Việt Nam tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Nhân ngày nhân Quyền thế giới (10/12), Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Phó Trưởng Ban chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ, có bài viết riêng cho TG&VN về vấn đề này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
viet nam tham gia va thuc hien cac cam ket quoc te ve quyen con nguoi
Đoàn Việt Nam gặp gỡ các đại biểu tham dự phiên họp lần thứ 18 về UPR tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Quyền con người là giá trị chung của nhân loại, là thành quả của cuộc đấu tranh của con người qua hàng nghìn năm lịch sử. Ngày nay, bảo đảm quyền con người đã trở thành mục tiêu phấn đấu chung của cộng đồng quốc tế, được phản ánh trong chính sách của các quốc gia cũng như trong chương trình nghị sự của các tổ chức quốc tế. Với Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới, bảo vệ quyền con người và thúc đẩy hợp tác về quyền con người là một trong ba trụ cột chính, bên cạnh lĩnh vực hòa bình - an ninh và hợp tác - phát triển.

Đối với Việt Nam, quyền con người vừa là những giá trị phổ quát, được thừa nhận rộng rãi, đồng thời cũng phản ánh những giá trị truyền thống của một dân tộc Việt Nam khoan dung, yêu hòa bình, “lấy chí nhân thay cường bạo” và phản ánh thành quả của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giành độc lập, tự do, chống giặc ngoại xâm, tiến tới xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân. Chính vì vậy, suốt 70 năm qua, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế và tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người nhằm thúc đẩy và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản cho người dân Việt Nam theo đúng các chuẩn mực quốc tế.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, hợp tác quốc tế về quyền con người giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế đang ngày càng được mở rộng hơn, thể hiện đúng tinh thần “chủ động, tích cực”, “là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, “góp phần xây dựng trật tự chính trị và kinh tế công bằng, dân chủ” như đã nêu tại Văn kiện Đại hội Đảng XI và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị.

Việt Nam đang ngày càng chủ động và tích cực hơn tại các cơ chế của Liên hợp quốc về quyền con người, đặc biệt là đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016. Ở cấp độ khu vực, Việt Nam tham gia nghiêm túc vào quá trình xây dựng Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN, Uỷ ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người, đóng góp tích cực trong các Ủy ban ASEAN về phụ nữ và trẻ em, về lao động di cư… Ở cấp độ song phương, Việt Nam hiện có cơ chế Đối thoại nhân quyền chính thức với năm nước/đối tác, bao gồm Mỹ, EU, Thụy Sỹ, Na Uy và Australia. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có nhiều kênh trao đổi không chính thức về các vấn đề quyền con người, tham gia nhiều diễn đàn liên quan đến các khía cạnh khác nhau của quyền con người. Nhìn chung, trong các hoạt động hợp tác song phương cũng như tại các diễn đàn đa phương về quyền con người, Việt Nam luôn thể hiện hình ảnh tích cực, chủ động và có những đóng góp thiết thực nhằm thúc đẩy nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực quyền con người trên tinh thần đối thoại, tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

Song song với các hoạt động nêu trên, việc hướng đến những chuẩn mực cơ bản và phổ quát về quyền con người, đưa những qui định chung đã được quốc tế thừa nhận rộng rãi về các quyền con người vào pháp luật, chính sách của Việt Nam, phù hợp điều kiện đặc thù của Việt Nam, là một công tác trọng tâm trong việc triển khai chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế về quyền con người. Để đạt mục tiêu này, việc tham gia các điều ước quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người chính là ưu tiên hàng đầu. Ngay vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, trong khi đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, gặp nhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa và nhiều thách thức từ bên ngoài, Việt Nam đã nghiên cứu và sớm gia nhập nhiều điều ước quốc tế quan trọng về quyền con người. Đây là minh chứng rõ nét về nỗ lực to lớn và cam kết của Nhà nước Việt Nam trong việc thúc đẩy và tôn trọng các quyền con người phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

Gia nhập các chuẩn mực quốc tế

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế về quyền con người, Việt Nam lần lượt trở thành thành viên của 7/9 công ước quốc tế chủ chốt về quyền con người. Đó là Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị, gia nhập ngày 24/9/1982; Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa gia nhập ngày 24/9/1982; Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, ký kết ngày 29/7/1980, phê chuẩn ngày 17/2/1982; Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, gia nhập ngày 9/6/1982; Công ước về Quyền Trẻ em, ký kết ngày 26/1/1990, phê chuẩn ngày 28/2/1990 (Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới và nước châu Á đầu tiên tham gia Công ước); Công ước về Quyền của Người khuyết tật, ký ngày 22/11/2007 và phê chuẩn ngày 5/2/2015; Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, ký ngày 7/11/2013 và phê chuẩn ngày 5/2/2015. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tham gia nhiều điều ước quốc tế khác có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền con người và luật nhân đạo quốc tế, cũng như các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) liên quan đến việc đảm bảo quyền của người lao động. Có thể nói đây là mức độ cam kết rất cao, kể cả so với nhiều quốc gia phát triển, thể hiện nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

Không chỉ tham gia ngày càng nhiều các công ước quốc tế về quyền con người, Việt Nam luôn nghiêm túc trong thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ của một quốc gia thành viên các công ước, đặc biệt là nghĩa vụ nội luật hóa quy định của các công ước. Nhờ đó, các quyền con người được quy định ngày càng cụ thể và toàn diện hơn trong luật pháp quốc gia. Tiêu biểu nhất chính là Hiến pháp 2013 với một chương riêng quy định về quyền con người và quyền công dân và hàng loạt các bộ luật, luật đã và đang được điều chỉnh, sửa đổi hoặc ban hành mới theo tinh thần Hiến pháp 2013 và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Song song với công tác nội luật hóa, Nhà nước Việt Nam đang từng bước thực thi tổng thể những biện pháp về cải cách thể chế, cải cách hành chính và đặc biệt là cải cách hệ thống tư pháp nhằm thúc đẩy việc tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về các quyền con người nói chung và nội dung các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Qua đó, nhận thức về quyền con người, về nội dung của các điều ước quốc tế về quyền con người được nâng cao rõ rệt, kể cả đối với các cán bộ ở trung ương, địa phương cũng như của người dân.

Sự nghiêm túc của Việt Nam còn được thể hiện trong thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc liên quan đến xây dựng và đệ trình báo cáo quốc gia về việc thực thi các công ước về quyền con người. Đến nay, Việt Nam đã soạn thảo và đệ trình các báo cáo quốc gia lên các Ủy ban công ước, cụ thể: đã hai lần nộp báo cáo thực thi Công ước về quyền Dân sự chính trị (năm 1989, 2001) và đang triển khai xây dựng báo cáo tiếp theo để nộp trong năm 2016; hai lần nộp Báo cáo Công ước về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (1992, 2014); bốn lần nộp báo cáo Công ước chống mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (1984, 2001, 2007, 2015); bốn lần nộp báo cáo Công ước về Chống phân biệt chủng tộc (1983, 1993, 2000, 2012); bốn lần nộp báo cáo Công ước về Quyền trẻ em (1992, 2000, 2009, 2012). Hiện nay, Việt Nam cũng đang tích cực chuẩn bị nộp báo cáo đầu tiên theo Công ước Chống tra tấn và Công ước về Quyền của Người khuyết tật. Các báo cáo quốc gia của Việt Nam nhìn chung được đánh giá cao về chất lượng, hình thức thể hiện, thông tin phong phú, có sự tham gia, phối hợp của nhiều bộ, ngành, cơ quan và các tổ chức chính trị, xã hội.

Bên cạnh việc tham gia và nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế về quyền con người, Việt Nam còn tích cực thực hiện các cam kết quốc tế khác về quyền con người, nổi bật là cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc. Việt Nam lần đầu tiên thực hiện cơ chế UPR vào tháng 5/2009 và nhận được 123 khuyến nghị, trong đó chấp nhận 96 khuyến nghị. Tại phiên UPR lần thứ hai vào tháng 2/2014, Việt Nam nhận được 227 khuyến nghị và chấp nhận 182 khuyến nghị. Thái độ tích cực, nghiêm túc trong việc thực hiện cơ chế UPR của Việt Nam thể hiện trước hết ở quá trình xây dựng báo cáo quốc gia một cách kỹ lưỡng, chi tiết với sự tham vấn rộng rãi của tất cả các bộ, ngành, các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội và cả các cơ quan Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Điểm quan trọng là Việt Nam hết sức nghiêm túc trong thực hiện các khuyến nghị mà Việt Nam chấp nhận. Các bộ, ngành đều có các kế hoạch triển khai thực hiện các khuyến nghị UPR. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Kế hoạch tổng thể về việc thực hiện 182 khuyến nghị, trong đó phân công cụ thể về các công việc cần triển khai đối với từng bộ, ngành; Bộ Ngoại giao được phân công là cơ quan điều phối việc thực hiện Kế hoạch.

Hướng tới việc bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người

Với chủ trương nhất quán không ngừng nỗ lực bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người, đồng thời chủ động thúc đẩy hợp tác quốc tế về quyền con người, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

Một là, Việt Nam sẽ nghiêm túc triển khai các cam kết quốc tế và nghĩa vụ quy định tại điều ước quốc tế về quyền con người, nhất là việc thực hiện các khuyến nghị UPR. Đồng thời, Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu khả năng gia nhập thêm một số điều ước quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.

Hai là, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò và đóng góp tại các diễn đàn đa phương về quyền con người, đặc biệt là tại các cơ quan Liên hợp quốc mà Việt Nam đang là thành viên như Hội đồng Nhân quyền (2014-2016), Hội đồng Kinh tế-Xã hội (2016-2018) và Hội đồng chấp hành UNESCO (2015-2019), cũng như trong khuôn khổ các cơ chế của ASEAN, nhằm tiến tới một cộng đồng ASEAN hướng về con người và lấy con người làm trung tâm.

Ba là, tăng cường phối hợp, trao đổi, tham vấn giữa các bộ, ngành liên quan nhằm đảm bảo việc triển khai hiệu quả các công ước và cam kết quốc tế về quyền con người, trong đó có khuyến nghị UPR, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu về quyền con người.

***

Trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng ngày nay, việc tham gia và thực hiện nghiêm túc các cam kết, điều ước quốc tế về quyền con người có một ý nghĩa hết sức quan trọng, đóng góp vào việc thực hiện chủ trương nhất quán về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, đồng thời hỗ trợ cho quan hệ của Việt Nam với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế, góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh của đất nước trong cộng đồng quốc tế. Thực tiễn cho thấy Việt Nam vẫn phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong thực thi các cam kết và điều ước quốc tế về quyền con người. Tuy nhiên với việc thông qua Hiến pháp 2013 và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào việc triển khai nghiêm túc và đầy đủ các nghĩa vụ theo các công ước và cam kết quốc tế của Việt Nam, cũng như tin tưởng vào sự đóng góp ngày càng tích cực hơn của Việt Nam đối với giá trị chung về quyền con người ở phạm vi khu vực và toàn cầu.

Đọc thêm

Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng hủy bỏ các biện pháp đối phó Nga liên quan Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Mỹ có 'kế sách' mới chi hàng chục tỷ cho Ukraine, lộ 'số phận' tài sản Nga bị đóng băng, Moscow không 'ngồi yên'

Mỹ có 'kế sách' mới chi hàng chục tỷ cho Ukraine, lộ 'số phận' tài sản Nga bị đóng băng, Moscow không 'ngồi yên'

Ukraine có thể có hàng chục tỷ Euro thông qua phát hành trái phiếu hoặc khoản vay, được bảo đảm bằng tài sản Nga bị đóng băng ở EU.
Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay ngày 17/4/2024

Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay ngày 17/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bà Rịa - Vũng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 17/4/2024.
Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Australia đang hỗ trợ Quần đảo Solomon tiến hành cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào ngày 17/4.
CEO Apple Tim Cook mong muốn đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đầu tư tại Việt Nam

CEO Apple Tim Cook mong muốn đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Apple mở rộng hợp tác đầu tư với Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ...
Apple sẽ tích hợp AI trên iPhone giá rẻ

Apple sẽ tích hợp AI trên iPhone giá rẻ

Theo Apple Insider, dòng sản phẩm iPhone giá rẻ thế hệ mới (iPhone SE 4) sẽ được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống camera nhằm cải ...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động