Nhỏ Bình thường Lớn

Việt Nam thu hút nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng, sản xuất linh kiện

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tính đến ngày 30/9, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.
(Nguồn: Vneconomy)
Vốn FDI tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút ĐTNN. (Nguồn: Vneconomy)

Bên cạnh đó, vốn thực hiện của dự án ĐTNN ước đạt khoảng hơn 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Riêng trong tháng 9/2024, tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt mức cao nhất trong các tháng từ đầu năm đến nay, với gần 4,26 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng vốn đầu tư cả nước trong 9 tháng. Vốn đầu tư tăng thêm cũng đạt mức cao nhất từ đầu năm với các dự án được mở rộng vốn lớn.

Tin liên quan
Thu hút FDI - Điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế Hà Nội Thu hút FDI - Điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế Hà Nội

Vốn FDI tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút ĐTNN (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…) như: Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bắc Giang, Ninh Thuận.

Cục ĐTNN nhấn mạnh: "Riêng 10 địa phương này đã chiếm 80,1% số dự án mới và 72,9% số vốn đầu tư của cả nước trong 9 tháng".

Các đối tác đầu tư lớn nhất trong 9 tháng đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ châu Á. Riêng quốc gia, vùng lãnh thổ dẫn đầu (Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản) đã chiếm tới 73,2% số dự án đầu tư mới và 75,2% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 9 tháng.

Xuất khẩu của khu vực ĐTNN trong 9 tháng năm 2024 tiếp tục tăng so với cùng kỳ.

Khu vực ĐTNN xuất siêu gần 38 tỷ USD (kể cả dầu thô) và xuất siêu hơn 36,5 tỷ USD (không kể dầu thô), bù đắp phần nhập siêu gần 18,2 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, là bệ đỡ giúp cả nước xuất siêu khoảng 19,8 tỷ USD trong 9 tháng.

Tính lũy kế đến tháng 9 năm 2024, cả nước có 41.314 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 491,71 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt khoảng 314,5 tỷ USD, bằng gần 64% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Kinh tế Việt Nam giữ ‘ánh hào quang’

Kinh tế Việt Nam giữ ‘ánh hào quang’

Tình hình địa chính trị và biến động của các nền kinh tế lớn toàn cầu khiến viễn cảnh kinh tế thế giới khó đoán ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thường trực Tiểu ban tiếp thu, giải trình và bổ sung nội dung đã được Bộ Chính trị ...

Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư: Điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Singapore

Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư: Điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Singapore

Tại Hội nghị Bộ trưởng về kết nối kinh tế Việt Nam-Singapore lần thứ 18, Việt Nam đã khẳng định các quan điểm và mối ...

Lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn - động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam

Lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn - động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam

Sáng 21/9, tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế ...

FD và HEF TP. Hồ Chí Minh 2024: Thông điệp mạnh mẽ về chuyển đổi công nghiệp

FD và HEF TP. Hồ Chí Minh 2024: Thông điệp mạnh mẽ về chuyển đổi công nghiệp

Sự quan tâm của các đại biểu trong nước và quốc tế, đặc biệt sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ...

Tin cũ hơn