TIN LIÊN QUAN | |
Đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới | |
Việt Nam mong muốn Nhật Bản hỗ trợ phát triển công nghệ phụ trợ |
Đây là một trong các nội dung quan trọng của Bản ghi nhớ về việc triển khai tiếp nhận thực tập sinh ngành hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản được ký ngày 3/8 giữa Cục Quản lý lao động ngoài nước ngoài, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam với Cục Phúc lợi xã hội và Nạn nhân chiến tranh, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản nhân chuyến thăm của Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp.
Nội dung của Bản ghi nhớ bao gồm các quy định về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên công ty phái cử phải đáp ứng khi triển khai chương trình.
Cụ thể, phía nghiệp đoàn Nhật Bản chịu trách nhiệm chi trả tiền học phí đào tạo tiếng Nhật cho thực tập sinh trước khi xuất cảnh, đảm bảo đáp ứng quy định của Nhật Bản đối với công ty phái cử.
Ngoài ra, các nghiệp đoàn giám sát và tổ chức tiếp nhận Nhật Bản phải chịu trách nhiệm đào tạo tiếng Nhật và chuyên môn hộ lý để thực tập sinh thi đỗ kỳ thi chuyển giai đoạn sau 1 năm thực tập đầu tiên.
Các nghiệp đoàn giám sát cũng chịu trách nhiệm chi trả phí quản lý cho doanh nghiệp phái cử trong suốt thời gian thực tập sinh thực tập tại Nhật Bản.
Đại diện hai bên ký kết biên bản ghi nhớ (MOC). |
Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, thực tập sinh hộ lý có những đặc thù riêng khác với các ngành nghề khác. Những thực tập sinh hộ lý để đáp ứng công việc tại Nhật Bản phải có kỹ năng trong chăm sóc người già, người bệnh và khả năng giao tiếp tiếng Nhật.
Để triển khai thành công chương trình này, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã rất nỗ lực trong thời gian qua. Bộ cũng đã giao cho Cục Quản lý lao động ngoài nước đàm phán với Cục Phúc lợi xã hội và Nạn nhân chiến tranh, Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản về việc xây dựng các quy định riêng, liên quan đến phái cử và tiếp nhận thực tập sinh ngành hộ lý của Việt Nam sang thực tập tại Nhật Bản, đảm bảo phù hợp với pháp luật của hai nước.
Thông qua việc khảo sát một số cơ sở chăm sóc sức khỏe có nhu cầu tiếp nhận thực tập sinh hộ lý Việt Nam trong chuyến thăm lần này, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp tin tưởng việc triển khai chương trình phái cử thực tập sinh hộ lý sang Nhật Bản sẽ đạt hiệu quả và mục tiêu đề ra.
Việc ký kết Bản ghi nhớ cũng nhằm hiện thực hóa quy định mới đối với lao động nước ngoài vừa được Nhật Bản chính thức công bố ngày 29/7 vừa qua. Theo đó, Nhật Bản đã bổ sung ngành hộ lý vào danh mục các ngành nghề được thực tập kỹ năng 3 năm tại nước này, nâng tổng số ngành nghề tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài lên 77 ngành.
Trước áp lực thiếu lao động trầm trọng trong một số lĩnh vực như y tế, nông nghiệp... Nhật Bản đã phải mở rộng thêm danh mục các ngành tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài và kéo dài thời gian thực tập tại nước này từ 3 năm lên 5 năm tùy theo những điều kiện nhất định.
Đây cũng là cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường lao động, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản: Thắt chặt quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản Nhận lời mời của Nhà nước Nhật Bản, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản ... |
Đại học Việt-Nhật sẽ trở thành Havard của châu Á Trưa 8/3, tại Hà Nội, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt ... |
Quan hệ Việt-Nhật vẫn tiếp tục phát triển sâu rộng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng nhận thấy mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản tiếp tục phát triển sâu rộng và ... |