Việt Nam bị các thành viên WTO khởi xướng điều tra chống bán phá giá với 120 vụ, xếp thứ 15 trong tổng số các nền kinh tế bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất thế giới. (Nguồn: VnEconomy) |
Theo Báo cáo, giai đoạn từ tháng 7/2020-6/2022, Hoa Kỳ là quốc gia khởi xướng điều tra chống bán phá giá nhiều nhất với 101 vụ việc, xếp sau là Ấn Độ với 58 vụ, Trung Quốc với 32 vụ, Canada là 25 vụ...
Trong khi đó, Ấn Độ là quốc gia áp dụng nhiều biện pháp chống bán phá giá nhất với 73 vụ, kế tiếp là Hoa Kỳ với 69 vụ, Canada 26 vụ...
Giai đoạn từ 1/1/1995 đến 31/12/2022, Trung Quốc là quốc gia bị khởi xướng điều tra biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất với 1.565 vụ việc, chiếm 24% tổng số vụ việc (6.582 vụ việc) của các thành viên WTO bị khởi xướng.
Trong cùng giai đoạn, Việt Nam bị các thành viên WTO khởi xướng điều tra chống bán phá giá với 120 vụ, xếp thứ 15 trong tổng số các nền kinh tế bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất thế giới.
Năm 2022, các thành viên WTO đã khởi xướng tổng cộng 89 vụ việc điều tra biện pháp chống bán phá giá, trong đó Trung Quốc là đối tượng của 38 vụ việc, chiếm 43% tổng số vụ việc khởi xướng. Còn Việt Nam bị khởi xướng điều tra 4 vụ việc.
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia thường xuyên sử dụng các biện pháp PVTM. Theo thống kê của WTO, tính đến hết tháng 12/2022, nước này đã điều tra 52 vụ việc PVTM đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, chiếm khoảng 25% tổng số vụ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị nước ngoài điều tra.
Ấn Độ là quốc gia tiến hành điều tra và áp dụng biện pháp PVTM nhiều nhất trên thế giới. Tính đến hết tháng 6/2022, Ấn Độ đã điều tra tổng cộng 1.188 vụ việc và áp dụng 810 biện pháp PVTM. Đối với Việt Nam, Ấn Độ đã điều tra 30 vụ việc PVTM.
Các nước trong khu vực ASEAN cũng gia tăng các biện pháp PVTM, hàng Việt Nam thường xuyên trong “tầm ngắm”.
Tính tới hết tháng 6/2022, Indonesia đã điều tra tổng cộng 182 vụ việc và áp dụng 95 biện pháp PVTM; trong đó điều tra 11 vụ việc PVTM liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Philippines điều tra tổng cộng 115 vụ việc và áp dụng 22 biện pháp PVTM, với 13 vụ điều tra liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Thái Lan đã điều tra tổng cộng 105 vụ việc và áp dụng 66 biện pháp PVTM. Thái Lan đã tiến hành điều tra 8 vụ việc liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Trong khi đó, phía Việt Nam, từ trước đến nay Bộ Công Thương mới khởi xướng điều tra áp dụng tổng cộng 25 vụ việc PVTM.
Bộ Công Thương tiếp tục xem xét, thẩm định một số hồ sơ đề nghị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với một số mặt hàng mới và không có vụ việc điều tra mới phát sinh trong năm 2022. Tuy nhiên, Bộ đã hoàn thành điều tra với 6 vụ việc và tiến hành rà soát 7 biện pháp PVTM đang có hiệu lực để cân nhắc điều chỉnh mức độ, phạm vi và thời gian áp dụng.
| Xuất khẩu ngày 12-16/12: Thặng dư thương mại lên tới 10,68 tỷ USD; nguy cơ 'đòn' phòng vệ thương mại từ Mỹ Xuất nhập khẩu chạm mốc gần 700 tỷ USD, thặng dư thương mại lên tới 10,68 tỷ USD; nguy cơ "đòn" phòng vệ thương mại ... |
| Xuất khẩu ngày 18-23/12: Kim ngạch phần cứng, điện tử vượt ngưỡng 100 tỷ USD; nỗi lo phòng vệ thương mại từ Mỹ Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử vượt ngưỡng 100 tỷ USD; Mỹ thay đổi quy định, hàng Việt Nam "rơi vào tầm ngắm"... ... |
| Rà soát áp dụng biện pháp chống bán phá giá sợi dài làm từ polyester Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một ... |
| Ứng phó linh hoạt trong phòng vệ thương mại để không bị mất thị trường Song song với xuất khẩu tăng nhanh thời gian gần đây là số lượng vụ việc điều tra phòng vệ thương mại cũng gia tăng ... |
| Xuất khẩu ngày 9-11/6: Thêm một thị trường CPTPP chuộng cá ngừ Việt Nam; mặt đá thạch anh đối mặt nguy cơ phòng vệ thương mại tại Mỹ EU nới lỏng quy định đối với mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam; Thêm một thị trường CPTPP chuộng cá ngừ Việt Nam... ... |