Việt Nam trên bàn cờ quốc tế

Trong cuốn sách “Cách mạng Việt Nam trên bàn cờ quốc tế - Lịch sử và vấn đề”, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Vũ Dương Ninh nêu bật quá trình hội nhập quốc tế và mối liên hệ giữa Việt Nam với thế giới trong lịch sử.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20160428144432 “Lịch sử Việt Nam” đoạt Giải vàng Sách hay
tin nhap 20160428144432 Ngày sách Việt Nam 2016

Nội dung cuốn sách phân tích các cuộc đàm phán ngoại giao ở Hà Nội, Geneva và Paris; các mối quan hệ tam giác Việt-Pháp -Hoa năm 1946, Việt-Trung-Xô năm 1950-1975 và vị thế của Việt Nam trong cục diện. 

Cuốn sách cũng dành nhiều trang viết về đường lối hội nhập quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là quan hệ Việt-Mỹ, Việt Nam - ASEAN. Phần cuối nêu lên một số kinh nghiệm đối ngoại, những chặng đường hội nhập quốc tế và sự hội nhập của Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử.

tin nhap 20160428144432

Điều gì đã khiến Giáo sư quyết định biên soạn cuốn sách này?

Trong suốt 5 thập kỷ giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tôi nghiên cứu về lịch sử thế giới nói chung. Từ năm 1986, tôi đi sâu nghiên cứu về lịch sử quan hệ quốc tế rồi tập trung vào lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam và đã viết 3 cuốn sách (Thế giới, Việt Nam và những vấn đề hội nhập; Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam; và Cách mạng Việt Nam trên bàn cờ quốc tế - Lịch sử và vấn đề). 

Riêng cuốn Cách mạng Việt Nam trên bàn cờ quốc tế đưa ra một số bài viết mang tính khảo cứu thể hiện quan điểm nghiên cứu của tôi về những vấn đề cốt yếu trong lịch sử đấu tranh giải phóng đất nước. 

Tại sao Giáo sư lại lựa chọn phân tích khía cạnh “lịch sử và vấn đề”? 

Đặt vấn đề lịch sử ở đây vì tôi là nhà nghiên cứu lịch sử, nhìn hoạt động đối ngoại Việt Nam theo quan điểm lịch sử. Nhưng từ lịch sử ấy có thể rút ra vấn đề gì trong thời đại hiện nay? Thực tiễn hiện nay đặt ra nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tiến trình hội nhập quốc tế. Từ lịch sử 70 năm qua, ta rút được những gì cần chú ý. Ví như trong mọi trường hợp chúng ta phải giữ được đường lối độc lập tự chủ trong đối ngoại, phát triển kinh tế và bảo vệ lãnh thổ; hay từ những kinh nghiệm quan hệ với đồng minh và đối thủ, trong hội nhập ngày nay, chúng ta nên xử lý như thế nào với các đối tác và đối tượng để đi tới mục đích cuối cùng của mình là xây dựng và bảo vệ đất nước theo kịp sự phát triển của thế giới.

Trong quá trình biên soạn, Giáo sư có gặp khó khăn nào không?

Khó khăn đầu tiên là việc sưu tầm tài liệu, đặc biệt là nguồn tài liệu nước ngoài. May mắn tôi có nhiều bạn bè đồng nghiệp tìm giúp, đồng thời tôi khai thác tài liệu trên mạng. Tìm được tài liệu rồi, nhưng xử lý tài liệu ra sao còn khó hơn. Quan điểm của tôi khi viết cuốn sách là tôn trọng khách quan lịch sử, nhưng cũng phải viết như thế nào để tránh gây phức tạp trong quan hệ đối ngoại. 

Chẳng hạn như vấn đề Khmer Đỏ, năm 1982, tôi đã đến Phnom Penh thăm nhà tù Toul Sleng mà Khmer Đỏ giam giữ và tàn sát tù nhân. Tôi đã gặp Chủ nhiệm khoa Lịch sử (Đại học Phnom Penh), người đã chứng kiến tội ác diệt chủng kinh khủng này và nghe ông kể chuyện về chính cuộc đời mình, về việc quân đội Việt Nam đã vào giải phóng Campuchia, hồi sinh đất nước này ra sao... Nhưng, do một số toan tính chính trị mà việc làm nhân đạo của Việt Nam bị lên án thành hành vi xâm lược và trong những năm 1970 và 1980, nhiều nước tìm cách bao vây cô lập chúng ta. Bài học rút ra là những hoạt động nhân đạo phải đi cùng với hoạt động ngoại giao, có sự giải thích vận động để tranh thủ được sự đồng tình của dư luận. 

Theo Giáo sư, những bài học đối ngoại trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là gì?

Đó là phần 2 của cuốn sách. Trong phần này, cũng như cả cuốn sách, tôi khai thác mảng bối cảnh lịch sử khá phức tạp của các sự kiện quan trọng. Tôi đi sâu phân tích tam giác quan hệ Trung - Mỹ - Xô. Trong đó có nêu vấn đề Việt Nam là nước nhỏ, tiềm lực kinh tế yếu chống lại một nước kinh tế mạnh, quân sự mạnh. Tôi không chỉ nêu sự chênh lệch tương quan về khía cạnh quân sự và kinh tế mà ngay trong lĩnh vực quan hệ quốc tế cũng rất chênh lệch. Họ có bộ máy khổng lồ với những nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm, có phương tiện truyền thông rộng khắp, hơn hẳn ta. Vậy mà với tinh thần lấy yếu đánh mạnh, ta đã buộc họ phải ngồi vào bàn đàm phán, họ phải lùi từng bước để cuối cùng đi đến ký Hiệp định Paris.

Điểm nữa là tôi phân tích Việt Nam đã xử lý mối quan hệ với đồng minh (Trung Quốc và Liên Xô) và với đối thủ (Mỹ) như thế nào, nhất là khi hai đồng minh mâu thuẫn với nhau và đều muốn lôi kéo đối thủ. Với nhãn quan của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng, chúng ta đã thấy chỗ yếu của họ và thế mạnh của ta cho dù bất đồng, mâu thuẫn với nhau, cả Liên Xô và Trung Quốc đều ủng hộ ta đánh Mỹ.

Trong nội dung đàm phán Paris, tôi đã nghiên cứu tài liệu của phía bên kia để hiểu được những bước đi của họ thế nào? Tôi đi sâu phân tích bối cảnh hết sức nguy hiểm khi hai đồng minh quay sang bắt tay với đối thủ… Nhưng Hiệp định Paris được ký kết cho thấy sự thành công của tính độc lập tự chủ, kiên định mục tiêu giải phóng dân tộc của ngoại giao Việt Nam. Cho nên thắng lợi 30/4/1975 trên các mặt chính trị, quân sự, đồng thời cũng là thắng lợi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam.

Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!

tin nhap 20160428144432
Bảo vật triều Nguyễn ra mắt công chúng

Lần đầu tiên, 22 quyển kim sách triều Nguyễn cùng 10 kim bảo liên quan đã chính thức được giới thiệu tới đông đảo khách ...

tin nhap 20160428144432
“Trẻ em vui đọc” - giúp trẻ thêm yêu sách

“Trẻ em vui đọc” là dự án được Hội đồng Anh xây dựng và thực hiện, nhằm khuyến khích trẻ em đọc sách cả trong ...

tin nhap 20160428144432
Ra mắt phòng đọc sách “Cửa sổ nhìn vào Việt Nam” tại Ai Cập

Ngày 24/03, Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại Ai Cập đã tổ chức Tuần Lễ triển lãm ảnh và ra mắt khu vực Phòng ...

Mịnh Hòa (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ Ngoại giao tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách của Tổng Bí ...
Đặc sản Quảng Ngãi - thưởng thức món ăn chế biến từ don

Đặc sản Quảng Ngãi - thưởng thức món ăn chế biến từ don

Con don Quảng Ngãi giống với con dắt của miền Bắc, thuộc loài nhuyễn thể, họ nhà hến, là nguyên liệu biến tấu ra nhiều món ăn ‘siêu cuốn’.
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tạm dừng đón khách

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tạm dừng đón khách

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam thông báo tạm dừng đón khách tham quan trong ba ngày 3-5/11.
Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và ...
Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc 2024: Bản sắc và đoàn kết

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc 2024: Bản sắc và đoàn kết

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc có 8 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Bắc Giang tham gia.
Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2024: Đắm mình vào những ngày hội rực rỡ sắc màu

Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2024: Đắm mình vào những ngày hội rực rỡ sắc màu

Tối 1/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2024 tại sân vận động huyện Lạc Sơn.
Kể chuyện nghề cổ bằng tranh lưu giữ nét đẹp truyền thống

Kể chuyện nghề cổ bằng tranh lưu giữ nét đẹp truyền thống

Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách 'Vang danh nghề cổ' - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công - truyền thống của Việt Nam.
Xây dựng ‘hộ chiếu’ văn hóa

Xây dựng ‘hộ chiếu’ văn hóa

Khi tham gia giao lưu quốc tế, bản sắc văn hóa chính là 'tấm hộ chiếu' đặc biệt của người Việt, giúp nhận diện và tạo nên sự khác biệt giữa các nước.
Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024: Tôn vinh tác phẩm điện ảnh nhân văn và sáng tạo

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024: Tôn vinh tác phẩm điện ảnh nhân văn và sáng tạo

Baoquocte.vn. Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ được tổ chức từ ngày 7-11/11, dự kiến có khoảng 800 đại biểu, khách mời trong nước và quốc tế.
Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn của Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân

Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn của Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân

Học viện Ngoại giao vừa giới thiệu chùm sách 'Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam: Góc nhìn từ Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân', bao gồm bốn tác phẩm mới nhất của ông.
Liên hoan phim Nhật Bản 2024: Phiên bản thứ 16 dành cho những người hâm mộ điện ảnh tại Việt Nam

Liên hoan phim Nhật Bản 2024: Phiên bản thứ 16 dành cho những người hâm mộ điện ảnh tại Việt Nam

Liên hoan phim Nhật Bản 2024 kéo dài tưg 1/11 - 28/12), đi qua 4thành phố xinh đẹp của Việt Nam: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội.
Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống

Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống

Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa truyền thống luôn là vấn đề được đề cao và coi trọng.
Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Với bề dày lịch sử khoảng 5.000 năm, Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Sở Du lịch Ninh Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An.
Phát hiện thành phố cổ bí ẩn thuộc nền văn minh Maya

Phát hiện thành phố cổ bí ẩn thuộc nền văn minh Maya

Các cuộc khảo sát bằng tia laser đã phát hiện một thành phố cổ rộng lớn thuộc nền văn minh Maya, có tuổi đời hàng thế kỷ ở Bán đảo Yucatán, Mexico.
Bánh pía Sóc Trăng: Món ăn truyền thống vươn tầm quốc tế

Bánh pía Sóc Trăng: Món ăn truyền thống vươn tầm quốc tế

Sóc Trăng hiện có trên 30 thương hiệu bánh pía được sản xuất từ nhiều cơ sở, doanh nghiệp, trong đó có những thương hiệu được xây dựng gần 100 năm.
Bước đi cần thiết để phát triển du lịch bền vững

Bước đi cần thiết để phát triển du lịch bền vững

Nhân rộng mô hình du lịch xanh là vô cùng cần thiết để phát triển du lịch bền vững cho Việt Nam.
Bật mí lý do người Viking không xâm chiếm Bắc Mỹ

Bật mí lý do người Viking không xâm chiếm Bắc Mỹ

Người Viking (có nguồn gốc Bắc Âu) đã từng đổ bộ lên nơi ngày nay là Newfoundland, Canada vào khoảng năm 1000 sau Công nguyên.
Phiên bản di động