TIN LIÊN QUAN | |
Nhiều tập đoàn lớn đầu tư hàng tỷ USD vào nông nghiệp công nghệ cao | |
Thúc đẩy trồng hoa giá trị cao cho nông dân Việt Nam |
Đó là nhận định của ông Trương Gia Bình - Trưởng ban điều hành Diễn đàn Kinh tế Việt Nam tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018 – Chuyên đề Nông nghiệp "Giải pháp phát triển thương mại cho nông sản Việt" - (ViEF) diễn ra sáng nay (5/6), tại Hà Nội.
Diễn đàn là sự kiện mở màn chuỗi diễn đàn chuyên đề trải dài từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 12, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (Vietnam Economic Forum - ViEF).
Tham dự diễn đàn có ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, các chuyên gia, diễn giả, các doanh nhân trong và ngoài nước cùng đông đảo giới truyền thông.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: DL) |
Phát biểu dẫn đề, ông Trương Gia Bình nêu, câu hỏi trọng tâm của diễn đàn là đi tìm "át chủ bài" cho nông nghiệp Việt Nam, Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị nông nghiệp thế giới.
Cùng với một loạt câu hỏi lớn được đặt ra như: "Át chủ bài” cho nông nghiệp công nghệ cao là gì? Làm sao biết được đó là át chủ bài? Việt Nam đứng ở đâu trong chuỗi giá trị nông nghiệp thế giới? Tất cả cần sự chuẩn bị gì? ông Bình cho rằng, "Việt Nam liệu sẽ trở thành kho thực phẩm thế giới nếu có sự vào cuộc của cả hệ thống".
Ông Trương Gia Bình cho biết, mở cửa cho thị trường và ứng dụng công nghệ cao cho nền nông nghiệp cũng là hai chủ đề chính trong diễn đàn này.
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhận định, thời gian qua với sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp, chúng ta đã có từ 3.300 đến 3.700 doanh nghiệp, 33.000 hộ trang trại, hàng nghìn hợp tác xã lớn. 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp tăng 11,9% so với cùng kỳ 2017, trong đó giá trị xuất khẩu nông sản đạt 6,5 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 2,4 tỷ USD... Thặng dư ngành nông nghiệp dự kiến vượt 9 tỷ USD trong năm nay.
Theo ông, trong ngành nông nghiệp, nếu chỉ sản xuất mà không chế biến được thì không thể tiêu thụ tốt, đặc biệt là với những bất cập trong quản lý vật tư đầu vào, yếu tố thị trường, chưa tổ chức được thị trường trong nước.
“Điểm yếu tiếp theo của nông nghiệp Việt Nam là về tính liên kết sản phẩm của các làng xã, và địa phương. Chúng ta còn cần nhiều thời gian để xử lý vấn đề này", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định.
Phát biểu tham luận tại diễn đàn, TS. Đặng Kim Sơn nhận định, để mở rộng thêm thị trường, Việt Nam phải đẩy mạnh hội nhập, tham gia vào các hiệp định thương mại.
TS. Đặng Kim Sơn trả lời phỏng vấn báo chí bên lề sự kiện. (Ảnh: DL) |
Các số liệu về cán cân thương mại cho biết, nông sản Việt Nam ngay từ khi hội nhập đã xuất siêu, năm 2018 dù có thể gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn dương về xuất khẩu. "Điều này chứng minh rằng, thế mạnh của Việt Nam là một cường quốc về nông sản", ông Sơn nói.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, ông Sơn cũng nhận định, còn nhiều rào cản, thách thức cho nông nghiệp Việt Nam. Theo báo cáo về lộ trình cắt giảm thuế khi tham gia CPTPP của các nước thành viên, các khoản thuế trong nông nghiệp sẽ giảm đáng kể, nhưng còn rất nhiều hàng rào phi thuế quan phải vượt qua.
Ngoài ra, khi tham gia hội nhập, thị trường Việt Nam cũng sẽ mở rộng để các nước tiến vào, vì vậy các doanh nghiệp phải vượt lên để đương đầu với thách thức. Việt Nam cũng phải đối mặt với vấn đề thách thức về thể chế, có quá nhiều cơ quan quản lý chung, có quá nhiều quy chuẩn, vì vậy việc truy xuất nguồn gốc nông sản gặp nhiều khó khăn, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp Việt còn yếu, hàm lượng khoa học công nghệ rất ít, năng suất lao động thấp.
Các diễn giả tham gia phiên thảo luận về mở rộng thị trường cho nông sản Việt. (Ảnh: DL) |
Trong 2 phiên thảo luận với nhiều ý kiến của các chuyên gia, đại diện Bộ, ngành và giới doanh nhân, các đại biểu đã nêu vấn đề và đưa ra lời giải cho nhiều bài toán trong lĩnh vực nông nghiệp, từ phát triển ra những thị trường nào, bán sản phẩm gì và ứng dụng công nghệ cao như thế nào. Tại diễn đàn, các đại biểu cũng nêu những câu chuyện truyền cảm hứng về nhiều mô hình đã thành công tại Việt Nam và trên thế giới.
Cụ thể, tại phiên một về mở rộng thị trường cho nông sản Việt, các nhà quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp sẽ cùng thảo luận tìm giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông sản, phân loại và xác định thị trường ưu tiên, liên kết chuỗi giá trị để chinh phục thị trường.
Tại phiên hai về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, các diễn giả đã đưa ra mô hình truy xuất nguồn gốc và quản lý chuỗi giá trị nông sản, các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trong và ngoài nước. Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và Internet vạn vật, Big Data cũng được đề cập với vai trò giải pháp nâng cao chuỗi giá trị nông sản.
Diễn đàn do Ban Nghiên cứu, phát triển kinh tế tư nhân phối hợp với Báo điện tử VnExpress tổ chức. Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, qua buổi thảo luận, Hội đồng tư vấn và các bộ sẽ tổng hợp các ý kiến và đề xuất để trình Thủ tướng cho buổi hội nghị tiếp theo.
Agribank mang công nghệ Nhật đến với nông dân Việt Sự hợp tác giữa ngân hàng số một Việt Nam về nông nghiệp - Agribank và Tập đoàn máy nông nghiệp hàng đầu Nhật Bản ... |
Lộ diện 'hòn đá tảng’ cản dòng vốn 100.000 tỷ Các ngân hàng đã giải ngân gần 33.000 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nhưng vướng mắc lớn nhất đang ... |
Thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển ... |