Việt Nam - thành viên tích cực trong APEC

Việt Nam đã bắt đầu đảm nhận vai trò chủ nhà của Năm APEC 2017- một năm đầy thử thách vì xu thế chống toàn cầu hóa gia tăng tại một số nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại khu vực là lợi ích chung, và hy vọng sẽ có nhiều thỏa thuận hợp tác mới trong Năm APEC Việt Nam 2017.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam thanh vien tich cuc trong apec Hội nghị quan chức cấp cao G20 lần thứ nhất
viet nam thanh vien tich cuc trong apec Vladivostok "lột xác" sau APEC

Giám đốc điều hành Ban Thư ký Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) quốc tế Alan Bollard chia sẻ như vậy trong bài phỏng vấn TG&VN nhân Hội nghị không chính thức các quan chức cao cấp APEC (ISOM) được tổ chức tại Hà Nội tuần trước (8-9/12).

viet nam thanh vien tich cuc trong apec
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC Việt Nam, Chủ tịch SOM APEC 2017 chủ trì họp báo về Năm APEC Việt Nam 2017, ngày 9/12/2016 tại Hà Nội. (Ảnh:Quang Hòa)

Xin ông cho biết vai trò của APEC trong việc hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên?

APEC vận hành nhằm hỗ trợ 21 nền kinh tế thành viên, hầu hết nằm trong Vành đai Thái Bình Dương. Các nền kinh tế nỗ lực cùng với nhau để tăng cường thương mại, đầu tư trong khu vực, qua đó, cải thiện mức sống của người dân.

APEC hoạt động theo phương pháp hướng tới sự đồng thuận, tự nguyện giữa các thành viên. APEC đã chứng tỏ mình là một “vườm ươm” hiệu quả cho tất cả các ý tưởng mới. Ban đầu, Diễn đàn tập trung vào việc cắt giảm hàng rào thuế quan, phi thuế quan và các hạn chế trong hoạt động thương mại. Hướng xa hơn nữa, chúng tôi đã và đang tập trung vào các quy định bên trong các đường biên giới, sự phát triển của chuỗi cung ứng và gần đây nhất, là cách thức để tăng cường thương mại dịch vụ.

Đánh giá của ông về sự tham gia của Việt Nam trong APEC?

Việt Nam là một thành viên rất tích cực trong APEC. Việt Nam tham gia APEC năm 1998. Kể từ đó, Việt Nam học hỏi được những thực tiễn tốt nhất trong khu vực và áp dụng chúng vào việc mở cửa nền kinh tế cũng như phát triển thương mại, đầu tư của nước mình. Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng bằng những chính sách này.

Việt Nam là nước chủ nhà của Năm APEC 2017. Trong vai trò này, Việt Nam sẽ phải tổ chức một số lượng lớn các cuộc họp về chính sách kinh tế, thương mại cũng như cung cấp những thông tin về các ưu tiên của khu vực. Chúng tôi mong đợi có nhiều sự tương tác giữa chính phủ và doanh nghiệp trong suốt năm tới đây.

Nhận định của ông về triển vọng tăng trưởng và thương mại ở Việt Nam cũng như trong toàn khu vực?

Các nền kinh tế trong khu vực đã xích lại gần nhau hơn và chúng ta đã chứng kiến những tiến trình hội nhập thương mại thông qua chuỗi cung ứng xuyên biên giới. Những hoạt động này đã giúp các nền kinh tế kém phát triển hơn có thể cạnh tranh trong thị trường quốc tế. Việt Nam vẫn duy trì vị thế là một nhà sản xuất quan trọng trong khu vực và có thể tận dụng các lợi thế của việc cắt giảm các rào cản thương mại để phát triển nền kinh tế với một tốc độ khá nhanh.

viet nam thanh vien tich cuc trong apec
(Ảnh: Quang Hòa)

Bên cạnh đó, chúng tôi hy vọng các nền kinh tế trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ tập trung nhiều hơn vào phát triển các lĩnh vực dịch vụ. Mong rằng, các nền kinh tế trong AEC có nhiều kế hoạch hơn nữa để thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào chuỗi cung ứng và sử dụng thương mại điện tử để kết nối với các nền kinh tế chủ đạo trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ có nhiều cơ hội phát triển.

Việt Nam cũng là một thành viên trong AEC, thành viên tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nếu như TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một vài thách thức lớn trong việc tuân thủ các quy định song Việt Nam cũng có thể là nền kinh tế đạt được bình quân đầu người cao trong các nước thành viên TPP. Điều này có được là do Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh về chi phí và vị trí và vị thế của Việt Nam trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn khá cạnh tranh.

Đánh giá của APEC về chiều hướng chống toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ hiện nay, và tác động của xu hướng này tới các nền kinh tế APEC như thế nào?

Chúng tôi đã nhận thức được, một thời gian sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, là các mô hình thương mại đang thay đổi và thái độ của người dân cũng đang thay đổi. Năm nay, đặc biệt là tại một số nền kinh tế phát triển ở châu Âu và ở Mỹ, chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng trong công chúng về cảm giác toàn cầu hóa không mang lại lợi ích mạnh mẽ như trước, ngoài ra còn dẫn tới mất việc làm, giảm thu nhập và gây ra bất bình đẳng. Những điều này không thể hiện hết khi bạn nhìn vào các con số. Rõ ràng có phản ứng khá rộng rãi chống lại toàn cầu hóa.

Tại cuộc họp hồi tháng trước ở Lima, Peru, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang và các nhà lãnh đạo APEC kết luận rằng họ muốn thấy APEC nhấn mạnh vào "toàn cầu hóa bao trùm", dành sự quan tâm nhiều hơn cho cả những người chiến thắng và kẻ thua cuộc. Ngoài ra các lãnh đạo còn kêu gọi APEC tập trung hơn vào "toàn cầu hóa mới", nghĩa là không chỉ về sản xuất mà còn về các ngành công nghiệp dịch vụ, vốn tạo ra hầu hết việc làm hiện nay.

Thêm vào đó, các nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường tập trung vào “toàn cầu hóa mềm” theo cách tiếp cận của APEC là phát triển phải tự nguyện, hướng theo sự đồng thuận và không ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.

Trong bối cảnh đặc biệt quan trọng như hiện nay, APEC có thể là cách tốt nhất để tiến về phía trước. Một ví dụ điển hình là cách Việt Nam đi đầu trong chương trình làm việc trong APEC để hiện thực hóa Khu vực Thương mại Tự do khu vực châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP).

ISOM APEC vừa qua tại Hà Nội đem lại những kết quả gì thưa ông?

Với hội nghị không chính thức đầu tiên này, vai trò chủ tịch APEC của Việt Nam đã chính thức bắt đầu. Đây là dịp để các quan chức thành viên APEC thảo luận về chương trình nghị sự chính sách cho khu vực trong năm sắp tới.

Việt Nam đã công bố bốn lĩnh vực ưu tiên của APEC trong năm 2017 đó là Liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; Tăng trưởng bền vững, bao trùm và sáng tạo; Tăng cường sự sáng tạo và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; Bảo đảm an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững. Những ưu tiên này thực sự giải quyết được các thay đổi lớn đang diễn ra tại khu vực và sẽ là những ưu tiên của APEC xuyên suốt năm tới.

Ông nhận định thế nào về triển vọng hợp tác trong khuôn khổ APEC trong năm Việt Nam làm Chủ tịch APEC 2017 và APEC có thể đạt được thành tựu nào?

Thông thường, các nền kinh tế APEC – cả lớn và nhỏ, dù là kinh tế thị trường hay phi thị trường – chỉ gặp nhau để thúc đẩy các vấn đề kinh tế và thời gian qua các nỗ lực này đã đem lại sự hợp tác rất tốt. Chúng ta có lợi ích chung trong việc thúc đẩy toàn khu vực phát triển về kinh tế.

Các cuộc họp tiếp theo mà chúng tôi sẽ tổ chức tại Nha Trang vào tháng Giêng và tháng Hai năm tới, sẽ mang lại câu trả lời cho các nền kinh tế khác về những ưu tiên của Việt Nam và chúng tôi hy vọng sẽ chứng kiến nhiều thỏa thuận hợp tác mới.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhớ rằng phía trước sẽ là một năm đầy thử thách vì xu thế chống toàn cầu hóa gia tăng tại một số nền kinh tế phát triển và cũng bởi vì có sự thay đổi chính quyền mới tại Mỹ. Ở giai đoạn này, sẽ là quá sớm để hiểu hết những tác động của nó.

viet nam thanh vien tich cuc trong apec Toàn cảnh cuộc họp báo về Năm APEC Việt Nam 2017

Chiều 9/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia đã diễn ra Họp báo về Năm APEC Việt Nam 2017 dưới sự chủ trì của ...

viet nam thanh vien tich cuc trong apec Bắt đầu thảo luận các nội dung chính tại Hội nghị ISOM

Ngày 9/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, các quan chức cao cấp thuộc các nền kinh tế thành viên APEC đã cùng nhau ...

viet nam thanh vien tich cuc trong apec Chuyên gia quốc tế đánh giá cao đề xuất của Việt Nam về các ưu tiên trong Năm APEC 2017

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo về các ưu tiên của Năm APEC 2017, đại biểu từ các nền kinh tế thành viên ...

Chung Hằng (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

APEC Việt Nam 2017

Đọc thêm

XSMB 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 3 ngày 7/5/2024. dự đoán XSMB 7/5/2024

XSMB 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 3 ngày 7/5/2024. dự đoán XSMB 7/5/2024

XSMB 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 7/5/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 3. xổ số hôm nay 7/5. SXMB 7/5. dự ...
XSMT 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024. SXMT 7/5/2024

XSMT 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024. SXMT 7/5/2024

XSMT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 7/5/2024. xổ số miền Trung thứ 3. xổ số hôm nay 7/5. SXMT 7/5/2024. dự đoán XSMT ...
XSMN 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba 7/5/2024. xổ số hôm nay 7/5

XSMN 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba 7/5/2024. xổ số hôm nay 7/5

XSMN 7/5 - xổ số hôm nay 7/5. kết quả xổ số miền Nam thứ 3 ngày 7/5/2024. Kết quả xổ số ngày 7 tháng 5. XSMN thứ 3. xo ...
Philippines tuyên bố không dùng vòi rồng ở Biển Đông, nói rõ sứ mệnh của lực lượng hải cảnh

Philippines tuyên bố không dùng vòi rồng ở Biển Đông, nói rõ sứ mệnh của lực lượng hải cảnh

Tổng thống Philippines khẳng định nhiệm vụ của hải quân và lực lượng hải cảnh nước này là giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông.
Việt Nam luôn dành ưu tiên cao cho việc củng cố và tăng cường quan hệ với Campuchia trên tất cả các lĩnh vực

Việt Nam luôn dành ưu tiên cao cho việc củng cố và tăng cường quan hệ với Campuchia trên tất cả các lĩnh vực

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Neth Savoeun cùng nhất trí đánh giá quan hệ Việt Nam-Campuchia phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực.
Điện Biên từng bước chuyển mình

Điện Biên từng bước chuyển mình

Những năm qua, Điện Biên đã chủ động đề ra nhiều giải pháp phù hợp, linh hoạt với điều kiện thực tiễn, từng bước đạt được những kết quả nổi ...
Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều tờ báo của Argentina tiếp tục đăng bài về Chiến thắng Điện Biên Phủ, cho rằng thắng lợi đó bắt nguồn từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân...
Việt Nam mong muốn Campuchia phối hợp chặt chẽ đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam mong muốn Campuchia phối hợp chặt chẽ đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Campuchia triển khai dự án kênh đào Funan Techo.
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Chiều 3/5, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp Đại sứ Sierra Leone tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam Abu Bakarr Karim.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Nhân dịp ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Thái Lan, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi thư chúc mừng.
Việt Nam-Liên bang Nga thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật

Việt Nam-Liên bang Nga thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật

Đại sứ Đặng Minh Khôi khẳng định, người Việt Nam luôn yêu quý văn học và nghệ thuật của Liên Xô và nước Nga ngày nay.
Học giả và báo chí Argentina ca ngợi, đưa tin đậm nét về Ngày thống nhất đất nước của Việt Nam

Học giả và báo chí Argentina ca ngợi, đưa tin đậm nét về Ngày thống nhất đất nước của Việt Nam

Nhiều tờ báo, trang web của Argentina đã đăng tải bài viết đậm nét về Ngày thống nhất đất nước 30/4, một sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Từ Điện Biên Phủ đến Geneva: Tư thế của người chiến thắng

Từ Điện Biên Phủ đến Geneva: Tư thế của người chiến thắng

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là một chiến thắng vượt qua cả không gian và thời gian.
Có hẹn với Việt Nam!

Có hẹn với Việt Nam!

Chúng ta, ai cũng có thể góp phần vào hành trình đưa Việt Nam đến gần hơn với thế giới và mang thế giới đến gần hơn với Việt Nam.
Ký ức Geneva và khám phá về Việt Nam

Ký ức Geneva và khám phá về Việt Nam

Tôi vẫn còn nhỏ khi Hiệp định Geneva 1954 được ký kết và không ngờ Việt Nam làm nên một trang sử mới trong cuộc đời tôi.
Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio  - hành trình kiên định tư duy vì một mục tiêu đặc biệt

Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio - hành trình kiên định tư duy vì một mục tiêu đặc biệt

Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio đã luôn nỗ lực để hiện thực hóa mong mỏi đưa quan hệ Nhật-Việt phát triển thành đối tác thực sự đặc biệt.
Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ

Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ

Việc làm chủ ngoại giao công nghệ là yếu tố quan trọng giúp các nhà ngoại giao giữ cho nước Mỹ luôn dẫn đầu.
Củng cố nền tảng cho sự phát triển sâu rộng mối quan hệ với OECD và Pháp

Củng cố nền tảng cho sự phát triển sâu rộng mối quan hệ với OECD và Pháp

Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng trả lời phỏng vấn về mục đích, ý nghĩa của chuyến công tác, mối quan hệ giữa Việt Nam với OECD và với nước Pháp.
Phiên bản di động