Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới. (Nguồn: VnEconomy) |
Bất chấp bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc trong năm ngoái vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt. Theo Tổng cục Hải quan, năm 2023, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch 2 chiều lên tới 171,9 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt trên 61 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2022 (tương ứng tăng thêm 3,5 tỷ USD). Trong đó, có 12 nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường này đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Tăng trưởng xuất khẩu ở thị trường Trung Quốc là điểm sáng trong xuất khẩu của cả nước trong bối cảnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm.
Còn theo số liệu của hải quan Trung Quốc, kim ngạch 2 chiều trong năm ngoái lên đến 229,8 tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 4,8%.
Là đối tác thương mại lớn nhất, Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới (sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga).
Tiếp đà hồi phục của cuối năm ngoái, quý I/2024, xuất nhập khẩu 2 nước vượt 42 tỷ USD.
Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước luôn duy trì đà phát triển mạnh mẽ. Trước những biến động và thách thức phức tạp của thế giới, việc duy trì được đà phát triển này là không hề đơn giản.
Hai bên cũng tích cực phối hợp từng bước tháo gỡ khó khăn trong hợp tác kinh tế, đầu tư và tạo điều kiện để đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu.
Gần đây, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc, đặc biệt là rau quả chiếm tỷ trọng không lớn nhưng rất quan trọng trong thương mại song phương, và được các nhà lãnh đạo 2 nước đặc biệt coi trọng. Trung Quốc liên tục gia tăng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam.
Hiện, Trung Quốc đang xem xét các thủ tục mở cửa thị trường cho nhiều loại nông thủy sản cho Việt Nam, trong đó có trái dừa tươi, rau quả đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, roi..Các mặt hàng khác như dược liệu đông y có nguồn gốc thực vật, thịt bò, thịt heo, sản phẩm từ gia súc, gia cầm cũng được nước láng giềng tạo điều kiện nhập khẩu.
Năm 2023, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 139,5%, chiếm 65% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 500.000 tấn, với tổng giá trị 2,1 tỷ USD.
Dự báo, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng rau quả sang Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì đà phát triển mạnh mẽ này trong năm 2024.
Quý I/2024, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục đà tăng trưởng cao, đạt hơn 42 tỷ USD, trong đó, nước ta xuất khẩu Trung Quốc 12,68 tỷ USD, tăng 5,2% (cùng kỳ năm 2023 giảm 10,2%); nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 29,4 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 14,6%). |
(theo Báo Đầu tư)
| Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là sự tiếp nối truyền thống quan hệ Trung Quốc-Việt Nam Nhân dịp chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (7-12/4), Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng ... |
| Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức Trung Quốc Nhận lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế, sáng ... |
| Hiệu ứng lan tỏa, động lực mạnh mẽ cho 'giai đoạn tốt nhất' của quan hệ Việt Nam-Trung Quốc Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một lãnh đạo cấp cao Việt Nam ... |
| Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc Đúng 14h50 (giờ Bắc Kinh tức 13h50 giờ Hà Nội) ngày 7/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp ... |
| Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc Ngày 7/4 (giờ địa phương), ngay sau khi đến thủ đô Bắc Kinh bắt đầu thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ... |