Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm của UNCLOS

Từ ngày 9-13/6/2014 tại trụ sở Liên hợp quốc, New York, Hoa Kỳ đã diễn ra Hội nghị lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Tham dự Hội nghị có 159/166 quốc gia thành viên của Công ước. Hội nghị đã xem xét và thông qua báo cáo về hoạt động trong năm 2013 của Tòa án quốc tế về Luật Biển, Cơ quan Quyền lực đáy đại dương và Ủy ban Ranh giới ngoài thềm lục địa – ba cơ quan được thành lập theo quy định của Công ước; bầu ra bảy thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển nhiệm kỳ 2014 - 2021 và một thành viên Ủy ban Ranh giới ngoài thềm lục địa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Lê Hoài Trung dẫn đầu Đoàn Việt Nam tại hội nghị. (Nguồn: Vietnam+)

Tại phiên họp toàn thể của Hội nghị, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc, Trưởng đoàn Việt Nam, đã phát biểu đề cao vị trí và vai trò của Công ước như một “Hiến chương về Đại dương” và là thành quả nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng một trật tự pháp lý quốc tế hợp lý và công bằng trong việc sử dụng, khai thác, quản lý và phát triển bền vững biển và đại dương. Đại sứ cũng nhấn mạnh trong những năm qua, Việt Nam luôn là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của Công ước, nghiêm túc thực hiện các quy định của Công ước và nỗ lực góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông – vùng biển có ý nghĩa quan trọng không chỉ về kinh tế, phát triển đối với các quốc gia ven biển mà còn cả về giao thông, thương mại đối với các quốc gia ngoài khu vực.

Trong bài phát biểu, Đại sứ Lê Hoài Trung đã thông báo cho Hội nghị diễn biến nghiêm trọng trên Biển Đông thời gian gần đây do việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam và huy động hơn 100 tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự và máy bay, đâm va, phun vòi rồng vào các tàu dân sự của Việt Nam, thậm chí đâm chìm một tàu cá Việt Nam với 10 ngư dân trên tàu khi tàu đang hoạt động đánh bắt bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đại sứ đã lên án các hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước và đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông. Đại sứ Lê Hoài Trung nêu rõ các hành vi này đã vi phạm luật pháp quốc tế và các quy định của Công ước, đi ngược lại Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như các thỏa thuận giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam đã hết sức kiềm chế và liên tiếp đưa ra những đề nghị có tính chất xây dựng. Việt Nam đã có trên 30 cuộc giao thiệp ở các cấp và qua các kênh khác nhau để yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu hộ tống, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc đối thoại; đồng thời đã đề nghị sớm tiến hành trao đổi và đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc không những không đáp ứng tích cực yêu cầu của Việt Nam cũng như kêu gọi của cộng đồng quốc tế mà còn tiếp tục những hành vi sai trái của mình. Đại sứ Lê Hoài Trung tiếp tục yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam và giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình khác phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển. Đại sứ cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế, kể cả các nước thành viên Công ước, tiếp tục quan tâm đến tình hình Biển Đông, phản đối các hành vi đơn phương gây căng thẳng, đồng thời ủng hộ việc không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trong phần thảo luận, đoàn Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, tiếp tục chỉ ra tính bất hợp pháp của việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam; bác bỏ những quan điểm sai trái và xuyên tạc mà đoàn Trung Quốc trình bày tại Hội nghị.

Cũng trong Hội nghị, một số nước như Nhật Bản, Philippines, Malaysia… đã phát biểu bày tỏ quan tâm và lo ngại trước những diễn biến phức tạp tại Biển Đông, kêu gọi các bên kiềm chế, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển, đồng thời đề nghị các bên tranh chấp nghiêm túc chấp hành các quy định trong DOC và nhanh chóng kết thúc đàm phán COC. Đoàn Philippines khẳng định ủng hộ lập trường của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp và lên án một số hành vi vi phạm khác của Trung Quốc trong thời gian qua nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông./.

B.C

Đọc thêm

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các ...
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động