25 năm thực thi UNCLOS 1982 của Việt Nam (1994-2019):

Việt Nam - Thành viên có trách nhiệm của UNCLOS (kỳ 1)

Bảo Chi
TGVN. Là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.260km, với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có nhiều lợi ích gắn liền với biển. Nhận thức rõ tầm quan trọng của biển, Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình xây dựng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam thanh vien co trach nhiem cua unclos ky 1 Kỷ niệm 25 năm UNCLOS 1982 có hiệu lực và Việt Nam trở thành thành viên UNCLOS
viet nam thanh vien co trach nhiem cua unclos ky 1 Thực thi UNCLOS 1982 trong ứng phó với các thách thức trên biển
viet nam thanh vien co trach nhiem cua unclos ky 1
UNCLOS - “Hiến pháp của đại dương” - đã được vận dụng hiệu quả để giải quyết nhiều tranh chấp, bất đồng trên biển. (Nguồn: UN)

Ngày 16/11/1994 là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của luật pháp quốc tế khi Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 bắt đầu có hiệu lực, trở thành cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các vấn đề liên quan đến biển và đại dương.

Với vai trò là một công cụ pháp lý toàn diện trong giải quyết, xử lý các vấn đề về biển, UNCLOS - “Hiến pháp của đại dương” - đã được vận dụng hiệu quả để giải quyết nhiều tranh chấp, bất đồng trên biển, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các quốc gia trong các vấn đề liên quan đến biển và đại dương.

Là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.260km, với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có nhiều lợi ích gắn liền với biển. Nhận thức rõ tầm quan trọng của biển, Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình xây dựng UNCLOS.

Sau khi UNCLOS được thông qua, Việt Nam là một trong 107 nước đầu tiên ký và sớm tiến hành thủ tục phê chuẩn. Ngày 23/6/1994, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc phê chuẩn UNCLOS. Ngày 14/7/1994, Việt Nam nộp văn kiện phê chuẩn cho Tổng thư ký Liên hợp quốc. Do vậy, ngày 16/11/1994 khi UNCLOS bắt đầu có hiệu lực cũng đồng thời là ngày văn kiện này có hiệu lực đối với Việt Nam.

Tiếp đó, Việt Nam đã gia nhập một số điều ước quốc tế để thực thi UNCLOS như Hiệp định năm 1994 về thực hiện phần XI của UNCLOS, Hiệp định thực thi các quy định của UNCLOS về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa (có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ tháng 01/2019)…

Là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và UNCLOS, Việt Nam luôn đề cao tôn chỉ và mục tiêu của UNCLOS, đồng thời có nhiều nỗ lực trong việc thực thi Công ước, như đã khẳng định tại Nghị quyết phê chuẩn UNCLOS: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Việt Nam biểu thị sự quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật phù hợp với UNCLOS

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trên cơ sở nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với quan điểm nhất quán là quản lý, khai thác đi đôi với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, làm cho dân giàu, nước mạnh, Đảng đã xây dựng tầm nhìn và ban hành nhiều chủ trương, chính sách về biển, đảo thể hiện qua các văn kiện Đại hội của Đảng. Đây là cơ sở để các cơ quan Nhà nước thể chế hoá các chính sách của Đảng nhằm quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng biển.

Trước hết và quan trọng nhất là “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” được ban hành tại Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X và “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045” tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

“Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” ra đời trong bối cảnh Việt Nam kết thúc 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và đã trải qua 20 năm đổi mới, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, vị thế quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng cao, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế được mở rộng thông qua thực hiện các hiệp định đa phương, song phương góp phần tạo ra “thế” và “lực” mới cho đất nước.

Với nhận định “Thế kỷ XXI được thế giới xem là thế kỷ của đại dương”, “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chiến lược đề ra 5 lĩnh vực ưu tiên phát triển là khai thác, chế biến dầu khí; khai thác và chế biển hải sản; phát triển kinh tế hàng hải; phát triển du lịch và nghỉ dưỡng biển; tăng cường xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp. Đồng thời, Chiến lược cũng định hướng xây dựng kết cấu hạ tầng biển, đảo.

Tổng kết 10 năm thực hiện “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã cho thấy các mục tiêu Chiến lược đề ra cơ bản được thực hiện tốt, nền kinh tế biển và ven biển Việt Nam tăng trưởng tích cực, đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân, nhận thức của người dân về tầm quan trọng của biển được nâng lên rõ rệt.

viet nam thanh vien co trach nhiem cua unclos ky 1
Việc Việt Nam tích cực tham gia và thực thi UNCLOS thể hiện thiện chí, sự coi trọng và kỳ vọng của Việt Nam vào trật tự pháp lý công bằng về biển. (Nguồn: TTXVN)

Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, phù hợp với bối cảnh mới, “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045” đã được thông qua tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

“Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045” khẳng định những quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chủ trương phát triển mạnh mẽ kinh tế biển đi đôi với bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên biển; đồng thời đề ra những mục tiêu mới với những giải pháp tổng thể, chiến lược.

Theo đó, đến năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia biển mạnh, hình thành văn hóa sinh thái biển, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, với những mục tiêu cụ thể là các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc tế, kiểm soát khai thác tài nguyên biển trong khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển; đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng, thiết lập bộ cơ sở dữ liệu số hóa về biển, đảo…

Để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược, Chính phủ Việt Nam đang xây dựng Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW và dự kiến ban hành Kế hoạch vào năm 2019.

Ra đạo luật riêng về biển

Nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động khai thác, quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên biển phù hợp với UNCLOS, phục vụ nhiệm vụ tập trung phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, nhiều luật chuyên ngành về biển và các lĩnh vực kinh tế biển đã được ban hành.

Trong đó, đáng chú ý là Luật Dầu khí sửa đổi các năm 2008 và 2005 (sửa đổi Luật Dầu khí 1993); Luật Bảo vệ môi trường 2014; Luật Biên giới quốc gia 2003; Luật Thủy sản 2017; Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2015; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015; Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018…

Để triển khai hiệu quả các văn bản luật nêu trên, một loạt các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo điều hành đã được ban hành. Có thể kể đến Nghị định số 61/2019/NĐ-CP ngày 10/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản trong đó có quy định về các biện pháp phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; Nghị định số 41/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam…

Việc trở thành thành viên UNCLOS đòi hỏi Việt Nam phải có một đạo luật riêng và tổng thể về biển. Trong bối cảnh đó, ngày 21/6/2012, Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua, có hiệu lực kể từ ngày 11/11/2013.

Luật Biển Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các quy định của UNCLOS và pháp luật quốc tế. Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều quy định nguyên tắc quản lý và sử dụng biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo; các hoạt động trong các vùng biển Việt Nam; hợp tác quốc tế về biển; các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển.

Đây là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, cũng như trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến biển nói riêng.

Với việc thông qua Luật Biển Việt Nam, lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng UNCLOS.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của mình. Đồng thời, qua đó Việt Nam đã chuyển đi thông điệp Việt Nam tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS, phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

(Còn tiếp)

viet nam thanh vien co trach nhiem cua unclos ky 1 Quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông không phù hợp với UNCLOS 1982

TGVN. Thẩm phán Tòa án Luật biển Quốc tế (ITLOS) GS. Stanislaw Michal Pawlak đã dành một phần quan trọng trong bài diễn văn của ...

viet nam thanh vien co trach nhiem cua unclos ky 1 Duy trì hòa bình và thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông là trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế

TGVN. Tại phiên Khai mạc Hội thảo Biển Đông lần thứ 11, sáng ngày 6/11 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài ...

viet nam thanh vien co trach nhiem cua unclos ky 1 UNCLOS 1982 - Cơ sở pháp lý cho trật tự trên biển, thúc đẩy phát triển và hợp tác biển

TGVN. Năm 2019 đánh dấu 25 năm ngày UNCLOS chính thức có hiệu lực và 25 năm Việt Nam phê chuẩn UNCLOS. Nhân dịp này, ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Vietlott 28/7, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/7/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 28/7, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/7/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 28/7 - Vietlott Mega 6/45 28/7. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 28/7/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken thắp hương, chia buồn tại nhà riêng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken thắp hương, chia buồn tại nhà riêng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tối 27/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken do Tổng thống Joe Biden cử đến thắp hương, chia buồn với gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
XSKG 28/7, kết quả xổ số Kiên Giang Chủ nhật ngày 28/7/2024. xổ số Kiên Giang ngày 28 tháng 7

XSKG 28/7, kết quả xổ số Kiên Giang Chủ nhật ngày 28/7/2024. xổ số Kiên Giang ngày 28 tháng 7

XSKG 28/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay - XSKG 28/7/2024. KQXSKG chủ Nhật. ket qua xo so Kien Giang. xổ số Kiên Giang ngày ...
XSDL 28/7, kết quả xổ số Đà Lạt Chủ nhật ngày 28/7/2024. xổ số Đà Lạt ngày 28 tháng 7

XSDL 28/7, kết quả xổ số Đà Lạt Chủ nhật ngày 28/7/2024. xổ số Đà Lạt ngày 28 tháng 7

XSDL 28/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt nhanh nhất hôm nay - XSDL 28/7/2024. Ket qua xo so Da Lat. KQXSDL Chủ nhật. xổ số Đà ...
XSTG 28/7, kết quả xổ số Tiền Giang Chủ nhật ngày 28/7/2024. xổ số Tiền Giang ngày 28 tháng 7

XSTG 28/7, kết quả xổ số Tiền Giang Chủ nhật ngày 28/7/2024. xổ số Tiền Giang ngày 28 tháng 7

XSTG 28/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang nhanh nhất hôm nay - XSTG 28/7/2024. ket qua xo so Tien Giang. xổ số Tiền Giang ngày 28 ...
Giá tiêu hôm nay 28/7/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, nhận định về động lực tăng trưởng cuối năm của giá tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 28/7/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, nhận định về động lực tăng trưởng cuối năm của giá tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 28/7/2024 tại thị trường trong nước hầu như ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động