Việt Nam sẽ hưởng lợi khi G7 đánh thuế công ty đa quốc gia?

Dương Nguyễn
Nhóm các nước G7 vừa thông qua thỏa thuận chung về liên minh đánh thuế các công ty đa quốc gia. Việt Nam được hưởng lợi gì từ thỏa thuận này?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam sẽ hưởng lợi khi G7 đánh thuế công ty đa quốc gia?
TS. Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol (Anh)

TS. Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol (Anh), người thường xuyên theo dõi, bình luận các vấn đề quốc tế, trao đổi xung quanh vấn đề này.

Thường xuyên quan sát các vấn đề quốc tế, ông có thể cho biết nội dung cốt lõi của thỏa thuận chung về liên minh đánh thuế các công ty đa quốc gia?

Tư tưởng cốt lõi của thỏa thuận này là hướng tới giảm thiểu tác động của việc các công ty chuyển lợi nhuận từ quốc gia và lãnh thổ có thuế suất cao hơn sang quốc gia và lãnh thổ có thuế suất thấp hơn. Tuyên bố chung lần này là một bước tiến quan trọng trong tiến trình “thỏa thuận marathon” kéo dài từ năm 2013. Theo đó, Mỹ và các nước khác trong G7 đều chấp nhận nhượng bộ.

Thỏa thuận này có 2 trụ cột quan trọng.

Thứ nhất, các quy định buộc các công ty “toàn cầu” (global firms) có lợi nhuận biên ít nhất 10% sẽ bị đánh thuế ở quốc gia mà họ có hoạt động kinh doanh (thay vì ở quốc gia mà họ đặt trụ sở) với phần lợi nhuận cao hơn mức 10%. Theo thỏa thuận ban đầu, ít nhất 20% của phần lợi nhuận thặng dư đó cần phải được tính cho nơi tạo ra doanh thu, nghĩa là chính quyền ở các nơi này phải thu được thuế. Đây được xem là một cách đánh thuế “công bằng hơn” (như nước Anh tuyên bố).

Tin liên quan
G7 đạt được thoả thuận lịch sử về thuế doanh nghiệp toàn cầu, quy định mức tối thiểu 15% G7 đạt được thoả thuận lịch sử về thuế doanh nghiệp toàn cầu, quy định mức tối thiểu 15%

Nhiều công ty công nghệ như Google, Microsoft và Facebook đang tận dụng việc đặt trụ sở ở những thiên đường thuế như Ireland, Singapore hay Bermuda để trả rất ít thuế. Chẳng hạn, chi nhánh tại Ireland của Microsoft không trả một đồng thuế nào từ lợi nhuận 315 tỷ USD trong năm 2020 vì chi nhánh này đăng ký ở Bermuda.

Thứ hai, các nước G7 cũng đồng ý mức thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu 15%. Đây là một động thái để tránh “cuộc đua về đáy”, nghĩa là các nước đua nhau hạ thuế suất để cạnh tranh thu hút các công ty về mở trụ sở nhằm thu được thuế.

Mỹ chấp nhận nhượng bộ không ít trong vấn đề này, vì các công ty bị ảnh hưởng mạnh chính là các công ty công nghệ lớn của Mỹ. Đổi lại, có thể các nước châu Âu sẽ bỏ đi một số khoản thuế đánh lên các giao dịch số. Mặt khác, với việc đồng ý thỏa thuận thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu giữa các nước G7, Mỹ có thể yên tâm tăng thuế trong nước mà không sợ bị các nước khác hạ thuế quá thấp làm các công ty rời khỏi Mỹ.

Như vậy, có thể hiểu, các công ty đa quốc gia cung cấp dịch vụ ở nước nào có phát sinh doanh thu thì nộp thuế ở đó, chứ không được chuyển về những thiên đường thuế như BVI, Ireland... như trước đây. Quy định này chỉ áp dụng với các nước trong khối G7 hay áp dụng toàn cầu, thưa ông?

Cho đến thời điểm này, chưa biết cụ thể thỏa thuận này sẽ áp dụng rộng rãi đến đâu. Bởi vì phần 2 của thỏa thuận liên quan đến mức thuế suất tối thiểu 15% và nhiều quốc gia không đáp ứng nhu cầu này. Mặt khác, một thỏa thuận quá rộng lớn sẽ rất khó thông qua ở Quốc hội Mỹ vì nhiều công ty Mỹ sẽ bị ảnh hưởng về vấn đề thuế suất nói trên.

Hơn nữa, không nên quá lạc quan rằng, tất cả lợi nhuận phát sinh ở một quốc gia thì được tính thuế. Theo thỏa thuận ban đầu, chỉ 20% phần lợi nhuận vượt trội trên ngưỡng 10% thì mới được “chia lại” về các quốc gia phát sinh doanh thu. Theo một số ước tính ban đầu của các ngân hàng đầu tư, thực tế, mức tăng doanh thu thuế của các nước G7 tham gia có thể rất hạn chế, chỉ vài phần trăm.

Lợi ích lớn nhất của thỏa thuận này có lẽ là việc cho thấy Mỹ đã sẵn sàng hợp tác với các nước trong vấn đề thuế quan và thương mại cũng như về hoạt động của các công ty đa quốc gia, tránh việc trừng phạt lẫn nhau bằng những sắc thuế khác nhau, trong khi các công ty lại tránh được hầu hết các khoản thuế đó do sự bất hợp tác, gây chiến thương mại và thuế quan với nhau giữa các quốc gia.

Thưa ông, liệu thỏa thuận này có hạn chế được tình trạng chuyển giá của một số công ty đa quốc gia hoặc né thuế của một số “Big Tech” (công ty công nghệ lớn) tại Việt Nam?

Về cơ bản, thỏa thuận này sẽ hạn chế bớt tình trạng chuyển giá của một số công ty đa quốc gia về các thiên đường thuế, và một số nước hy vọng sẽ thu thêm nhiều tiền thuế hơn khi doanh thu phát sinh ở nước họ. Tuy nhiên, thỏa thuận này có bao gồm Việt Nam hay không, thì hiện vẫn chưa rõ, cần chờ thỏa thuận được thông qua nhiều vòng đàm phán nữa, cụ thể là tháng 7/2021 ở hội nghị của G20.

Cho dù thỏa thuận này được mở rộng hơn, không có gì đảm bảo nó có thể vượt qua “cửa” quốc hội ở nhiều nước. Một trong những rào cản lớn nằm ở ngay Quốc hội Mỹ, nơi các đại công ty sẽ lobby (vận động hành lang - PV) mạnh để các nghị sĩ yêu cầu có những điều chỉnh hoặc phủ quyết thỏa thuận này.

Theo ông, Việt Nam có nên ký một thỏa thuận tương tự với Nhật Bản, Hàn Quốc và những đối tác đang có nhiều tập đoàn lớn đầu tư tại Việt Nam?

Đây có thể là một gợi ý tốt cho Việt Nam đàm phán với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore - những quốc gia, vùng lãnh thổ có nhiều tập đoàn đầu tư hoặc hoạt động ở Việt Nam để tránh chuyển giá.

Nhưng cần nhận thấy thực tế rằng, thỏa thuận này mất gần một thập kỷ thương lượng (từ năm 2013) mà mới có được một bước tiến lớn và vẫn còn rất xa đích đến. Mỹ chỉ chấp nhận nhượng bộ để đổi lại một cam kết thuế suất tối thiểu cũng như khả năng các nước châu Âu sẽ bỏ đi thuế giao dịch điện tử. Nghĩa là, chính quyền và công ty Mỹ cũng nhận được một số lợi ích nhất định trong chuyện chấp nhận nhượng bộ.

Trong trường hợp của Việt Nam, nước ta đang dành nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài, vậy họ cần điều gì ở ta để phải ngồi lại nhượng bộ? Các thiên đường thuế như Singapore vì sao phải chấp nhận ngồi lại thương lượng? Chúng ta còn có thể ưu đãi thêm những gì để đổi lại một thỏa thuận thuế quan có lợi hơn cho ta? Đây chính là cái khó của Việt Nam khi đã đối xử ưu huệ với nhà đầu tư nước ngoài, khiến chúng ta đang có rất ít “tiền cược” trên bàn đàm phán.

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh G7: Cơ hội cuối cùng cho phương Tây?
Tổng thống Mỹ Biden có cách chấm dứt 'thời đại mạ vàng' của ngành công nghệ toàn cầu
Canada hưởng lợi gì từ gói kích thích hàng ngàn tỷ USD của Mỹ
Google thay đổi chính sách, Youtuber Việt bị đánh thuế lên đến 30%
Mỹ hoãn áp thuế vô thời hạn một số hàng hóa nhập khẩu từ Pháp, Paris lập tức nêu quan điểm

(theo Báo Đầu tư)

Xem nhiều

Đọc thêm

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó ...
Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên: Biểu tượng của khát vọng vươn cao, hội nhập và phát triển bền vững

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên: Biểu tượng của khát vọng vươn cao, hội nhập và phát triển bền vững

Sáng 22/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh (Bến Thành - ...
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Máy bay Hải quân Mỹ bị 'bắn nhầm', 2 phi công thoát nạn trong gang tấc

Máy bay Hải quân Mỹ bị 'bắn nhầm', 2 phi công thoát nạn trong gang tấc

Quân đội Mỹ thông báo chiếc F/A-18 của Hải quân nước này đã bị bắn hạ trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12 (giờ Việt Nam) trong 'một vụ rõ ...
Lịch cúp điện Tây Ninh  hôm nay ngày 23/12/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 23/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/12/2024.
Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ngân hàng Trung ương Nga đã khiến thị trường ngạc nhiên khi giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 21%.
Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Khi thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm cơ hội.
Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tung 'chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, nhằm vẹn nguyên huyết mạch kinh tế cho đất nước.
Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Năm 2024, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch Covid-19 và các xung đột liên tiếp xảy ra trên toàn cầu.
Chính phủ Iran tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng đang hoành hành

Chính phủ Iran tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng đang hoành hành

Các vấn đề của ngành năng lượng Iran ngày càng trầm trọng hơn do trữ lượng khí đốt cạn kiệt.
Fed đau đầu 'dè chừng' loạt chính sách khó lường của ông Donald Trump

Fed đau đầu 'dè chừng' loạt chính sách khó lường của ông Donald Trump

Sự trở lại của ông Donald Trump tại Nhà Trắng đang đưa Fed vào thế khó khi phải đối mặt với những bất ổn từ các đề xuất chính sách gây tranh cãi.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động