Việt Nam tích cực, chủ động, có trách nhiệm trong ASEAN

Ngày 28/7/1995, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên bầu trời Brunei Darussalam trong một buổi lễ kết nạp trang trọng, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Sự kiện trọng đại này đã ghi một dấu mốc đáng nhớ trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam cũng như trong quá trình phát triển của Hiệp hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh, “Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995 là sự kiện rất quan trọng đối với Việt Nam và cả khu vực. Sự kiện này đã mở ra một chương mới cho Đông Nam Á, từ một Đông Nam Á đối đầu nghi kỵ nay trở thành một Đông Nam Á cùng nhau hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực”.

17 năm qua, Việt Nam đã chủ động có nhiều đóng góp tích cực vào các mục tiêu chung của ASEAN vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực. Việt Nam đã góp phần duy trì đoàn kết trong Khối; Trực tiếp đóng góp vào lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và triển khai Hiến chương, đưa ASEAN đến năm 2015 trở thành một Cộng đồng gắn bó, liên kết chặt chẽ về kinh tế và cùng phát triển. Việt Nam đã cùng các nước thành viên của Hiệp hội nỗ lực nâng cao và làm sâu sắc hơn các mối quan hệ nội khối và với các đối tác, chung tay ứng phó với các thách thức như thiên tai, biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước… Việt Nam cũng đã đóng góp rất tích cực vào việc tham gia xây dựng các chuẩn mực, chia sẻ các chuẩn mực có liên quan ở khu vực, các ứng xử của các nước vì mục tiêu hòa bình. Tiếp đến là phát huy các công cụ và những diễn đàn của ASEAN liên quan đến hòa bình, an ninh như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) hay Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)…

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cho rằng, dấu ấn đậm nét của Việt Nam trong ASEAN được thể hiện rõ nhất trong năm 2010, khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN. Việc Việt Nam hoàn thành xuất sắc trách nhiệm nặng nề mà vinh quang này, đã được các nước đánh giá rất cao. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa nhận xét: “Khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, chúng ta đã chứng kiến một bước phát triển nổi bật của ASEAN, đó là đạt được tiến bộ quan trọng trong việc xây dựng Cộng đồng. Trong hợp tác khu vực, Việt Nam luôn là một nước đưa ra tiếng nói ủng hộ hòa bình, hợp tác và phát triển thịnh vượng ở khu vực cũng như vì một Cộng đồng ASEAN”.

Thành tựu của hơn một thập kỷ rưỡi tham gia ASEAN và nhất là thành công của nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2010 xuất phát từ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, trong đó, coi trọng hợp tác với ASEAN, với phương châm “chủ động, tích cực, trách nhiệm”. ASEAN đã, đang và sẽ tiếp tục có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với môi trường an ninh và ổn định của Việt Nam. Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: “việc tham gia ASEAN trở thành một trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Quan hệ hợp tác ASEAN có tầm quan trọng ngang với quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng chung biên giới”.

T.N



 

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao chất lượng hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Quảng Tây, Trung Quốc

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao chất lượng hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Quảng Tây, Trung Quốc

Việc Bí thư Quảng Tây thăm Việt Nam trong ba năm liên tiếp đã thể hiện sự coi trọng của Quảng Tây đối với quan hệ hợp tác với các ...
Kết quả đàm phán Nga-Mỹ: Kết thúc thành công, đề xuất kế hoạch hòa bình 3 giai đoạn, nguy cơ EU và Ukraine bị gạt khỏi bàn hòa đàm

Kết quả đàm phán Nga-Mỹ: Kết thúc thành công, đề xuất kế hoạch hòa bình 3 giai đoạn, nguy cơ EU và Ukraine bị gạt khỏi bàn hòa đàm

Cuộc đàm phán kéo dài 4 tiếng rưỡi trong ngày 18/2 giữa hai phái đoàn cấp cao của Nga và Mỹ tại Saudi Arabia đạt được thành công.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cuba

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cuba

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn sát cánh với Cuba, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Cuba vượt qua khó khăn
Cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Ngày 18/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa ...
Armenia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á

Armenia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng mong muốn Đại sứ Armenia phát huy vai trò cầu nối, quảng bá hình ảnh đất nước, con người và môi trường ...
Giá vàng hôm nay 19/2/2025: Giá vàng lên như 'vũ bão', có thể chạm 3.300 USD/ounce do đầu cơ, không 'bỏ trứng vào một giỏ'

Giá vàng hôm nay 19/2/2025: Giá vàng lên như 'vũ bão', có thể chạm 3.300 USD/ounce do đầu cơ, không 'bỏ trứng vào một giỏ'

Giá vàng hôm nay 19/2/2025 vẫn giữ đà tăng mạnh cả ở thị trường thế giới và trong nước.
Thế giới rúng động: Thuyết âm mưu hay là sự rối ren binh pháp

Thế giới rúng động: Thuyết âm mưu hay là sự rối ren binh pháp

Thế giới rúng động với 3 sự kiện: cuộc điện đàm giữa 2 Tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin, Hội nghị An ninh Munich và thỏa thuận đất hiếm.
Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

Diễn biến mới là bước 'dạo đầu', báo hiệu sự thay đổi sâu sắc trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, định hình lại quan hệ đồng minh và thiết lập trật tự thế giới ...
Thông điệp từ thỏa thuận đất hiếm ở Ukraine

Thông điệp từ thỏa thuận đất hiếm ở Ukraine

Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngần ngại công khai ý tưởng về việc Kiev trao cho Washington quyền khai thác đất hiếm trị giá 500 tỷ USD đổi lấy viện trợ Mỹ.
Cực nào với châu Âu trong thế giới đang biến động?

Cực nào với châu Âu trong thế giới đang biến động?

Trong bối cảnh Mỹ rút khỏi các cam kết quốc tế, châu Âu chưa rõ mình sẽ gắn với cực nào để duy trì ảnh hưởng.
Quà đến từ đâu hay ai quyết định kết cục xung đột ở Ukraine

Quà đến từ đâu hay ai quyết định kết cục xung đột ở Ukraine

Lo lắng vì xung đột Nga-Ukraine kéo dài, nhiều người kỳ vọng Tổng thống Donald Trump sẽ thúc các bên đóng băng chiến sự, ngồi vào bàn đàm phán.
Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời Hội nghị tại Brussels, các quan chức EU, NATO và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.
Năng lượng - Con 'át chủ bài' thầm lặng định hình cục diện thế giới

Năng lượng - Con 'át chủ bài' thầm lặng định hình cục diện thế giới

Dầu mỏ và khí đốt nắm trong tay quyền lực rộng lớn, đủ sức định hình cấu trúc địa chính trị toàn cầu.
Mỹ đang 'hụt hơi' trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Trung Quốc và Nga?

Mỹ đang 'hụt hơi' trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Trung Quốc và Nga?

Bị trì hoãn, thất bại về công nghệ và thiếu chiến lược rõ ràng, chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ đang kém phong độ so với Trung Quốc và Nga.
Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Số phận của những con tàu thuộc 'hạm đội bóng tối' của Nga đang bị đe dọa trước động thái mới của một số quốc gia thuộc EU.
Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Quan hệ giữa Mỹ và hai 'ông lớn' Nam Á chứng kiến nhiều thăng trầm, nay chính quyền Tổng thống Trump 2.0 hứa hẹn tái định hình tam giác này.
Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Từ trường phái ngoại giao gấu trúc nổi tiếng, Trung Quốc dần hình thành một công cụ đối ngoại mới mang tên ngoại giao Mặt trăng.
Tổng thống Trump ưu ái Nhật Bản hay 'nước cờ bậc thầy' của Tokyo?

Tổng thống Trump ưu ái Nhật Bản hay 'nước cờ bậc thầy' của Tokyo?

Chắc chắn sẽ không có nhiều ngoại lệ trong những chính sách phục vụ mục tiêu 'nước Mỹ trên hết' của Tổng thống Trump.
Phiên bản di động