​Việt Nam coi trọng củng cố và phát triển quan hệ với Thụy Sĩ

Chiều 29/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (Thượng viện) Liên bang Thụy Sĩ Ivo Bischofberger nhân dịp sang thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170329221635 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Thụy Sỹ bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
tin nhap 20170329221635 Thụy Sỹ là "thiên đường định cư" thứ hai của giới siêu giàu

Nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Ivo Bischofberger sang thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh Việt Nam và Thụy Sĩ có quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt tốt đẹp với bề dày lịch sử gần nửa thế kỷ qua. Thụy Sĩ là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

tin nhap 20170329221635
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (Chủ tịch Thượng viện) Liên bang Thụy Sĩ Ivo Bischofberger. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Chủ tịch nước khẳng định Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ và biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu và hiệu quả mà Chính phủ và nhân dân Thụy Sĩ đã dành cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Việt Nam luôn coi trọng củng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Thụy Sĩ.

Bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Thụy Sĩ, nhất là trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, thương mại-đầu tư, hợp tác phát triển, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao việc năm 2016, hai nước đã kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoai giao với nhiều hoat động ý nghĩa, trong đó có sự kiện Ngày Việt Nam tại Thụy Sĩ; hài lòng nhận thấy hai nước thường xuyên trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao.

Trên tinh thần này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao và khẳng định chuyến thăm của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Ivo Bischofberger đã góp phần tăng cường hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước, qua đó thúc đẩy quan hệ song phương. Phía Việt Nam cũng đang tích cực chuẩn bị đón Bộ trưởng Kinh tế Thụy Sĩ thăm Việt Nam vào tháng 7/2017. Chủ tịch nước đề nghị hai nước duy trì trao đổi đoàn các cấp thường xuyên, nhằm đưa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Thụy Sĩ đi vào chiều sâu, ngày càng hiệu quả.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết Việt Nam đánh giá cao Thụy Sĩ và Khối Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) đã công nhận quy chế Kinh tế thị trường cho Việt Nam (7/2012). Trên cơ sở này, Việt Nam mong muốn Thụy Sĩ ủng hộ việc các bên tiếp tục đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam-EFTA, hướng đến một hiệp định cân bằng, tiêu chuẩn cao, có tính đến lợi ích của nhau và trình độ phát triển giữa Việt Nam và các nước thành viên EFTA theo đúng nguyên tắc và định hướng mà hai bên đạt được trước khi đàm phán. Phía Việt Nam tin rằng sau khi được ký kết, FTA giữa Việt Nam và EFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Nhà nước Việt Nam mong muốn ngày càng có nhiều doanh nghiệp Thụy Sĩ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực Thụy Sĩ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, dược phẩm, chế biến nông sản, du lịch... Thụy Sĩ hiện là đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam tại châu Âu, là nhà đầu tư lớn thứ ba trong các nước châu Âu tại Việt Nam (tổng số vốn FDI đạt 2,9 tỷ USD).

Cùng với đó, Việt Nam rất mong muốn Thụy Sĩ chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam xây dựng hệ thống giáo dục chất lượng cao, gắn nghiên cứu khoa học-công nghệ với đào tạo tại các trường đại học và trung tâm nghiên cứu; tăng số lượng học bổng để tạo điều kiện cho nhiều sinh viên Việt Nam sang học tập, nghiên cứu tại Thụy Sĩ trong các ngành luật, ngân hàng, kỹ thuật cao, du lịch...

Trên cơ sở quan hệ song phương tốt đẹp, sự phối hợp hiệu quả trên các diễn đàn đa phương, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Thụy Sĩ ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng gửi tới Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ lời thăm hỏi, chúc sức khỏe và lời mời sang thăm Việt Nam. Chủ tịch nước cũng cảm ơn và đề nghị Nhà nước Thụy Sĩ tiếp tục tạo điều kiện để cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ ổn định cuộc sống, hòa nhập vào xã hội sở tại, phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy quan hệ hai nước.

Bày tỏ sự nhất trí cao với những đánh giá của Chủ tịch nước Trần Đại Quang về quan hệ hai nước, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Ivo Bischofberger tin tưởng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Thụy Sĩ và Việt Nam có tương lai phát triển tươi sáng, nhất là về kinh tế, thương mại và đầu tư, giáo dục-đào tạo... Các doanh nghiệp của Thụy Sĩ rất quan tâm tới việc thành lập cơ sở kinh doanh tại Việt Nam, vừa tạo cơ hội việc làm đồng thời sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nghề cho lực lượng lao động sở tại.

Ngài Ivo Bischofberger nhấn mạnh Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, năng động, trong khi Thụy Sĩ có thế mạnh đào tạo nghề kép (học nghề đồng thời với tham gia vào quá trình sản xuất), vì vậy hợp tác đào tạo nghề theo mô hình Thụy Sĩ sẽ giúp người lao động dễ dàng tìm được việc làm phù hợp...

Cùng đó, Thụy Sĩ rất quan tâm đến việc ký kết các hiệp định thương mại tự do-FTA giữa EFTA và Việt Nam cũng là một nội dung quan trọng của chuyến thăm lần này.

Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Ivo Bischofberger cũng khẳng định, Chính phủ Thụy Sĩ rất quan tâm tới lĩnh vực hỗ trợ phát triển và đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển dành cho Việt Nam. Hội đồng Nhà nước Liên bang Thụy Sĩ cũng rất tích cực phối hợp với Chính phủ để xây dựng và triển khai các chương trình hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020.

Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Ivo Bischofberger khẳng định cam kết của Thụy Sĩ ủng hộ Việt Nam ứng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021; đồng thời đề nghị Việt Nam ủng hộ Thụy Sĩ ứng cử nhiệm kỳ 2023-2024.

tin nhap 20170329221635
Chủ tịch Quốc hội hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Thụy Sĩ

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Nhà nước (Thượng viện) Liên bang ...

tin nhap 20170329221635
Gặp gỡ kiều bào Việt Nam nhân dịp Xuân Đinh Dậu tại Geneva

Tối 25/2, Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) đã ...

tin nhap 20170329221635
Việt Nam chia sẻ những đau thương với các gia đình sau vụ tấn công tại Đức và Thụy Sĩ

Ngày 20/12/2016, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước các vụ tấn công bằng xe ...

PV (theo TTXVN)

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 5/5: Trong chuyện tình yêu, bạn thường mắc phải sai lầm gì?

Bài tarot hôm nay 5/5: Trong chuyện tình yêu, bạn thường mắc phải sai lầm gì?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem trong chuyện tình yêu, bạn thường mắc phải sai lầm gì nhé!
Hướng dẫn cách tra cứu phạt nguội toàn quốc năm 2024

Hướng dẫn cách tra cứu phạt nguội toàn quốc năm 2024

Xin hỏi Cảnh sát giao thông có được phạt nguội thông qua phương tiện giám sát không? Tra cứu phạt nguội như thế nào? - Độc giả Hoàng Kha
Cập nhật bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Trường Sa trong tôi: Chuyến công tác để đời (Kỳ I)

Trường Sa trong tôi: Chuyến công tác để đời (Kỳ I)

Chuyến thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 những ngày tháng Tư để lại những cảm xúc tuyệt vời, mà mỗi thành viên chúng tôi sẽ không thể ...
Toàn cảnh hoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024

Toàn cảnh hoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024

Từ ngày 2-3/5, tại Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD 2024 và một số hoạt động tại Pháp.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động