Việt Nam - Anh chia sẻ kinh nghiệm truyền thông

Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm Anh - Việt về chống xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm trên báo chí" diễn ra tại Hà Nội ngày 10/3 là hội thảo đầu tiên về lĩnh vực này ở Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Từ trái qua: bà Trần Lệ Thùy, ông Stephen Whittle, PGS.TS Hoàng Đình Cúc, Giám đốc Học viện Báo chí & Truyền thông và ông Peter Connolly.

Được tổ chức với sự phối hợp của Học viện Báo chí & Tuyên truyền và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, Hội thảo có sự tham gia đông đảo của các nhà quản lý báo chí, các giảng viên báo chí, nhà khoa học cùng các nhà báo. Nhiều tham luận đã được trình bày từ cả hai phía Anh và Việt Nam nhằm nêu rõ thực trạng, tìm kiếm giải pháp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bạn đọc, cá nhân, tổ chức và nhà báo trong giai đoạn hiện nay.

Diễn giả Stephen Whittle, nguyên Giám đốc phụ trách Chính sách biên tập cuả BBC và học giả nghiên cứu báo chí, Đại học Oxford nói: "Chúng tôi trình bày luật chống xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín Anh được sử dụng như thế nào để vừa bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm cá nhân và tổ chức, vừa cho phép các phương tiện truyền thông cung cấp thông tin về những vấn đề quan trọng với công chúng như tham nhũng và sai trái trong lĩnh vực công".

"Chúng tôi hy vọng những khái niệm cơ bản mà quốc tế sử dụng về chống xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín trên báo chí được giới thiệu lần đầu tiên ở Việt Nam sẽ góp phần giải đáp những vấn đề "nóng" mà Ban biên tập các toà soạn báo đang gặp phải, giúp họ tránh đưa thông tin sai có thể gây tổn hại, thậm chí sụp đổ uy tín một cá nhân, một doanh nghiệp, một tập thể. Ví dụ như chúng tôi bàn về quy trình kiểm chứng thông tin đối với những bài báo có thể gây tác động lớn và nhanh như chất lượng sản phẩm, tình hình tài chính cuả ngân hàng, vụ án đang được điều tra, các quy định pháp lý để đảm bảo xây dựng một nền báo chí vì lợi ích công và có trách nhiệm", bà Trần Lệ Thùy từ Viện Nghiên cứu báo chí Reuters (ĐH Oxford) nói.

Theo ông Peter Connolly, đại biện lâm thời Vương quốc Anh tại Việt Nam, "báo chí Việt Nam đang phát triển rất nhanh cùng với kinh tế. Đồng thời ngày càng có nhiều vụ kiện báo chí xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, đăng tin sai sự thật cuả các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi hy vọng việc chia sẻ các kinh nghiệm cuả Anh sẽ giúp Việt Nam quản lý và phát triển một nền báo chí lành mạnh, có trách nhiệm và bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm cuả cá nhân và tổ chức có hiệu quả".

Cũng tại hội thảo, TS. Hoàng Hữu Lượng - Cục trưởng Cục báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định việc chống xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, đăng tin sai sự thật trên báo chí là việc quan trọng trong quản lý nhà nước về báo chí, đòi hỏi kết hợp cả việc định hướng thông tin, tuyên truyền pháp luật và việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Ở Việt Nam, việc báo chí thông tin sai sự thật sẽ bị xử lý tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý theo các văn bản pháp luật liên quan như Luật Hình sự, Luật Dân sự, Pháp luật về cán bộ công chức. Để làm tốt hơn nữa công tác này, một biện pháp là cần hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan, trong đó có việc xây dựng Luật báo chí mới để tạo điều kiện cho báo chí phát triển lành mạnh và nâng cao công tác quản lý nhà nước về báo chí.

P.T

Xem nhiều

Đọc thêm

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là một địa phương giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Phiên bản di động