TIN LIÊN QUAN | |
Phát triển kinh tế xanh - bắt đầu từ hành động nhỏ nhất | |
“Anh đồng nát” thành tỷ phú kim loại |
Thông tin đáng chú ý vừa được đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ quý II/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 17/7.
Gần 6.000 container phế liệu nhập khẩu tồn đọng
Báo cáo của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy, tính đến cuối tháng 6/2018, chỉ tính riêng các cảng tại TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng đã có gần 6.000 container phế liệu nhập khẩu tồn đọng. Trong đó, tại khu vực TP. Hồ Chí Minh tồn đọng khoảng 4.480 container (riêng cảng Cát Lái là 3.464 container), trong số này có hơn 2.000 container tồn đọng trên 90 ngày. Tại Hải Phòng có khoảng 1.244 container rác tồn đọng, trong đó có 737 container tồn đọng trên 90 ngày.
Nguyên nhân của tình trạng tồn đọng phế liệu tại các cảng biển, theo ông Thức là do từ cuối năm 2017, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành quy định dừng nhập khẩu 24 loại phế liệu phục vụ tái chế, gồm tám loại phế liệu nhựa nguồn gốc sinh hoạt, 11 loại phế liệu dệt may, bốn loại phế liệu quặng và một loại phế liệu giấy (trong đó có một số mã phế liệu nhựa và giấy trùng với danh mục phế liệu được phép nhập khẩu của Việt Nam).
Cảng Cát Lái hiện đang tồn động hàng nghìn container phế liệu nhập khẩu tổn đọng. (Nguồn: Báo Đấu Thầu) |
“Việc này đã tác động tiêu cực, dẫn đến các nước trước đây vẫn xuất khẩu chất thải rắn, phế liệu sang Trung Quốc như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Canada, các nước Bắc Âu… sẽ phải tìm đối tác, thị trường nhập khẩu mới như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia. Do đó, một số lượng lớn hàng phế liệu nhập khẩu từ các nước phát triển đã tràn về khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng các container tại các cảng biển, đặc biệt là phế liệu nhựa và giấy”, ông Thức nói.
Cũng theo ông Thức, bên cạnh đó còn có một số tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu gian lận thương mại như giả mạo giấy tờ, dùng địa chỉ ma để nhập phế liệu về các cảng biển...
Ông Thức cho hay, một nguyên nhân khác khiến việc nhập khẩu phế liệu tràn lan là do Việt Nam hiện chưa có cơ chế phòng ngừa, kiểm soát việc nhập khẩu phế liệu từ xa, từ ngoài biên giới; chỉ khi tàu cập cảng, hàng hóa được vận chuyển sắp xếp lên bờ mới làm thủ tục thông quan, mới kiểm tra giấy phép nhập khẩu phế liệu.
“Vì thế, chúng ta luôn bị động phải đối phó với những chủ tàu, chủ hàng cố tình vi phạm hoặc gian lận nhập phế liệu không đúng hoặc không có giấy phép vẫn nhập về…”, ông Thức phân tích.
Sẽ đấu giá quyền khai thác cát, sỏi lòng sông
Thông tin với báo chí, ông Lại Hồng Thanh – Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho biết, một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng khai thác cát bừa bãi là do khâu quản lý bến bãi. Cát sỏi cuối cùng vẫn phải đưa lên bờ. Vì thế cần có các chính sách mới để xâu chuỗi và quản lý thống nhất từ khi hạt cát hình thành cho đến khi được đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
Dự thảo Nghị định khai thác cát, sỏi lòng sông yêu cầu 100% các dự án khai thác cát, sỏi lòng sông sẽ được đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Ngoài ra, để giải quyết vấn đề trá hình trong nạo vét, duy tu luồng lạch (hình thức là nạo vét, duy tu luồng lạch nhưng thực chất là khai thác cát, sỏi lòng sông), Nghị định mới cũng quy định các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch phải được đấu thầu để chọn nhà thầu, thay vì xã hội hóa như trước đây. Với cát, sỏi thu được (nếu có) từ quá trình nạo vét, khơi thông luồng lạch thì sẽ đem đấu giá để bù chi phí nạo vét, khơi thông luồng lạch.
Dự thảo Nghị định khai thác cát, sỏi lòng sông yêu cầu 100% các dự án khai thác cát, sỏi lòng sông sẽ được đấu giá quyền khai thác khoáng sản. (Nguồn: Báo PL&DS) |
Mục tiêu của chính sách này là đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình cấp phép hoạt động thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông nhằm thu tối đa ngân sách nhà nước từ hoạt động đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Ngoài ra, Nghị định còn bao gồm chính sách thống nhất quản lý tài nguyên cát, sỏi lòng sông theo quy định của Luật khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, gắn với trách nhiệm bảo vệ lòng, bờ, bãi sông theo quy định của Luật tài nguyên nước, pháp luật liên quan.
Dự thảo Nghị định quản lý cát, sỏi lòng sông cũng khuyến khích sử dụng các khoáng sản có thể sản xuất cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên đồng thời nghiêm cấm việc sử dụng cát, sỏi đủ chất lượng để san lấp, cải tạo mặt bằng.
Đáng chú ý, Nghị định mới cũng gắn nhiều hơn trách nhiệm của UBND tỉnh, các Bộ, ngành trong vấn đề quản lý, cát sỏi lòng sông.
"Trại thủ lĩnh khí hậu": Cơ hội cho bạn trẻ yêu môi trường Từ ngày 31/7 – 5/8, Trung tâm Hành động, Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE) sẽ tổ chức chương trình tập huấn ... |
Việt Nam rất coi trọng vấn đề môi trường Tiếp bà Naoko Ishii, Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tại trụ sở Chính phủ ngày 30/5, Thủ ... |
Cần khuyến khích người dân tham gia hệ thống quản lý môi trường Đó là khẳng định của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân - GS.TS Trần Thọ Đạt tại tọa đàm về xung đột ... |