Việt Nam đưa sáng kiến tại Hội đồng nhân quyền thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng

Chu An
Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva (Thụy Sỹ) đã tổ chức Tọa đàm quốc tế về thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng, ngày 18/9, và đưa ra phát biểu chung về cùng chủ đề này ngày 20/9 với sự đồng bảo trợ của đông đảo các nước trong khuôn khổ Khóa họp 54 Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) tại Geneva, Thụy Sỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Hai sáng kiến này nằm trong chuỗi các sáng kiến và đóng góp thiết thực của Việt Nam với tư cách thành viên tích cực, có trách nhiệm của HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai chủ trì Tọa đàm quốc tế với sự tham gia của các diễn giả của Brazil, Gavi và WHO, Geneva ngày 18/9. (Nguồn: TTXVN)
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai chủ trì Tọa đàm quốc tế với sự tham gia của các diễn giả của Brazil, Gavi và WHO, Geneva ngày 18/9. (Nguồn: TTXVN)

Tọa đàm quốc tế về Thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng thu hút sự quan tâm, ủng hộ của các nước tại HĐNQ

Việt Nam đã phối hợp với Brazil và Gavi - Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng tổ chức Tọa đàm quốc tế về Thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng, ngày 18/9 tại Văn phòng Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva.

Tham gia Tọa đàm có khoảng 50 đại biểu đến từ gần 30 quốc gia, các tổ chức quốc tế, với 04 diễn giả gồm Đại sứ, Trưởng Phái đoàn tại Geneva của Việt Nam và Brazil, và đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Gavi.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, nhấn mạnh chính sách và thành tựu của Việt Nam về đảm bảo quyền con người được tiếp cận vaccine, tiêm chủng, góp phần quan trọng thúc đẩy sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.

Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ và đạt thành tựu quan trọng trong triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng, được thiết lập từ năm 1981, với tỷ lệ cao về tiêm chủng mở rộng thông thường, và chương trình khẩn cấp như tiêm chủng ngừa Covid-19, được WHO, Gavi và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Bên cạnh sự nỗ lực từ phía chính phủ và người dân, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ, hợp tác của cộng đồng quốc tế giúp Việt Nam đạt được thành tựu về tiêm chủng mở rộng, đặc biệt là sự hỗ trợ của WHO, Gavi, COVAX và các đối tác quốc tế khác, kể cả chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 quy mô rộng lớn nhất lịch sử mới đây.

Đặc biệt, Việt Nam đã đạt tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 gần 100%, một trong những nước đạt tỷ lệ cao nhất trên thế giới, góp phần quan trọng để kiểm soát hiệu quả đại dịch, bảo vệ sinh mạng của người dân đồng thời duy trì tăng trưởng kinh tế mặc dù trong đại dịch và phục hồi sau đại dịch.

Trong giai đoạn hiện nay, các nước cần tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình tiêm chủng, qua đó thúc đẩy và bảo vệ quyền con người có được sức khỏe ở mức cao.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cũng chia sẻ về chiến lược, giải pháp của Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực, cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe công cộng; xây dựng và tăng cường năng lực phát triển, sản xuất, bảo quản và phân phối vaccine, năng lực chương trình tiêm chủng.

Cùng với diễn giả của Việt Nam, ba diễn giả khác gồm đại diện cho Brazil, WHO, Gavi đều chia sẻ quan điểm của Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêm chủng, tầm quan trọng của vaccine trong việc giảm bớt bất bình đẳng về sức khỏe, cải thiện kết quả giáo dục và việc thụ hưởng các quyền khác của con người; vai trò quan trọng của HĐNQ trong việc thúc đẩy tiêm chủng, quyền con người được tiêm chủng - là thành tố quan trọng của quyền con người được có sức khỏe ở mức cao, cả về thể chất lẫn tinh thần; nêu bật vai trò, thách thức đối với chương trình tiêm chủng.

Các diễn giả cũng nhấn mạnh HĐNQ cùng các quốc gia và các đối tác có liên quan cần thúc đẩy, tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế nhằm thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng, bảo đảm thụ hưởng quyền được tiêm chủng, quyền được có sức khỏe ở mức cao cho mọi người dân, nhất là các nhóm dễ bị tổn thương.

Đại diện WHO, bà Kate O’BRIEN, Giám đốc Vụ tiêm chủng, miễn dịch, vaccine và sinh học, nhấn mạnh việc thực hiện Chương trình Tiêm chủng Mở rộng 2030 của WHO, với mục tiêu cứu sống 50 triệu người vào năm 2030 thông qua tiêm chủng toàn diện.

Đại diện cho Gavi, ông Derrick Sim, Giám đốc COVAX đề cập về vai trò, nỗ lực của Gavi trong việc hỗ trợ Chương trình tiêm chủng trên toàn thế giới, đặc biệt trong việc bảo đảm tiếp cận tiêm chủng cho các trẻ em chưa từng được tiêm chủng ở các nước thu nhập thấp.

Việt Nam đưa ra phát biểu chung về quyền con người được tiêm chủng

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cùng các thành viên Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên thảo luận của Khóa họp 54 HĐNQ, ngày 20/9. (Nguồn: TTXVN)
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cùng các thành viên đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên thảo luận của Khóa họp 54 HĐNQ, ngày 20/9. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 20/9/, tại Phiên thảo luận chung về các quyền con người tại Khóa họp 54 HĐNQ, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai đã trình bày phát biểu chung về quyền con người được tiêm chủng. Phát biểu chung này được sự ủng hộ của đông đảo các nước, với sự đồng bảo trợ chính thức của gần 60 nước từ tất cả các châu lục, tính đến chiều ngày 20/9 (giờ Geneva).

Phát biểu chung nhấn mạnh mối liên hệ và tác động rất quan trọng giữa tiêm chủng và quyền con người có được sức khỏe ở mức cao, tầm quan trọng của vaccine, chủ nghĩa đa phương vaccine và các nỗ lực đa phương, vai trò của HĐNQ LHQ nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế đảm bảo tiếp cận vaccine công bằng, giá thành hợp lý và kịp thời, cũng như việc thúc đẩy quyền được tiêm chủng, thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng.

Phát biểu chung kêu gọi các quốc gia và các bên liên thúc đẩy thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về tiêm chủng của WHO nhằm đảm bảo tất cả mọi người dân, ở mọi nơi và mọi lứa tuổi, được tiêm chủng, được thụ hưởng quyền có được sức khỏe ở mức cao, đặc biệt là các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người già và trẻ em.

Phát biểu chung cũng kêu gọi các kế hoạch hành động về tiêm chủng cần ưu tiên các nhóm người dễ bị tổn thương nhất để phòng ngừa các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Bên cạnh đó, Phát biểu chung nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hơn nữa đoàn kết và hợp tác quốc tế, hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực nhằm bảo đảm tiếp cận vaccine cũng như triển khai hiệu quả, kịp thời các chương trình tiêm chủng, để bảo đảm thụ hưởng quyền có được sức khỏe ở mức cao của mọi người dân, nhất là các nhóm dễ bị tổn thương, hướng đến tương lai sức khỏe tốt hơn, không để ai bị bỏ lại phía sau, từ đó nâng cao năng suất lao động và khả năng phục hồi của các quốc gia và đảm bảo một thế giới an toàn, ổn định và thịnh vượng hơn.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai kêu gọi Hội đồng nhân quyền thúc đẩy hợp tác, xây dựng lòng tin để đảm bảo quyền con người

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai kêu gọi Hội đồng nhân quyền thúc đẩy hợp tác, xây dựng lòng tin để đảm bảo quyền con người

Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sự tham gia trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó một chủ ...

Lâm Đồng tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền, tiếp tục bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Lâm Đồng tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền, tiếp tục bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Ngày 6/9, Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Văn phòng Thường trực, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ tổ ...

Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em': Sáng kiến thúc đẩy thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em

Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em': Sáng kiến thúc đẩy thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em

Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' lần đầu tiên được tổ chức năm 2023 với sự tham gia của 263 đại biểu thiếu ...

Nỗ lực bảo vệ quyền con người của Việt Nam được ghi nhận

Nỗ lực bảo vệ quyền con người của Việt Nam được ghi nhận

Đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới với cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế chưa từng có. ...

Đẩy mạnh mặt trận thông tin đối ngoại về quyền con người

Đẩy mạnh mặt trận thông tin đối ngoại về quyền con người

Đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới với cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế chưa từng có. ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại Geneva)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột ...
Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Cặp vợ chồng tỷ phú ở bang Gujarat đã chính thức từ bỏ mọi tài sản, cắt đứt quan hệ với gia đình và bắt đầu hành trình đi chân ...
Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Đài Sputnik đưa tin Nga đã công bố phát triển một hệ thống khí tượng thủy văn trên không gian cho phép quan sát liên tục khu vực Bắc Cực.
Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia...
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Khi mặt trời vừa ló dạng, trên vùng cao Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đã bừng lên sinh khí của một ngày mới.
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Báo cáo của UNFPA cho hay, vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau các tiến bộ về thực hiện quyền SKTD-SKSS.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động