Việt Nam – Trung Quốc: Hợp tác đúng hướng là hợp tác chân thành

Báo Thế giới & Việt Nam xin giới thiệu kỳ cuối buổi đối thoại bàn tròn trực tuyến với nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhà báo Việt Lâm, nhà báo Minh Nguyệt và nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan tại cuộc đối thoại trực tuyến (từ trái sang). Ảnh: Quang Hòa


Là một nhà ngoại giao kỳ cựu, một người có nhiều đóng góp cho công tác nghiên cứu chiến lược, ông dự báo ra sao về môi trường an ninh, chính trị khu vực và thế giới trong năm tới? Trong một môi trường như vậy, những thách thức nào sẽ đặt ra cho Việt Nam?

Tôi cũng không muốn làm vai trò “ăn ốc nói mò”. Thực ra, sự phát triển trên thế giới vận hành theo quy luật. Các vấn đề thường xuất hiện từ những hiện tượng nhỏ. Quan trọng là mình có nắm bắt được hay không. Không có gì xuất hiện bất ngờ và biến mất bất ngờ. Năm này tác động tới năm kia. Cái “đuôi” của năm 2014 sẽ kéo dài tới năm 2015.

Về kinh tế, nhiều khả năng kinh tế thế giới chưa thể bật dậy mạnh. Các dự báo cho thấy tốc độ tăng trưởng sẽ giảm. Hãy điểm lại các đầu tàu. Kinh tế Nga đang chật vật; kinh tế châu Âu ì ạch; kinh tế Nhật Bản lúc đầu cũng khơi dậy được một số “tia sáng” nhưng cuối năm cũng khó khăn; do đó, Thủ tướng Shinzo Abe phải tổ chức lại bầu cử để thăm dò ý kiến của người dân trước khi tung ra gói kích cầu mới; kinh tế Mỹ trong quý IV tốt lên rất nhiều, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Người ta kỳ vọng kinh tế mới nổi (nhóm BRICS). Tuy nhiên, BRICS không phải là “phao cứu hộ” cho nền kinh tế thế giới. Nhìn chung, chúng ta sẽ đón đợi một nền kinh tế thế giới bất an trong năm 2015.

Tình hình Trung Cận Đông, vốn đã kéo dài từ suốt sau Chiến tranh thế giới thứ Hai đến nay, nên không thể giải quyết một sớm một chiều. Tình hình Trung Cận Đông ổn định về cơ bản sẽ không thể đạt được.

Tình hình xung đột Ukraine cũng chưa thể giải quyết sớm được. Ở đây tập trung nhiều mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn nội tại của Ukraine, giữa Nga và Ukraine, giữa phương Tây – Mỹ - Ukraine, cũng như mâu thuẫn trong quá khứ và hiện tại. Những khó khăn kinh tế của Ukraine cũng rất nan giải.

Chính trị thế giới năm 2015 có thể manh nha một vài điểm sáng, nhưng một nền hòa bình, ổn định thực sự sẽ khó có thể đạt được. Nói chung, chúng ta sẽ phải đón đợi năm 2015 tiếp tục là một năm bất ổn, có thể đỡ hơn nhưng vẫn trong phạm vi bất ổn, bất định vì nhiều nhân tố bất định (thay đổi chính sách, bầu cử Mỹ…). Chúng ta phải chuẩn bị tư thế sống trong một năm còn nhiều bất động.

Vậy theo ông, trong thế giới biến động và một năm bất định, Việt Nam cần làm cụ thể những gì?

Câu hỏi này ở tầm cao quá. Tôi là một cán bộ về hưu thì khó mà nói điều gì. Tôi chỉ muốn nói bất định thì bất định, Việt Nam cần đứng trên đôi chân của chính mình. Về kinh tế, chúng ta khó khăn từ 2008 kéo dài đến nay. Năm nay, có dấu hiệu phục hồi. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đánh giá kinh tế Việt Nam phục hồi nhưng “chưa thật vững chắc”. Chúng ta cần nỗ lực để chiều hướng ấy vững chắc.

Thứ nhất, trước mắt, theo tôi, đối với một số vấn đề nổi cộm, chúng ta cần xử lý cho tốt: thâm hụt ngân sách, nợ công, nợ xấu... Những vấn đề bên trong, chúng ta phải làm cho vững vàng.

Thứ hai, cần tập trung làm tốt những việc dài hơi hơn và phải làm trong năm 2015, đó là chuẩn bị cho Đại hội XII của Đảng (2016), Đại hội này sẽ quyết định bước đi của nước ta ít nhất trong năm năm tới. Chúng ta cần chuẩn bị tốt, xác định trúng vấn đề, có giải pháp thỏa đáng để đưa đất nước ra khỏi khó khăn. Bên cạnh đó, cần nỗ lực củng cố lòng tin, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Nhưng muốn có điều đó phải hành động thiết thực, mạnh mẽ chứ không chỉ nói bằng lời để người dân tin vào quyết sách của chúng ta, nhất là trong công tác xây dựng Đảng trước ngưỡng cửa Đại hội.

Thứ ba, trong mọi hoàn cảnh, nhà nước và nhân dân phải luôn tập trung tối đa cho việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ bằng những biện pháp thích hợp, đặc biệt là sử dụng vũ khí ngoại giao.

Thứ tư, năm 2015, chúng ta hội nhập sâu rộng hơn với một số thỏa thuận FTA sẽ ra đời với các đối tác, ngoài ra còn có TPP, nếu chúng ta không chuẩn bị tốt thì cơ hội chậm đến, thách thức lại nhiều và nguy hiểm. Hy vọng Việt Nam sẽ có những quyết sách, xử lý được các vấn đề đó.

Thưa ông, năm 2015, một loạt hiệp định thương mại tự do của Việt Nam sẽ được ký kết, TPP cũng sẽ kết thúc, nhiều độc giả đặt câu hỏi là về hoạt động kinh tế đối ngoại thì ta hoạt động rất tích cực nhưng nội lực trong nước vẫn chưa đủ để tái cấu trúc, đổi mới mô hình tăng trưởng. Vậy tại sao mất nhiều năm như vậy chúng ta vẫn cứ bàn về vấn đề này?

Thực ra mô hình phát triển là một khái niệm phức tạp, không chỉ tập trung trong vài ba việc. Nền kinh tế chuyển biến theo nền kinh tế thế giới, vừa rồi chúng ta cũng vướng nhiều chuyện như lạm phát cao, quy mô mất ổn định từ 2008, phải tập trung vào “chữa vết thương”, rồi sóng nổi trên Biển Đông.

Hơn nữa, trong nước cũng có nhiều vấn đề phải xử lý, xây dựng, chỉnh đốn Đảng… vì vậy với tâm sức, nguồn lực tập trung vào đổi mới chưa tương xứng, chưa đạt yêu cầu tái cấu trúc. Trong năm 2015, chúng ta nên tập trung nguồn lực nhiều hơn, tập trung vào ba khâu đột phá là đổi mới thể chế, nâng cao nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng. Hiện nay, tôi thấy “gen ngoại” lên cao hơn “gen nội” thể hiện qua con số của tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 150 tỷ USD nhưng hơn 70% là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Ngoài ra chúng ta cũng còn nhiều việc phải làm trên tất cả các lĩnh vực cụ thể như đổi mới toàn diện ngân hàng, tài khóa, tiền tệ…và cơ bản là giáo dục. Chúng ta không nên sốt ruột, quan trọng là phải làm được cái đúng, cái trúng là làm sao nền kinh tế có hiệu quả.

Chọn “cái trúng” theo ông là cái nào?

Theo tôi, cái trúng cuối cùng là làm sao cho nền kinh tế có năng suất, có hiệu quả, như vậy sẽ là đúng hướng.

Cộng đồng ASEAN sẽ hình thành năm 2015, ông có thông điệp gì gửi tới doanh nghiệp cũng như người dân Việt Nam?

Qua những bài học, kinh nghiệm cá nhân tôi rút tỉa được từ việc tham gia ký BTA với Mỹ, việc Việt Nam gia nhập WTO, ASEAN, tham gia AFTA 1995, tôi rút ra một bài học, mà coi như là thông điệp cũng được: Hãy lo việc trong nhà là chính, rồi nắm bắt những dòng chảy của bên ngoài, lợi dụng những gì tốt nhất cho mình, nhận biết những điều gây hại cho mình mà tránh. Nếu không làm được việc đó thì việc hội nhập chỉ là khẩu hiệu.

Trong nhà ở đây có hai đối tượng cần phải chuẩn bị. Về phía Nhà nước, phải có cơ chế, chính sách, thể chế để giúp các doanh nghiệp tận dụng những cơ hội, xử lý thách thức nảy sinh. Về phía bản thân các doanh nghiệp, tôi thấy các doanh nghiệp thường hiểu rất ít về những cam kết kinh tế quốc tế. Vì vậy, Nhà nước cần thông báo, hướng dẫn cho doanh nghiệp biết.

Ông nói doanh nghiệp không được tham gia vào quá trình đàm phán vì đó là luật chơi. Có điều gì mâu thuẫn ở đây không? Theo quan sát của chúng tôi, các doanh nghiệp của Mỹ đấu tranh rất dữ dội vì quyền lợi của họ, “lobby” liên tục ngay trong khi quá trình đàm phán đang diễn ra. Phải chăng vì họ là nước lớn nên họ được làm thế?

Không phải vì họ đã là nước lớn mà vì họ là nền kinh tế thị trường lâu rồi, còn Việt Nam mới “mon men”, chỉ mới 5-7 năm nay thôi. Không thể so sánh về thực lực và mức độ tham gia doanh nghiệp giữa Mỹ và chúng ta vào lúc này.

Chúng ta phải thông cảm, chấp nhận và trả giá trong giai đoạn đầu của thời kỳ hội nhập, xây dựng kinh tế thị trường. Chúng ta phải chấp nhận luật chơi của thị trường chứ không thể khư khư những cái riêng của mình. Tất nhiên, có những cái chúng ta nhận ra nhưng chưa làm, có cái mình nhận biết hoặc đã làm nhưng chưa tốt.

Còn về tham khảo doanh nghiệp, kinh nghiệm của tôi khi đàm phán với Mỹ, khi khó khăn, họ (nhà đàm phán Mỹ) bảo rằng họ sẽ đi hỏi doanh nghiệp nhưng chưa chắc họ đã hỏi đâu nhé! Phải nói thêm rằng ở Mỹ đã có hành lang pháp lý cho việc “lobby”, vận động cho những lợi ích của họ, còn Việt Nam chưa có cơ chế, dễ bị lợi dụng. Ta cũng nên tiến tới xây dựng luật về vận động hành lang để hoạt động này diễn ra đúng luật, đừng có lợi ích ngầm. Mình đã hội nhập rồi, chấp nhận thể chế thị trường rồi thì phải chơi những trò chơi của thị trường chứ không chơi trò riêng của mình được.

Rất nhiều độc giả của Bộ Ngoại giao đang theo dõi cuộc đối thoại này, xin hỏi ông trong 2015 trọng tâm đối ngoại của Việt Nam là gì?

Là một cán bộ cũ của Bộ Ngoại giao, tôi nghĩ rằng có mấy việc nổi lên, chúng ta phải “chăm lo”.

Thứ nhất, chúng ta phải triển khai Nghị quyết 22 về hội nhập và đưa vào cuộc sống. Trong đó nổi lên hai chuyện: ngành Ngoại giao phối hợp với các ngành khác để các thảo luận và hoàn tất các công việc về hội nhập, kể cả Cộng đồng ASEAN, 6 FTA Việt Nam đang đàm phán phát huy hiệu quả tốt nhất, phục vụ cho đất nước.

Thứ hai, đối ngoại của ta phải cố gắng để góp phần làm tốt bảo vệ chủ quyền trên biển bằng con đường hòa bình, đưa đàm phán vào thực chất.

Thứ ba, Bộ Ngoại giao phải có những đóng góp vào Đại hội XII để đưa ra những đường lối chiến lược;

Cuối cùng là đối ngoại Việt Nam trong 2015 cần phải tập trung nâng cao vị thế quốc tế của chúng ta trên trường quốc tế.

Liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền, một độc giả có câu hỏi rằng, trong chuyến thăm Việt Nam vừa kết thúc ngày 27/12, ông Du Chính Thanh nói rằng ông ấy kỳ vọng Việt Nam sẽ đưa quan hệ Việt - Trung đi đúng hướng. Theo ông, quan hệ như thế nào là đi đúng hướng?

Hợp tác đúng hướng là hợp tác chân thành vì lợi ích chung. Chỉ có chân thành là đi đúng hướng. Không có chân thành thì không đi đúng hướng. Theo tôi, cái cần phải có là hợp tác xây dựng, tôn trọng lẫn nhau, hai bên có điều kiện thuận lợi để phát triển. Tôi mong rằng Trung Quốc sẽ có việc làm phù hợp với lời nói.

Ông nói năm 2014, sóng gió dữ dội hơn ở Biển Đông, vậy năm 2015, tình hình Biển Đông kỳ vọng có yên bình hơn hay không?

Điều này không phụ thuộc ở chúng ta. Tôi mong đợi các bạn Trung Quốc rút ra các bài học từ sự kiện trong năm 2014, để xem điều gì có lợi cho bản thân Trung Quốc, không phải đảo nọ đảo kia mà là uy tín của Trung Quốc, lòng tin của người dân trong khu vực cũng như lòng tin của người dân Việt Nam. Nếu bài học đó được rút ra, chúng ta hy vọng tình hình Biển Đông sẽ yên ổn. Nếu bài học đó không được rút ra thì chúng ta phải đón đợi những biến động khó lường.

Độc giả Trần Thị Bích Hà: Thưa ông, Việt Nam có một vị trí liền kề với Trung Quốc, có quá trình lịch sử gắn kết lâu dài, có nhiều điểm tương đồng về chính trị, kinh tế, văn hóa… Giờ đây khi Trung Quốc đang ngày càng mạnh lên, theo tôi, nguy cơ phụ thuộc là rất lớn đối với Việt Nam. Theo quan điểm của ông, Việt Nam cần làm gì để tồn tại độc lập và phát triển bên cạnh Trung Quốc?

Theo tôi, phụ thuộc nên hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, “phụ thuộc lẫn nhau”, nước nọ cần nước kia chứ không chỉ có một chiều. Đây là một thực tế khách quan trên thế giới, và thực sự nó diễn ra đúng như vậy. Chẳng hạn Trung Quốc cần mua gạo, cao su của Việt Nam và ngược lại với những thứ mà Trung Quốc có thể cung cấp. Có thể nói Trung Quốc phụ thuộc vào Việt Nam không? Chắc là không phải. Cái này là tùy thuộc, bổ sung lẫn nhau theo nhu cầu. Nghĩa thứ hai, “hoàn toàn phụ thuộc”, tức “lệ thuộc lẫn nhau”, dẫn đến người ta điều hành mình thì nguy hiểm. Ngay như hai gia đình ở cạnh nhau, cũng phải phụ thuộc vào nhau chứ không thể biệt lập. Ở đây, tôi nói sâu hơn về “lệ thuộc”. Để tránh nỗi lo ấy, bất kỳ quốc gia nào cũng phải tự đứng trên đôi chân của mình, chủ động trong điều phối quan hệ trong từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ nền kinh tế gia công của Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn, phải nhập nhiều nguyên vật liệu từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc vì gần và rẻ. Vì thế phải tìm ra giải pháp để hạn chế việc lệ thuộc vào bên ngoài về nguồn cung cấp. Mặt khác, tránh lệ thuộc, phụ thuộc không có nghĩa là đứng biệt lập, không dính đến ai mà cần có sự khôn ngoan của người đi buôn. Muốn làm ăn muốn có lãi, có lời mà vẫn tự chủ thì phải tính toán kỹ càng, mặt hàng nào ta tự lo được, lo chỗ nào; mặt hàng nào cần mua, mua chỗ nào. Không ai bắt mình mua hàng. Các cháu ra chợ thì tùy túi tiền của mình mà mua. Cái hạn chế của mình là mình tính sai, mua cái chỗ không đúng, giá không hời, đó là lỗi của mình. Lệ thuộc hay không là do mình quyết định.

Câu hỏi cuối cùng, ông có thể chia sẻ kỳ vọng trước thềm năm mới 2015 và trước thềm Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XII?

Tôi chỉ nói kỳ vọng của tôi với Đại hội. Năm 2015 có nhiều sự kiện, mỗi sự kiện chúng ta đều rút ra được nhiều bài học cơ bản. Đại hội phải rút tỉa được những bài học cơ bản từ những sự kiện đã qua (85 năm thành lập Đảng, 70 năm Quốc khánh, 125 năm sinh nhật Bác Hồ, 40 năm giải phóng miền Nam). Giá mà tôi được nói, tôi sẽ nói:

Thứ nhất, là bài học phải được lòng dân. Đây là bài học rất cơ bản của Bác Hồ, trong đối nội lẫn đối ngoại, dựa vào nhân dân sẽ thành công, đi ngược với nguyện vọng của dân thì sẽ không thành.

Thứ hai, là bài học sức mạnh của mình phải kết hợp với sức mạnh của thời đại, phải chắt lọc được tinh hoa của nhân loại, thích nghi với nó để không thua chị kém em, sánh vai với các nước trên thế giới, rút tỉa được những bài học thực tiễn của 5 năm qua, đưa ra quyết sách thật chuẩn để 5 năm tới đỡ khó khăn hơn thời gian qua.

Đó là những kỳ vọng của tôi trong 2015 cũng là kỳ vọng của một đảng viên đối với đảng của mình.

Xin cảm ơn nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã dành thời gian tham dự đối thoại trực tuyến, xin cảm ơn độc giả của VietNamNet và Thế giới &Việt Nam đã quan tâm theo dõi chương trình.

Nguyên Bảo – Quang Chinh – Phạm Hằng (ghi)


Xin xem phần 1 tại đây Xin xem phần 2 tại đây

Đọc thêm

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Làm gì, làm thế nào để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiệu quả hơn.
Điểm mặt những mẫu ô tô 'chắc suất' bán chạy nhất phân khúc năm 2024

Điểm mặt những mẫu ô tô 'chắc suất' bán chạy nhất phân khúc năm 2024

Năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam chứng kiến nhiều cuộc đua gay cấn cho ngôi vị xe ăn khách nhất. Bước sang những tháng cuối cùng của năm, ...
Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc về Nghị quyết 18

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc về Nghị quyết 18

Toàn bộ các cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao chủ trì xây dựng Đề án đã hoàn thiện và gửi Đề án về Ban ...
Top 8 mẫu ô tô hybrid đáng tin cậy nhất đang bán trên thị trường

Top 8 mẫu ô tô hybrid đáng tin cậy nhất đang bán trên thị trường

Những năm gần đây, lựa chọn ô tô hybrid đang ngày càng phổ biến với khả năng tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường cùng khối động cơ ...
Giá heo hơi hôm nay 25/12: Tiếp đà tăng nhẹ tại miền Nam và miền Trung; Thị trường thịt heo toàn cầu đang có sự điều chỉnh sản xuất

Giá heo hơi hôm nay 25/12: Tiếp đà tăng nhẹ tại miền Nam và miền Trung; Thị trường thịt heo toàn cầu đang có sự điều chỉnh sản xuất

Theo khảo sát, giá heo hơi trên cả nước đang có giá dao động từ 63.000 - 69.000 đồng/kg.
Phát huy sức mạnh mềm văn hóa trong thời kỳ hội nhập

Phát huy sức mạnh mềm văn hóa trong thời kỳ hội nhập

Sức mạnh mềm không còn là một khái niệm mà đã và đang dần trở thành chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Phiên bản di động