TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam-New Zealand: 45 năm không ngừng củng cố và phát triển | |
Việt Nam - New Zealand phấn đấu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại hai chiều vào năm 2020 |
Lễ ký thỏa thuận hợp tác tại Diễn đàn Kinh doanh Việt Nam - New Zealand trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới New Zealand vào tháng 3/2018. |
Kể từ khi chính thức thiết lập ngoại giao (1975-2020), trải qua bốn thập kỷ, quan hệ Việt Nam-New Zealand đã có bước phát triển lớn mạnh trên nhiều lĩnh vực, trong đó kinh tế, thương mại và nông nghiệp là những điểm nhấn quan trọng trong quan hệ hợp tác hai bên.
Điểm sáng nông nghiệp
Là một trong những dự án hợp tác nông nghiệp nổi bật giữa Việt Nam-New Zealand, tháng 7/2019, thương hiệu rau an toàn Lá Lành đã chính thức ra mắt người tiêu dùng và được đưa vào phân phối tại nhiều siêu thị lớn ở khu vực phía Nam.
Chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm được trồng theo phương pháp canh tác thực hành nông nghiệp tốt và bền vững, đảm bảo sản xuất, cung ứng sản phẩm chất lượng cao, an toàn mà người tiêu dùng có thể tin mua, giúp ích cho sức khỏe, đồng thời bảo vệ môi trường.
Lấy thí điểm tại tỉnh Bình Định, dưới sự hỗ trợ về kỹ thuật của Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand, mô hình sản xuất rau Lá Lành đã được thực hiện ở các huyện Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh trước khi mở rộng ra Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ. Dự án hướng tới mục tiêu thu hút 2.000 hộ nông dân trong những năm tới, góp phần đưa tổng diện tích rau an toàn của Bình Định lên 2.000 ha.
TS Michael Lay-Yee, Giám đốc Dự án Rau an toàn Bình Định đánh giá: “Lá Lành là thành quả của tinh thần cộng đồng trách nhiệm và nỗ lực to lớn giữa các cơ quan liên quan của Việt Nam cũng như New Zealand. Mô hình hợp tác độc đáo, hiệu quả này xứng đáng được nhân rộng, lan tỏa xa hơn”.
Ngoài dự án rau an toàn tại Bình Định, New Zealand cũng đang hỗ trợ Việt Nam ngành trồng giống thanh long mới có khả năng chống chịu bệnh cao và hương vị hấp dẫn hơn thông qua chương trình Viện trợ Phát triển New Zealand tại khu vực miền Nam; dự án gây trồng giống bơ, chanh leo chất lượng cao tại tỉnh Đắk Nông; dự án nghiên cứu cách làm giảm thất thoát hậu thu hoạch cho cây gạo…
Trước đó, năm 2018, tiếp nối xoài và thanh long, quả chôm chôm Việt Nam cũng đã chính thức được xuất khẩu vào thị trường New Zealand sau bảy năm nộp hồ sơ và đàm phán, góp phần gia tăng đáng kể kim ngạch thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Wendy Matthews đi thăm dự án viện trợ ngành trồng giống thanh long mới tại tỉnh Tiền Giang. |
New Zealand hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ 31 của Việt Nam trong khi Việt Nam là đối tác lớn thứ 17 của New Zealand. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai bên tăng đều qua các năm. |
Đối tác tiềm năng
Theo Vụ Đông Nam Á, Nam Á, Nam Thái Bình Dương (Bộ Ngoại giao), New Zealand hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ 31 của Việt Nam trong khi Việt Nam là đối tác lớn thứ 16 của New Zealand.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai bên tăng đều qua các năm, từ 300 triệu USD năm 2009 lên 750 triệu USD năm 2013 (tốc độ tăng bình quân khoảng 20%/năm). Năm 2014, kim ngạch thương mại giữa hai bên đạt hơn 800 triệu USD, 2015 đạt hơn 700 triệu USD, năm 2016 đạt xấp xỉ 707 triệu USD, năm 2017 đạt hơn 900 triệu USD và đạt gần 1 tỷ USD năm 2018.
Tính riêng trong năm 2019, tổng kim ngạch thương mại hàng hoá và dịch vụ hai chiều giữa Việt Nam và New Zealand đã tăng 12%, đạt mức hơn 1,1 tỷ USD. Hai bên đang thúc đẩy các biện pháp xúc tiến thương mại, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên mức 1,7 tỷ USD trong năm 2020.
Nền kinh tế Việt Nam và New Zealand có tính chất bổ sung cho nhau trên nhiều phương diện. New Zealand hiện đang là thị trường xuất khẩu quan trọng và tiềm năng của Việt Nam cho các mặt hàng như nông sản, thủy sản, cà phê, hạt điều, máy vi tính, điện thoại, sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép, vật liệu xây dựng...
Về đầu tư, tính đến tháng 2/2020, New Zealand có 41 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 209,44 triệu USD, đứng thứ 47/132 quốc gia và lãnh thổ có đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam có 10 dự án đầu tư vào New Zealand, với tổng vốn đăng ký 32,7 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ, đứng thứ 27/76 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư của Việt Nam ở nước ngoài.
Tin liên quan |
Việt Nam-New Zealand: 45 năm không ngừng củng cố và phát triển |
Khai thác tốt cơ hội từ các FTA
Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, thương mại giữa New Zealand và Việt Nam đã tăng 330% kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN, Australia, New Zealand (AANZFTA) có hiệu lực vào năm 2010.
Theo cựu Đại sứ Việt Nam tại New Zealand Nguyễn Việt Dũng, bên cạnh các lợi thế có được từ Hiệp định AANZFTA, việc Việt Nam và New Zealand đều là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết tại Chile năm 2019, sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai nước thông qua việc mở cửa thương mại hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy dòng vốn đầu tư. Hiệp định cũng được kỳ vọng sẽ mở ra những lĩnh vực hợp tác mới cho hợp tác thương mại giữa hai bên.
Hợp tác kinh doanh giữa New Zealand và Việt Nam đang bùng nổ trong các lĩnh vực sản phẩm thực phẩm và đồ uống chất lượng cao, công nghệ nông nghiệp, giáo dục và các dịch vụ công nghệ thông tin tiên tiến trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, tài chính và hàng không… và các mối liên kết này sẽ tiếp tục được tăng cường hơn nữa với CPTPP.
Các nền kinh tế có trong CPTPP chiếm 13,3% GDP toàn thế giới với tổng trị giá lên tới 10,6 nghìn tỷ USD. CPTPP cũng bao gồm các cam kết để đảm bảo rằng các nền kinh tế ở mọi cấp độ phát triển và các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, có thể hưởng lợi từ thương mại tăng cường.
Theo đánh giá của Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Wendy Matthews, đây cũng là cơ hội lớn cho doanh nghiệp của hai nước. “Cần đảm bảo rằng các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thông tin phù hợp để tận dụng các cơ hội. Đây sẽ là chìa khóa để đảm bảo FTA được tận dụng đầy đủ và thành công”, bà Wendy Matthews nói.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, Hiệp định AANZFTA, CPTPP và trong tương lai là cả Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), sẽ cung cấp nhiều sự lựa chọn tốt hơn cho các doanh nghiệp cả hai nước Việt Nam và New Zealand, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực, từ đó xây dựng các chương trình hợp tác đa phương và song phương trong khu vực một cách hiệu quả.
“Trước đây New Zealand chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng hiện đang đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam, và các công ty New Zealand cũng đang đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trong một số lĩnh vực, như sản xuất đồ gỗ. Còn có rất nhiều tiềm năng hai bên có thể đẩy mạnh hợp tác hơn nữa như giáo dục, dịch vụ, và tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp New Zealand đều thấy Việt Nam là một trong những đối tác lý tưởng so với nhiều nước khác trong khu vực”. Bộ trưởng Phát triển Kinh tế, Giáo dục đại học, Kỹ năng và nghề nghiệp New Zealand Steven Joyce. |
| [Infographics] Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-New Zealand Những năm gần đây, quan hệ hai nước Việt Nam-New Zealand phát triển nhanh, mạnh thể hiện mức độ gắn kết ngày càng gia tăng. |
| Kết nối và thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam-New Zealand Từ ngày 16-18/4, đoàn đại biểu các doanh nghiệp Việt Nam đã thăm và khảo sát thị trường tại Auckland, New Zealand. |
| Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-New Zealand Nhận lời mời của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng New Zealand do ... |