Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ASEAN và thứ 40 thế giới, năng động và có độ mở cao, với quy mô thương mại quốc tế nằm trong top 20 toàn cầu. Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images) |
Bài viết nhận định, tên gọi Thăng Long xưa phản ánh đúng hình ảnh sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam hiện nay. Vị trí chiến lược của Việt Nam - nằm ở trung tâm khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, gần các thị trường lớn ở châu Á, với khả năng tiếp cận các tuyến vận chuyển toàn cầu quan trọng khiến nơi đây trở thành trung tâm phân phối và hậu cần lý tưởng.
Không có gì ngạc nhiên khi EDC chọn Việt Nam để đặt văn phòng đại diện tiếp theo tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Văn phòng này dự kiến khai trương vào mùa Thu, với mục tiêu tăng gấp đôi giá trị thương mại Canada-Việt Nam trong năm năm tới.
Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế để thu hút đầu tư kinh doanh, trong đó có dân số trẻ và tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu đang vượt xa nhiều nước trong khu vực. Mặc dù mức lương tối thiểu đang tăng lên, nhưng chi phí lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn các quốc gia tương đương ở khu vực. Khi chuyển sang các hoạt động công nghiệp có giá trị cao hơn, Việt Nam trở thành một thị trường ngày càng được săn đón đối với các nhà sản xuất.
Ngoài ổn định về chính trị, Chính phủ Việt Nam còn cam kết cải cách và tự do hóa kinh tế. Môi trường đầu tư nước ngoài tiến bộ đang tạo ra các ưu đãi về thuế và mức giá trong một số lĩnh vực ưu tiên và khu vực địa lý nhất định.
Việt Nam đang đầu tư mạnh vào phát triển cơ sở hạ tầng. Với cam kết đạt mức phát thải bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam cũng đang tìm cách tăng nhanh cơ cấu năng lượng tái tạo. Nhiều dự án trên toàn quốc đang được triển khai về năng lượng xanh, quản lý chất thải và phát triển đô thị một cách bền vững. Bên cạnh đó, Việt Nam có nền kinh tế kỹ thuật số lành mạnh dự kiến sẽ đạt khoảng 38 tỷ USD vào năm 2025.
Là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương - như với Trung Quốc, Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU), ASEAN-Việt Nam là một quốc gia luôn mở rộng cánh cửa cho hoạt động kinh doanh.
| Việt Nam - Cửa ngõ để doanh nghiệp Canada tiếp cận thị trường Ấn Độ-Thái Bình Dương Sau 5 năm thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), kim ngạch thương mại giữa Việt ... |
| Việt Nam là một trong những ngôi sao đang lên, đi ngược lại xu hướng toàn cầu Các nền kinh tế tự do đang suy giảm trên toàn thế giới, nhưng Việt Nam lại đi ngược xu hướng chung. |
| Canada đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp với Việt Nam và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Chiều 26/3, tại trụ sở Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, bà Deidrah Kelly, Giám đốc điều hành Văn phòng Nông nghiệp và thực ... |
| Việt Nam - một trong những ưu tiên của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Đó là khẳng định của Chủ tịch Phái đoàn Ban công tác châu Á và châu Đại Dương của Hội đồng Liên minh châu Âu ... |
| Thúc đẩy đối thoại vì một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hòa bình, hợp tác và phát triển Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vừa qua tại Hà Nội, nhiều quan chức, chuyên gia, học giả cho rằng thượng tôn ... |