Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

TS. Hoàng Anh Tuấn
Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao
Đằng sau những tuyên bố mạnh mẽ mới đây của Mỹ ở chính trường châu Âu gây bất an không chỉ ở châu lục mà còn chỉ dấu cho những thay đổi mang tính bước ngoặt trên phạm vi toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu
Nước Mỹ đang trải qua một "cuộc cách mạng" toàn diện dưới thời ông Donald Trump 2.0. (Nguồn: Getty)

Trong ba ngày qua, châu Âu trải qua các cú sốc chính trị liên tiếp khi Mỹ đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ: Chính quyền Trump thông báo đàm phán trực tiếp với Nga về Ukraine, Phó Tổng thống JD Vance chỉ trích cách châu Âu đối xử với công dân mình ngay tại Munich, Bộ trưởng Quốc phòng Peter Hegseth khẳng định châu Âu phải tự lo an ninh... Những diễn biến này mới chỉ là bước "dạo đầu", báo hiệu sự thay đổi sâu sắc trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, định hình lại quan hệ đồng minh và thiết lập một trật tự thế giới mới.

Nước Mỹ đang trải qua một "cuộc cách mạng" toàn diện dưới thời Tổng thống Donald Trump - một sự chuyển mình mạnh mẽ không chỉ về chính sách đối nội mà còn về chiến lược toàn cầu. Đây không phải là sự điều chỉnh đơn thuần trong chính sách, mà là một sự tái cấu trúc có hệ thống, có chủ đích của chính quyền Trump, nhằm loại bỏ những yếu tố - theo tư duy mới của họ - khiến Mỹ bị kìm hãm suốt nhiều thập kỷ qua: Nợ công chồng chất, bộ máy quan liêu trì trệ, những quy định cứng nhắc bóp nghẹt sáng tạo, và hệ thống đối ngoại không còn phục vụ lợi ích cốt lõi của quốc gia.

Trong khi đó, thế giới đã thay đổi. Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trên mọi mặt trận, từ kinh tế, công nghệ, quân sự đến ảnh hưởng chính trị. Còn châu Âu? Lục địa già vẫn đang bị mắc kẹt trong tư duy cũ, không thể thích ứng với một thực tế mới rằng trật tự thế giới mà họ từng biết đã không còn tồn tại. Bài viết này không bàn đến chuyện đúng, sai hoặc hay, dở của chính sách này mà cố gắng phác họa bức tranh chân thực những gì đang diễn ra trên thực tế để có cái nhìn khách quan, toàn diện nhất có thể.

Nước Mỹ của Trump không đơn thuần muốn duy trì vị thế siêu cường, mà còn định hình, "làm mới" lại chính mình để đối mặt với thách thức lớn nhất của thế kỷ XXI. Washington hiểu rõ: Muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh chiến lược này, Mỹ cần phải mạnh hơn, chủ động hơn, và linh hoạt hơn.

Nhưng quan trọng hơn cả, Mỹ dưới thời ông Trump 2.0 không chỉ tái cấu trúc dựa trên lợi ích kinh tế và an ninh, mà còn trên nền tảng ý thức hệ bảo thủ. Điều này khiến Mỹ xác định lại bạn và thù theo tiêu chí mới. Nếu như trong quá khứ, Mỹ ưu tiên hợp tác với các đồng minh phương Tây trên cơ sở lịch sử và thể chế chung, thì nay, yếu tố ý thức hệ bảo thủ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Washington.

Thay đổi tư duy về bạn, thù và chủ nghĩa toàn cầu mới

Suốt nhiều thập kỷ, Mỹ đóng vai trò là người bảo vệ các thể chế toàn cầu, một hệ thống mà Mỹ và các nước phương Tây chi phối và do đó, họ "sẵn sàng" đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng. Nhưng nước Mỹ dưới thời ông chủ Nhà Trắng thứ 47 đã đặt lại câu hỏi: Liệu mô hình này có còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay, hay đang làm suy yếu chính nước Mỹ?

Câu trả lời rõ ràng là Mỹ cần một mô hình mới, không từ bỏ vị thế siêu cường nhưng cũng không chấp nhận gánh vác những trách nhiệm vô ích.

Quan hệ đồng minh không còn là mặc định. Mỹ không còn tập hợp đồng minh dựa trên lịch sử, mà dựa trên tiêu chí ai có thể đóng góp thực sự vào lợi ích chung, cả về kinh tế, quân sự lẫn ý thức hệ.

Về tái cấu trúc NATO và các quan hệ an ninh, các đồng minh, đặc biệt là châu Âu, không còn được hưởng sự bảo trợ vô điều kiện. Họ buộc phải chứng minh vai trò của mình trong hệ thống mới, nếu không, Mỹ sẽ tìm kiếm những đối tác khác phù hợp hơn.

Việc mở rộng ảnh hưởng của Mỹ theo hướng linh hoạt hơn. Nếu trước đây Mỹ tập trung vào các thể chế đa phương như EU hay WTO, thì nay Washington ưu tiên hợp tác song phương, nơi có thể đảm bảo tính hiệu quả cao hơn và tránh những ràng buộc chính trị không cần thiết.

Sự thay đổi này đặt châu Âu vào thế bị động. Mỹ giờ đây không còn coi châu Âu là "người anh em" tư tưởng như trước, mà xem họ như một thực thể rời rạc bị chi phối bởi chủ nghĩa cấp tiến, khó có thể đóng góp thực chất vào chiến lược mới của Mỹ. Đức, Anh, và Pháp – ba đồng minh chủ chốt của Mỹ – hiện đều nằm dưới sự lãnh đạo của các đảng cánh tả hoặc bị ảnh hưởng mạnh bởi chủ nghĩa cấp tiến. Trong khi đó, ông Trump và phe bảo thủ Mỹ nhìn nhận thế giới qua một lăng kính khác: Ý thức hệ bảo thủ là trụ cột để xác định đối tác chiến lược.

Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

Cách tiếp cận "mọi con đường đều dẫn đến Bắc Kinh" đang phủ sóng mọi sách lược, chiến lược từ đối nội đến đối ngoại của Washington. (Nguồn: CNN)

Tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng mạnh hơn, chủ động hơn và ít phụ thuộc hơn

Dưới thời ông Trump 2.0, kinh tế Mỹ đang trải qua một cuộc tái cấu trúc toàn diện nhằm gia tăng sức mạnh nội tại và giảm thiểu sự lệ thuộc vào các nền kinh tế khác. Chính quyền mới xác định rằng một siêu cường thực sự không thể dựa dẫm vào nguồn lực từ bên ngoài, mà phải tự chủ và chi phối chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nổi bật là chính sách thương mại không khoan nhượng. Tất cả các hiệp định thương mại, dù là với đồng minh hay đối thủ, đều được đặt lên bàn để đánh giá lại. Nếu các hiệp định này không mang lại lợi ích trực tiếp cho Mỹ, chúng sẽ được điều chỉnh, đàm phán lại hoặc bị hủy bỏ bỏ. Mỹ cũng áp dụng các biện pháp thuế quan mạnh mẽ đối với những quốc gia mà Washington cho rằng đang "lợi dụng" hệ thống thương mại quốc tế.

Nhằm bảo vệ ngành công nghiệp chiến lược, Washington chủ trương ngăn chặn các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận những lĩnh vực công nghệ cao và công nghiệp quân sự của Mỹ. Các chính sách bảo hộ này nhằm đảm bảo rằng những ngành then chốt của nền kinh tế Mỹ không bị kiểm soát bởi các quốc gia bên ngoài.

Xứ cờ hoa từng bước giảm phụ thuộc vào các đồng minh truyền thống. Châu Âu không còn là đối tác không thể thay thế trong chiến lược kinh tế của Mỹ. Washington đã mở rộng quan hệ với các thị trường mới tại châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi, tạo ra một mạng lưới kinh tế linh hoạt hơn, ít rủi ro hơn.

Tất cả những điều này phản ánh một tư duy kinh tế bảo thủ, đó là tự chủ, ít phụ thuộc và đặt lợi ích dân tộc lên trên tất cả. Mỹ đang cố gắng xây dựng một nền kinh tế không chỉ mạnh mẽ hơn mà còn chủ động hơn trong cuộc cạnh tranh quyền lực toàn cầu.

Chuẩn bị cho cuộc đối đầu quyết định - Định hình lại các trung tâm quyền lực

Thế kỷ XXI không còn là cuộc đối đầu Đông - Tây truyền thống, mà là một cuộc cạnh tranh khốc liệt để xác định ai sẽ dẫn dắt trật tự thế giới mới.

Trong bối cảnh đó, Mỹ không chỉ là một cường quốc phòng thủ mà còn chủ động định hình luật chơi. Mỹ tái định nghĩa quan hệ với Nga, thay vì coi Moscow là đối thủ truyền thống, Washington nay đang xem xét Nga như một đối tác chiến lược nhằm cân bằng quyền lực trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Với chủ trương mở rộng ảnh hưởng tại các khu vực trọng yếu, Mỹ đang củng cố các vị trí chiến lược, từ việc gia tăng kiểm soát kênh đào Panama cho đến ý định mua Greenland, nhằm kiểm soát tốt hơn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump 2.0 tái định nghĩa quan hệ với Nga. (Nguồn: Getty)
Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump 2.0 tái định nghĩa quan hệ với Nga. (Nguồn: Getty)

Washington giải quyết các cuộc xung đột khu vực để tập trung vào mục tiêu chính, do không muốn bị phân tán bởi những xung đột thứ yếu. Vì vậy, Mỹ tìm cách giảm bớt cam kết ở Ukraine, Iran và Trung Đông, để tập trung toàn lực vào cuộc đối đầu với Trung Quốc.

Dù không tuyên bố công khai, nhưng chính sách của Mỹ dưới thời ông Donald Trump 2.0 đều hướng tới một mục tiêu duy nhất: Tạo ra một hệ thống liên minh mới, một vị thế chiến lược tối ưu giúp Washington đối phó hiệu quả nhất với cái họ gọi là "mối đe doạ" hay "nguy cơ" lớn và nguy hiểm nhất, đó là Trung Quốc. Nói một cách khác, Trung Quốc là mục tiêu bao trùm mọi sách lược, chiến lược từ đối nội đến đối ngoại của chính quyền Trump 2.0, cũng như cách tiếp cận "mọi con đường đều dẫn đến Bắc Kinh".

***

Dưới chính quyền ông Donald Trump 2.0, Mỹ không chỉ tìm cách duy trì vị thế siêu cường mà còn quyết liệt tái cấu trúc để gia tăng sức mạnh nội tại và kiểm soát trật tự toàn cầu. Từ điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại đến chiến lược đối ngoại, Washington đặt mục tiêu giảm phụ thuộc, củng cố vị thế độc lập và thiết lập một hệ thống đồng minh mới dựa trên lợi ích thực tế hơn là ràng buộc lịch sử và gánh nặng của quá khứ.

Tuy nhiên, quá trình này không hề dễ dàng. Trong nước, chính quyền Trump đang đối mặt với không ít sự phản kháng từ giới chính trị, doanh nghiệp và cả những nhóm lợi ích đã hưởng lợi từ trật tự cũ. Trên trường quốc tế, các đồng minh truyền thống như EU, Canada, Nhật Bản không che giấu sự hoài nghi về hướng đi mới của Mỹ, trong khi các đối thủ như Trung Quốc, Nga đang tận dụng cơ hội để mở rộng ảnh hưởng.

Để hiện thực hóa các tham vọng này, Washington không chỉ cần quyết tâm, sức mạnh, tầm nhìn mà còn phải có sự linh hoạt cũng như chiến lược dài hạn để đảm bảo không đi chệch mục tiêu trong một thế giới đầy biến động. Washington không chờ đợi ai, nhưng sự chậm trễ trong việc ra quyết sách hoặc bỏ lỡ cơ hội sẽ khiến cả đồng minh lẫn kẻ thù phải trả giá rất đắt.

Thông điệp từ thỏa thuận đất hiếm ở Ukraine

Thông điệp từ thỏa thuận đất hiếm ở Ukraine

Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngần ngại công khai ý tưởng về việc Kiev trao cho Washington quyền khai thác đất hiếm trị giá ...

Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại: Thế giới đang nghĩ gì?

Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại: Thế giới đang nghĩ gì?

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, nhiều người tin rằng việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng là tín hiệu tích cực cho ...

Tổng thống Trump: 'Chẳng có lý do gì để tạo vũ khí hạt nhân mới', điểm tên những lãnh đạo đầu tiên muốn gặp

Tổng thống Trump: 'Chẳng có lý do gì để tạo vũ khí hạt nhân mới', điểm tên những lãnh đạo đầu tiên muốn gặp

Ngày 13/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông muốn hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga ...

Ấn Độ khước từ đề nghị của Tổng thống Mỹ muốn làm trung gian hòa giải với Trung Quốc

Ấn Độ khước từ đề nghị của Tổng thống Mỹ muốn làm trung gian hòa giải với Trung Quốc

Ngày 13/2, Ấn Độ đã nhanh chóng từ chối lời đề nghị của Tổng thống Donald Trump về việc "giúp" làm trung gian chấm dứt ...

Phái nữ gia đình Tổng thống Mỹ Donald Trump được khen nâng tầm phong cách thời trang

Phái nữ gia đình Tổng thống Mỹ Donald Trump được khen nâng tầm phong cách thời trang

The Times nhận định Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania cùng ái nữ Ivanka nhà ông Trump đưa phong cách "Republican chic" của Đảng Cộng ...

Đọc thêm

Lamine Yamal: Barcelona đã khác, không ngại bất kỳ đối thủ nào

Lamine Yamal: Barcelona đã khác, không ngại bất kỳ đối thủ nào

Trong một phỏng vấn, Lamine Yamal tự tin, Barcelona hiện là ứng viên số 1 cho chức vô địch Champions League và họ không sợ bất kỳ đối thủ nào.
Sắc xanh phủ kín các thành phố trên thế giới trong Ngày Thánh Patrick

Sắc xanh phủ kín các thành phố trên thế giới trong Ngày Thánh Patrick

Hàng trăm cuộc diễu hành Ngày Thánh Patrick với sự tham gia của hàng triệu người đã được tổ chức trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ, Ireland, Canada...
Năm 2025, lỗi đi vào làn khẩn cấp trên cao tốc với xe ô tô bị phạt thế nào?

Năm 2025, lỗi đi vào làn khẩn cấp trên cao tốc với xe ô tô bị phạt thế nào?

Năm 2025, lỗi đi vào làn khẩn cấp trên cao tốc với xe ô tô, xe máy chuyên dùng bị phạt thế nào? Mời độc giả tham khảo bài viết ...
Tháng Ramadan: Hành trình tâm linh của người Hồi giáo và nét đặc trưng ở Ai Cập

Tháng Ramadan: Hành trình tâm linh của người Hồi giáo và nét đặc trưng ở Ai Cập

Khi vầng trăng non đầu tiên của tháng Ramadan ló dạng, hơn 1 tỷ người Hồi giáo trên khắp thế giới bước vào hành trình tâm linh.
Điểm tin thế giới sáng 20/3: Nhóm Squad tính kế mở rộng, Thủ tướng Serbia từ chức, Italy kêu gọi 'không trả đũa' Mỹ

Điểm tin thế giới sáng 20/3: Nhóm Squad tính kế mở rộng, Thủ tướng Serbia từ chức, Italy kêu gọi 'không trả đũa' Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/3.
Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025 ghi nhận thị trường trong nước sát mốc 100 triệu/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn.
Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Trong một bài phân tích gần đây trên Foreign Affairs, ông Celeste Wallander, cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc (Mỹ) đã đánh giá về khả năng phòng thủ của Ukraine trong trường ...
Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Nga và Triều Tiên dường như đã xích lại gần nhau hơn bởi xung đột tại Ukraine và mối quan hệ này có thể tiếp tục duy trì vững chắc trong tương lai.
Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc lên kế hoạch chế tạo các tàu chiến tên lửa lớn, được trang bị vũ khí hạng nặng cho một cuộc đối đầu tiềm tàng trên biển.
Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Nga đã rút ra được bài học từ thỏa thuận Minsk, không muốn để Ukraine và phương Tây lợi dụng các thỏa thuận để 'câu giờ'.
Thỏa thuận ngừng bắn Nga-Ukraine: Moscow không hào hứng với 'quả bóng trên sân nhà', ván cược của Kiev thành hay bại?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga-Ukraine: Moscow không hào hứng với 'quả bóng trên sân nhà', ván cược của Kiev thành hay bại?

Thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine có thể không nhận được cái 'gật đầu' từ phía Nga nhưng Kiev ít nhiều đã cải thiện được quan hệ với Washington.
Lý do các nhà đầu tư thận trọng trước kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng của EU

Lý do các nhà đầu tư thận trọng trước kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng của EU

Mặc dù Liên minh châu Âu (EU) muốn tăng cường chi tiêu quân sự nhưng khả năng đáp ứng của các công ty quốc phòng châu Âu còn nhiều hạn chế.
Phiên bản di động