc quan về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, khi đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp Ai Cập sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường hơn 93 triệu dân với 60% có độ tuổi trung bình dưới 35 tuổi, có thu nhập đang ngày càng tăng. Việt Nam là nơi cung cấp lực lượng lao động trẻ, chất lượng với chi phí cạnh tranh. Đồng thời, Việt Nam với vai trò là thành viên của khối ASEAN, Ai Cập sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường 600 triệu dân ASEAN với GDP đạt 2.500 tỷ USD/năm và là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới.

Chính vì vậy, Việt Nam hiện đang là điểm đến hấp dẫn cho những nỗ lực đổi mới cải cách mạnh mẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện đầu tư môi trường đầu tư kinh doanh của các quôc gia và cùng lãnh thổ. Thuận lợi đó càng được phát huy khi hai nước còn nhiều tiềm năng, nhất là trong các lĩnh vực hai bên có thể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau như chế tạo, chế biến nông sản, may mặc, dầu khí, đào tạo….

viet nam ai cap buc tranh moi trong thuong mai dau tu
Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ai Cập. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Để Việt Nam xứng đáng trở thành điểm đến hấp dẫn cho những nỗ lực đổi mới, Phó Thủ tướng chỉ đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cần phát huy tốt vai trò đại diện của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chủ động, sáng tạo xây dựng cơ chế mới, các kế hoạch hợp tác đột phá, phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn Phòng Thương mại Ai Cập, nhằm tạo điều kiện, môi trường hợp tác tốt nhất cho doanh nghiệp hai nước đầu tư và kết nối.

Qua đó, Phó Thủ tướng kỳ vọng, diễn đàn sẽ là cơ hội để Ai Cập và Việt Nam tăng cường hợp tác; phía Ai Cập sẽ trở thành cầu nối tin tưởng cho Việt Nam trong tiến trình tăng cường hợp tác kinh tế thương mại với các nước khu vực châu Phi. Đặc biệt, Các doanh nghiệp Việt Nam và Ai Cập sẽ là lực lượng tiên phong làm sâu sắc hợp tác kinh tế giữa hai nước trong thời gian tới và khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành và chia sẻ với doanh nghiệp hai nước.

Tạo chân trời rộng mở cho các doanh nghiệp

Về phía mình, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el - Sisi cho rằng, hai nước đã cùng trải qua những thách thức lớn như Việt Nam đã gặp phải những thách thức kinh tế và các tác động chính trị và xã hội, Ai Cập cũng đã phải đối mặt với một số thách thức kinh tế trầm trọng hơn trong những năm qua vì những diễn biến nội bộ, đặc biệt đó là sự thâm hụt cao trong cán cân thanh khoản do sự sụt giảm về doanh thu du lịch và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Trước những khó khăn đó, Chính phủ Ai Cập phải thực hiện một số biện pháp kinh tế quan trọng và chưa từng có trước đây như tự do hoá tỷ giá hối đoái, tái cơ cấu trợ cấp nhà nước và tự do hoá giá năng lượng ngoài những nỗ lực thực sự to lớn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc ban hành luật đầu tư mới tạo điều kiện thuận tiện cho các thủ tục đầu tư và hỗ trợ các nhà đầu tư, các nhà công nghiệp và khu vực tư nhân nhằm loại bỏ những trở ngại có thể cản trở việc kinh doanh tại Ai Cập.

viet nam ai cap buc tranh moi trong thuong mai dau tu
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el - Sisi phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trên cơ sở đó, Ai Cập đã đưa ra nhiều dự án Mega sẽ tạo ra doanh thu cao và nhanh và tạo ra các cơ hội đầu tư khác nhau như Dự án Phát triển Hành lang Kênh Suez; dự án mạng lưới đường bộ quốc gia với chiều dài 5.000 km, cải tạo và phát triển 1,5 triệu mẫu đất nhằm xây dựng phát triển tổng thể và cộng đồng đô thị do Chính phủ Ai Cập thực hiện. Đây cũng là một cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam có quan tâm, đầu tư vào các vị trí trung tâm của Ai Cập.

Với vai trò là một trong những thị trường lớn nhất ở Trung Đông và Bắc Phi, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el - Sisi khẳng định, Chính phủ Ai Cập hoan nghênh các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam muốn thiết lập quan hệ đối tác kinh tế với các doanh nghiệp Ai Cập, đặc biệt là các lĩnh vực năng lượng và sản xuất, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phân bón, dệt may, đóng tàu, truyền thông và du lịch.

Theo đó, để khẳng định tầm quan trọng trong việc tăng cường trao đổi hợp tác giữa hai bên trong mọi lĩnh vực, Tổng thống Abdel Fattah el - Sisi cho rằng, hai bên cần khuyến khích trao đổi chuyến thăm giữa các khu vực tư nhân từ hai nước để khám phá môi trường đầu tư và những tiện ích đưa ra, cũng như các ngành mũi nhọn. Những chuyến thăm thực tế sẽ cho phép các doanh nghiệp mở ra nhiều cơ hội xây dựng mối quan hệ đối tác và sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Ai Cập và Việt Nam tới những chân trời rộng mở hơn.

Tổng thống tin tưởng vào các doanh nghiệp tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ai Cập sẽ đưa ra một bức tranh chi tiết hơn về sự phát triển kinh tế ở cả hai nước và mở ra những lĩnh vực hợp tác mới giữa các cộng động doanh nghiệp của hai quốc gia vì lợi ích của nhân dân và để đáp ứng nguyện vọng của hai bên về một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau.

viet nam ai cap buc tranh moi trong thuong mai dau tu Trông chờ một chân trời mới

“Tôi trông chờ một chân trời mới cho sự hợp tác giữa Việt Nam và Ai Cập, đáp ứng nguyện vọng của hai nước”. Tổng ...

viet nam ai cap buc tranh moi trong thuong mai dau tu Chủ tịch nước Trần Đại Quang chiêu đãi trọng thể Tổng thống Ai Cập

Tối 6/9, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chủ trì tiệc chiêu đãi trọng thể chào mừng Tổng thống Abdel Fattah ...

viet nam ai cap buc tranh moi trong thuong mai dau tu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Cộng hòa Arab Ai Cập

Ngày 6/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ngài Abdel Fattah Al Sisi, Tổng thống Cộng hòa ...

Nguyễn Hồng

Đọc thêm

Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Theo tin tức mới nhất từ tờ L’Equipe (Pháp), cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU hơn Bayern Munich.
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Trong tập đầu tiên của Đạp gió 2024, Suni Hạ Linh gây ấn tượng khi hát tiếng Việt và Trung kết hợp màn đu dây đầy mạo hiểm.
Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4, kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 19/4, giá dầu chỉ tăng nhẹ sau khi Iran 'hạ thấp' thông tin về ...
Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng tốt. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động