Việt Nam bảo vệ Báo cáo quốc gia thực thi cơ chế UPR chu kỳ IV: Vững tin trên con đường đã chọn

ĐỖ THỊ MAI HƯƠNG
Có thể khẳng định, Việt Nam đã xây dựng Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV một cách kỹ lưỡng, toàn diện với những kết quả cụ thể về việc thực hiện các khuyến nghị đã chấp thuận chu kỳ III.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Phiên đối thoại. (Nguồn: TTXVN)
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Phiên đối thoại. (Nguồn: TTXVN)

239 trong tổng số 241 (99,2%) các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận đã được thực hiện toàn bộ hoặc một phần. Đây là thông tin đã được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao khẳng định tại Phiên đối thoại bảo vệ Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kì IV, ngày 7/5 tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva, Thụy Sỹ.

Đây là minh chứng rõ ràng cho nỗ lực của Việt Nam trong việc thực thi nghiêm túc cam kết quốc tế trong thúc đẩy quyền con người theo đúng nguyên tắc “đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan và minh bạch”, đồng thời phản bác thông tin sai lệch về tình hình nhân quyền Việt Nam.

Hành trình bền bỉ và nỗ lực

Ngay từ khi cơ chế UPR ra đời - năm 2008, Việt Nam đã chủ động tham gia vào tiến trình này với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm. Xuất phát từ chính sách nhất quán về bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, đặt con người ở vị trí trung tâm của mọi chính sách phát triển, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ xây dựng báo cáo quốc gia theo đúng hạn định cũng như thực hiện các khuyến nghị đã chấp thuận ở tất cả các chu kỳ UPR.

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam càng dành sự chú trọng đặc biệt đối với tiến trình UPR.

Để triển khai hiệu quả các khuyến nghị đã được chấp thuận trong chu kỳ III, Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch tổng thể với phân công cụ thể cho các cơ quan liên quan cũng như cơ chế rà soát tiến độ, và đánh giá kết quả. Báo cáo quốc gia của Việt Nam chu kỳ IV được xây dựng một cách toàn diện với sự tham gia đóng góp tích cực của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các đối tác phát triển và người dân, theo đúng nguyên tắc “đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan và minh bạch” của tiến trình UPR.

Việc hoàn thành Báo cáo theo đúng yêu cầu của Hội đồng Nhân quyền, cùng việc xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện đã thể hiện nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành liên quan của Việt Nam và tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm của Việt Nam đối với cơ chế UPR.

Trong 241 khuyến nghị đã chấp thuận tại chu kỳ III, Việt Nam đã hoàn thành thực hiện có kết quả 209 khuyến nghị (chiếm 86,7%), thực hiện một phần 30 khuyến nghị (12,4%), chỉ có hai khuyến nghị đang được xem xét thực hiện vào thời điểm phù hợp.

Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Quốc hội Việt Nam đã thông qua 45luật, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Trong bối cảnh đối mặt với nhiều thách thức, Việt Nam đã nỗ lực bảo đảm, thúc đẩy quyền con người trên tất cả các lĩnh vực. Kể từ năm 2019, GDP trên đầu người đã tăng 25%, tỷ lệ hộ dân nghèo giảm 1,5% mỗi năm.

Trên thực tế, những thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam, đặc biệt là trong gần 40 năm Đổi mới đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Trong giai đoạn từ 1989 tới 2023, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 40 lần. Trong vòng 2 thập kỷ kể từ năm 1993, hơn 40 triệu người đã thoát cảnh đói nghèo. Và trong vòng 15 năm kể từ năm 2005, tỷ lệ nghèo đa chiều đã giảm một nửa. Các quyền tự do báo chí, tự do Internet, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do lập hội… cũng được thực thi nghiêm túc.

Việc Việt Nam hai lần được cộng đồng quốc tế tín nhiệm bầu chọn làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ là minh chứng rõ ràng cho những nỗ lực của Việt Nam.

Năm 2022, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã phát biểu, những kết quả đó là “minh chứng rõ nét cho sự quật cường và nỗ lực của người dân Việt Nam, và cho các chính sách lấy người dân làm trung tâm của phát triển.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao đổi với các đại biểu. (Nguồn: TTXVN)
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao đổi với các đại biểu tại Phiên đối thoại. (Nguồn: TTXVN)

Không thể xuyên tạc sự thật

Có thể khẳng định, Việt Nam đã xây dựng Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV một cách kỹ lưỡng, toàn diện với những kết quả cụ thể về việc thực hiện các khuyến nghị đã chấp thuận chu kỳ III. Quá trình xây dựng báo cáo cũng được thực hiện nghiêm túc với sự tham vấn rộng rãi với những bên liên quan theo đúng yêu cầu của cơ chế UPR.

Tuy nhiên, trước thềm Phiên đối thoại bảo vệ Báo cáo quốc gia của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền, nhiều tổ chức NGO (UNNP - tổ chức Các quốc gia, dân tộc không có đại điện, ICJ - Ủy ban Luật gia quốc tế, FIDH -Liên đoàn nhân quyền quốc tế…) và một số tổ chức phản động lưu vong (Ủy ban cứu người vượt biển - BPSOS, đảng Việt Tân, Liên đoàn Khmers Kampuchea Krom - KKF…) đã tăng cường tán phát các thông tin, tài liệu với tần suất liên tục nhằm tác động, hướng lái dư luận, xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam không có cải thiện gì kể từ sau lần bảo vệ trước.

Đáng chú ý, Báo cáo của các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam theo cơ chế UPR chu kỳ IV đã sử dụng nhiều thông tin không được kiểm chứng, đánh giá thiếu khách quan, không phản ánh chính xác, đầy đủ tình hình tại Việt Nam.

“Chúng tôi rất thất vọng dù có sự hiện diện đầy đủ tại Việt Nam và có quan hệ hợp tác lâu dài toàn diện với các bộ, ban, ngành địa phương của Việt Nam nhưng báo cáo riêng của các cơ quan LHQ tại Việt Nam về cơ chế UPR chu kỳ IV vẫn có nhiều nội dung sai sự thật, không được kiểm chứng, cùng nhiều đánh giá không khách quan, không công bằng, không phản ánh chính xác và đầy đủ về tình hình, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người”, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt đã phát biểu nêu rõ quan điểm của Việt Nam.

Quá trình xây dựng báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam đã được tiến hành một cách nghiêm túc, công khai có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan cũng như các cơ quan của LHQ tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Báo cáo riêng của cơ quan LHQ đã không được xây dựng một cách minh bạch, tương xứng với thiện chí hợp tác và quá trình xây dựng báo cáo cấp quốc gia của Việt Nam; hoàn toàn không thể hiện đúng tinh thần và thực tiễn hợp tác giữa Việt Nam và LHQ, các ưu tiên hợp tác mà các cơ quan hợp tác phát triển đã nhất trí.

Trên thực tế, bản thân những người xây dựng Báo cáo này không có mặt tại Việt Nam, không tận mắt chứng kiến và ghi nhận thực tế tình hình Việt Nam và cũng không tham gia vào quá trình tham vấn khi Việt Nam xây dựng Báo cáo quốc gia. Điều này đã ngược lại nguyên tắc “đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan và minh bạch” mà cơ chế UPR đặt ra.

Việt Nam mong muốn các nước, các tổ chức khi đánh giá về tình hình Việt Nam cần khách quan, toàn diện và sử dụng nguồn thông tin chính xác và đầy đủ.

Tự tin chọn con đường của riêng mình

Việc đánh giá về một vấn đề luôn có những ý kiến trái chiều. Đối với tình hình nhân quyền Việt Nam, thường xuyên có những cá nhân, tổ chức đưa ra thông tin thiếu khách quan, sai lệch, thậm chí xuyên tạc bởi bản chất cực đoan, chống phá, hận thù đối với Việt Nam. Những nguồn thông tin này lại được một số cơ quan, tổ chức khác sử dụng mà không có sự kiểm chứng kỹ càng.

Thực tế không có một quốc gia nào là hoàn hảo về vấn đề nhân quyền. Với tinh thần cởi mở, cầu thị, Việt Nam xác định rõ vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: vẫn còn 800.000 hộ nghèo, khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng miền và nhóm dân cư vẫn tồn tại, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn cao, vẫn còn tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, nguồn lực tài chính, công nghệ và nhân lực để bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho mọi người dân còn hạn chế…

Đoàn Việt Nam đến với Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế UPR chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva, Thuỵ Sỹ ngày 7/5 với tinh thần cởi mở, cầu thị và sẵn sàng đối thoại.

Tại Phiên đối thoại, có hơn 130 nước tham gia đối thoại và phát biểu trong không khí cởi mở, thẳng thắn và thực chất. Các nước ghi nhận các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, việc Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận. Nhiều nước hoan nghênh các thành tựu của Việt Nam về phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội, đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người, thúc đẩy quyền phụ nữ, quyền của nhóm đồng tính, song tính và chuyển giới, quyền của người dân tộc thiểu số.

Đại tá Nguyễn Thị Thanh Hương, đại diện Bộ Công an phát biểu tại Phiên đối thoại. (Nguồn: TTXVN)
Đại tá Nguyễn Thị Thanh Hương, đại diện Bộ Công an phát biểu tại Phiên đối thoại. (Nguồn: TTXVN)

Các đại biểu đoàn Việt Nam cũng đã trả lời nhiều câu hỏi, cung cấp thêm thông tin về các vấn đề được các nước quan tâm, trong đó có nỗ lực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế xanh, bao trùm, phát triển của Internet và mạng xã hội, quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin của người dân, quyền của người lao động, vai trò của Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do học thuật, gia nhập và thực thi các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), phòng, chống mua bán người, thực hiện Công ước Chống tra tấn, hỗ trợ người dân tộc thiểu số… Đối với một số ý kiến dựa trên những nguồn tin chưa được kiểm chứng, đoàn Việt Nam đã giải đáp, cung cấp thông tin xác thực, nhấn mạnh nguyên tắc đối thoại, hợp tác, tôn trọng khác biệt.

Pháp luật quốc tế về quyền con người ghi nhận quyền tự quyết của mỗi dân tộc được tự do lựa chọn con đường phát triển. Thực tế, không có một mô hình chung cho tất cả các nước bởi mỗi nước có những đặc thù, điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nên sẽ có những cách thức riêng cần phải được tôn trọng.

Sự lựa chọn ấy được quyết định bởi chính người dân Việt Nam, chứ không phải bất cứ một cá nhân, tổ chức và quốc gia nào khác. Việt Nam tự tin tiếp bước trên con đường đã chọn để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩ Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, trong đó, mọi người dân được thụ hưởng các quyền con người và thành quả của phát triển.

“Báo cáo quốc gia của Việt Nam trong chu kỳ IV phản ánh tiến triển đạt được trong quá trình triển khai các khuyến nghị trên. Báo cáo được xây dựng một cách toàn diện, bao trùm, và minh bạch. Chúng tôi đã tổ chức tham vấn rộng rãi với sự tham gia của tất cả các bên liên quan, trong đó có các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức xã hội, các quốc gia thành viên, đối tác phát triển, và người dân. Hàng trăm các ý kiến, phản hồi đã được thu thập, và được thể hiện rõ nét trong Báo cáo này”. (Phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt - Trưởng Đoàn Việt Nam tại phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam tại phiên họp lần thứ 46 của Nhóm làm việc về UPR)
Bốn thông điệp lớn của Việt Nam tại phiên đối thoại về Báo cáo UPR chu kỳ IV

Bốn thông điệp lớn của Việt Nam tại phiên đối thoại về Báo cáo UPR chu kỳ IV

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trả lời phỏng vấn về Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của ...

Kiên quyết phản đối những luận điệu vu cáo định kiến về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Kiên quyết phản đối những luận điệu vu cáo định kiến về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Tại họp báo thường kỳ, chiều 9/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng bình luận một số thông tin liên quan đến ...

Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định Việt Nam sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng các khuyến nghị và thông báo lập trường của ...

Hạnh phúc cho tất cả mọi người

Hạnh phúc cho tất cả mọi người

"Hạnh phúc" là cảm giác hài lòng của mỗi người với cuộc sống xung quanh. Những năm gần đây, xếp hạnh chỉ số hạnh phúc ...

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế Rà soát định kỳ phổ ...

Đọc thêm

XSMN 29/6, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 29/6/2024. xổ số hôm nay 29/6

XSMN 29/6, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 29/6/2024. xổ số hôm nay 29/6

XSMN 29/6 - xổ số hôm nay 29/6. SXMN 29/6. kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 29/6/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 29 ...
XSLA 29/6, kết quả xổ số Long An thứ 7 ngày 29/6/2024. xổ số Long An ngày 29 tháng 6

XSLA 29/6, kết quả xổ số Long An thứ 7 ngày 29/6/2024. xổ số Long An ngày 29 tháng 6

XSLA 29/6 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay - XSLA 29/6/2024. ket qua xo so Long An. KQXSLA thứ 7. kết quả xổ số Long ...
XSMT 29/6, kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 7 ngày 29/6/2024. SXMT 29/6/2024

XSMT 29/6, kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 7 ngày 29/6/2024. SXMT 29/6/2024

XSMT 29/6 - xổ số hôm nay 29/6. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 29/6/2024. Kết quả xổ số ngày 8 tháng 6. xổ số miền Trung thứ ...
XSHG 29/6, kết quả xổ số Hậu Giang thứ 7 ngày 29/6/2024. xổ số Hậu Giang ngày 29 tháng 6

XSHG 29/6, kết quả xổ số Hậu Giang thứ 7 ngày 29/6/2024. xổ số Hậu Giang ngày 29 tháng 6

XSHG 29/6 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 29/6/2024. KQXSHG thứ 7. xo so Hau Giang. kết quả xổ số Hậu Giang ngày ...
XSHCM 29/6, kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh thứ 7 ngày 29/6/2024. xổ số TP Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 6

XSHCM 29/6, kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh thứ 7 ngày 29/6/2024. xổ số TP Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 6

XSHCM 29/6 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 29/6/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 29/6/2024: Nhân Mã đừng quá đa nghi

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 29/6/2024: Nhân Mã đừng quá đa nghi

Tử vi hôm nay 29/6/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Xung đột Israel-Palestine: Trẻ em Gaza đối mặt với nạn đói cùng cực

Xung đột Israel-Palestine: Trẻ em Gaza đối mặt với nạn đói cùng cực

Mọi người ở Dải Gaza đang phải vật lộn để có cái ăn và hơn 495.000 người dự kiến phải trải qua mức độ cao nhất của nạn đói trong những tháng tới.
‘Đi qua bóng tối’ – Hành trình tự kiểm soát trầm cảm

‘Đi qua bóng tối’ – Hành trình tự kiểm soát trầm cảm

Đây là nội dung chuỗi tọa đàm sẽ được thực hiện tại Đà Nẵng (6/7), Hà Nội (14/7) và TP. Hồ Chí Minh (21/7) nhằm giúp cộng đồng có cái nhìn đúng về trầm cảm.
Việt Nam nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế ngăn ngừa, giải quyết xung đột, bảo đảm một tương lai an toàn và tốt đẹp cho trẻ em

Việt Nam nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế ngăn ngừa, giải quyết xung đột, bảo đảm một tương lai an toàn và tốt đẹp cho trẻ em

Để nâng cao hiệu quả bảo vệ trẻ em trong xung đột, cần tăng cường hợp tác, phối hợp giữa các nước thành viên và các cơ quan liên quan của LHQ.
Tạo môi trường di cư an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam

Tạo môi trường di cư an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam

Ngày 25-26/6, Cục Lãnh sự phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế tổ chức buổi Tập huấn về Di cư an toàn và Bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Việt Nam-Trung Quốc tăng cường chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách dân tộc

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách dân tộc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị Ủy ban Dân tộc Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy giao lưu đồng bào dân tộc ở khu vực biên giới hai nước.
Giải mã các bất bình đẳng giới trong gia đình và nơi làm việc

Giải mã các bất bình đẳng giới trong gia đình và nơi làm việc

ECUE với sự hỗ trợ của UN Women sẽ tổ chức tọa đàm 'Không gian định giới và giải mã các bất bình đẳng giới trong gia đình và nơi làm việc' tại Hà Nội.
Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Bộ LĐTBXH triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm di cư an toàn và bảo vệ quyền, lợi ích đối với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Để công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp, tránh rơi vào cạm bẫy mua bán người

Để công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp, tránh rơi vào cạm bẫy mua bán người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự nêu những nguy cơ lao động thường gặp phải khi làm việc ở nước ngoài, khuyên công dân Việt Nam để thúc đẩy di cư an toàn
Trưởng Phái đoàn IOM: Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người

Trưởng Phái đoàn IOM: Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người

Theo bà Park Mi-hyung, Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người
Quyền được phát triển của trẻ em

Quyền được phát triển của trẻ em

Bảo vệ sự phát triển của trẻ em là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về quyền trẻ em.
VNeID - Cách mạng về thủ tục hành chính: Mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

VNeID - Cách mạng về thủ tục hành chính: Mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

VNeID không chỉ mang lại lợi ích trong việc tích hợp dữ liệu dân cư mà còn góp phần đơn giản hóa và tăng cường hiệu quả của các thủ tục hành chính...
Sửa đổi Bộ luật Hình sự: Bảo đảm quyền con người

Sửa đổi Bộ luật Hình sự: Bảo đảm quyền con người

Sau gần 10 năm triển khai, quá trình áp dụng Bộ luật Hình sự cũng phát sinh một số khó khăn, bất cập đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...
Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot - Lễ hội đua ngựa hàng năm do hoàng gia Anh tổ chức trở nên rực rỡ và đặc sắc hơn nhờ những chiếc mũ siêu độc.
Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Các cuộc xung đột trên thế giới trong năm 2023 khiến số trẻ em thiệt mạng tăng gấp 3 lần và số phụ nữ thiệt mạng tăng gấp 2 lần so với năm trước đó.
10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

Tuyến đường Trung Địa Trung Hải từ lâu đã được biết đến là tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Dưới đây là 10 điều cần biết về con đường này.
Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ tham dự một hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.
Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Ủy ban bầu cử độc lập (IEC) của Nam Phi cho biết hôm 6/6, hơn 43% đại diện mới được bầu vào Quốc hội nước này là phụ nữ.
Hải Phòng phát huy hiệu quả các mô hình điểm ứng dụng dữ liệu dân cư

Hải Phòng phát huy hiệu quả các mô hình điểm ứng dụng dữ liệu dân cư

Hải Phòng trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đăng ký triển khai đủ 43/43 mô hình điểm của Đề án 06/CP và đã đạt được những kết quả nổi bật.
Phiên bản di động