Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu tại phiên đối thoại. |
Tham dự phiên đối thoại có bà Kanni Wignaraja, Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc, Trợ lý Tổng giám đốc UNDP, Giám đốc Cục châu Á-Thái Bình Dương của UNDP và 12 Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và Phó Trưởng Phái đoàn các nước trong khu vực.
Tại phiên thảo luận, đại diện UNDP và các nước đã đánh giá về các xu hướng liên quan đến khu vực lao động phi chính thức ở khu vực, đồng thời chia sẻ về các thực tiễn, bài học tốt trong việc triển khai chính sách và các biện pháp hỗ trợ lao động, doanh nghiệp phi chính thức, giúp họ tiếp tục đóng góp vào nỗ lực phát triển kinh tế.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc chia sẻ đánh giá rằng khu vực lao động phi chính thức có đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế ở nhiều nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tại Việt Nam, có gần 65% lực lượng lao động làm việc trong các khu vực phi chính thức, và do đó, Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách để phát huy vai trò và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, doanh nghiệp phi chính thức, nhất là kinh tế hộ gia đình, qua đó duy trì gắn kết xã hội, văn hóa và thúc đẩy sản xuất bền vững.
Đại sứ cũng chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khuyến khích các hộ kinh doanh hỗ trợ lẫn nhau thông qua những mô hình liên kết phù hợp như hợp tác xã và đảm bảo sự quản lý chặt chẽ và hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương đối với các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh gia đình.
Theo đinh nghĩa trong Báo cáo về lao động có việc làm phi chính thức ở Việt Nam năm 2022 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức là những cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu của các hộ gia đình và không được thành lập với tư cách pháp nhân riêng, không độc lập với các hộ gia đình hoặc các thành viên hộ gia đình sở hữu chúng. Lao động có việc làm phi chính thức là những người làm các công việc mà theo luật định hoặc trên thực tế không được pháp luật lao động bảo vệ, không phải đóng thuế thu nhập hoặc không được hưởng các chế độ bảo trợ xã hội và chế độ việc làm khác. |
| Chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm kết nối cộng đồng Trong khuôn khổ chương trình thăm và làm việc tại Nhật Bản, ngày 5/4, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm ... |
| Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế và dân số để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững Từ ngày 29-30/4, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hoa Kỳ đã diễn ra Khóa họp lần thứ 57 Ủy ban ... |
| Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội Trong bối cảnh phát triển của Việt Nam hiện nay, các xu hướng lớn như hội nhập quốc tế, tác động của cuộc Cách mạng ... |
| Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải ... |
| Để việc tăng lương thật sự ý nghĩa, cần nhiều giải pháp đi kèm Việc tăng lương chỉ thực sự ý nghĩa khi lạm phát được kiểm soát và Nhà nước luôn sẵn sàng các phương án can thiệp ... |