Việt Nam thành một điểm đến hàng đầu cho đầu tư quốc tế. (Nguồn: Vneconomy) |
Thông tin trên được trang CNBC dẫn báo cáo của New World Wealth (Công ty Phân tích sự thịnh vượng trên toàn cầu) và Henley & Partners (Công ty Tư vấn về định cư và quốc tịch thông qua đầu tư) đăng tải ngày 20/2.
Theo chuyên gia phân tích Andrew Amoils của New World Wealth, Việt Nam được dự báo sẽ tăng mức độ thịnh vượng 125% trong 10 năm tới. Đây sẽ là mức gia tăng tài sản lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào khi xét về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người và số lượng triệu phú.
Bên cạnh đó, Ấn Độ (có khả năng trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027) sẽ đứng thứ hai về mức gia tăng tài sản, dự kiến là 110%.
Chuyên gia Andrew Amoils nói: “Việt Nam là trung tâm sản xuất ngày càng được ưa thích đối với các tập đoàn đa quốc gia về công nghệ, ô tô, điện tử, quần áo và dệt may. Đất nước hình chữ S hiện có 19.400 triệu phú USD và 58 cá nhân có tài sản trị giá hàng trăm triệu USD.
Tin liên quan |
Lạc quan về triển vọng của Việt Nam trong năm 2024 |
Việt Nam cũng được coi là quốc gia tương đối an toàn so với các quốc gia khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này giúp các công ty có thêm động lực để thiết lập các hoạt động sản xuất tại Việt Nam”.
Một bản tin trong cùng ngày trên trang BnnBreaking.com cũng đưa ra thông tin là Việt Nam sẽ gia tăng sự thịnh vượng 125% trong vòng 1 thập niên tới.
Theo báo cáo của hãng tư vấn McKinsey, Việt Nam có “vị trí chiến lược” (chung đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc và gần các tuyến thương mại hàng hải trọng yếu), chi phí lao động thấp, cùng với cơ sở hạ tầng hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa.
Những yếu tố nói trên đã giúp Việt Nam thành một điểm đến hàng đầu cho đầu tư quốc tế.
Ông Andy Ho, Tổng Giám đốc Hội đồng Đầu tư của VinaCapital Group dự báo: “Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và hầu hết người dân đều được hưởng lợi”.
Theo ông, Việt Nam cũng đang được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khi nhiều tập đoàn đa quốc gia đa dạng hóa sản xuất sang Việt Nam trong chiến lược “Trung Quốc+1” và liên tục rót vốn đầu tư vào Việt Nam.
“Các khoản đầu tư nước ngoài là ‘tiền đầu tư dài hạn’, tạo ra việc làm tốt với mức lương xứng đáng và giúp hàng triệu người Việt Nam cải thiện chất lượng cuộc sống”, Tổng Giám đốc Hội đồng Đầu tư của VinaCapital Group nói.
Dù vậy, theo các chuyên gia, Việt Nam đang phải đối mặt với một số rào cản kìm hãm tốc độ tăng trưởng nhanh.
Ông Andy Ho nhận thấy, suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài cũng có thể tác động đến nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường phát triển, từ đó có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Ông nhấn mạnh: "Bất kỳ sự giảm giá mạnh nào của đồng tiền cũng có thể gây trở ngại".
Tuy nhiên, ông Ho khẳng định, Việt Nam có khả năng vượt qua những thách thức có thể nảy sinh trong tương lai.
“Phải có nhiều chuyện xảy ra mới làm cho Việt Nam chệch khỏi con đường tăng trưởng hiện tại”, ông Andy Ho tin tưởng.
| ADB: Việt Nam bảo đảm sức chống chịu cao của nền kinh tế Chính phủ Việt Nam đã đạt được sự cân bằng giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa để ổn định kinh tế vĩ ... |
| JETRO: Doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn Chiều 26/1, tại Hà Nội, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật ... |
| Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024: Tình hình kinh tế - xã hội phục hồi tích cực; vị thế đất nước tiếp tục được nâng lên Chiều 1/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo thường ... |
| Chuyên gia Đức: Tôi đã phải lòng Việt Nam từ những ngày đầu tiên GS. TS. Andreas Stoffers, Giám đốc quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam hào hứng chia sẻ về tình yêu văn hóa, ... |
| Lạc quan về triển vọng của Việt Nam trong năm 2024 Việt Nam rất may mắn vì nằm ở khu vực được xác định là trung tâm địa chính trị, địa kinh tế mới của thế ... |