Việt Nam tự tin ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ: Công cuộc Đổi mới - Nền tảng bảo đảm quyền con người

LÊ THU HÀ* - NGUYỄN TẤT ĐẠT**
Là ứng cử viên duy nhất được khối ASEAN đề cử, Việt Nam đang nỗ lực để được bầu chọn làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025. Đến nay, nước ta đã hội tụ đầy đủ những cơ sở vững chắc để tự tin ứng cử và sẵn sàng thể hiện năng lực, trách nhiệm trong lĩnh vực này. Việc trúng cử HĐNQ LHQ sẽ góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đề ra.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam tự tin ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc: Công cuộc Đổi mới - Nền tảng bảo đảm quyền con người
Việc trúng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ sẽ góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. (Nguồn: TTXVN)

Công cuộc Đổi mới năm 1986 là bước đi sáng suốt, vĩ đại của Đảng và đã đem lại những thành tựu vô cùng lớn lao cho đất nước và Nhân dân Việt Nam.

Đến nay, sau 35 năm triển khai, công cuộc Đổi mới đã khẳng định vai trò nền tảng quan trọng để Việt Nam đạt được những tiến bộ vượt bậc trong bảo đảm quyền con người, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Đồng thời, cũng khẳng định “quả ngọt” của sự nỗ lực, bền bỉ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong những năm qua và cũng là mục tiêu hướng tới trong tương lai.

“Đổi mới” gắn liền với tiến bộ quyền con người

Cùng với thành tựu của công cuộc Đổi mới, tiến trình bảo đảm, phát huy quyền con người của Việt Nam có thể chia ra làm 3 giai đoạn lớn.

Đó là giai đoạn những năm tháng đầu khởi động công cuộc Đổi mới, trong thời kỳ bao cấp đầy khó khăn, đất nước ta đã chịu tác động không nhỏ từ Chiến tranh Lạnh cũng như phải dồn toàn lực để bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do, thành quả cách mạng, đảm an ninh biên giới. Lúc này, mọi sự quan tâm của đất nước đều dành cho việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và tính mạng tài sản người dân trước các nguy cơ an ninh từ bên ngoài.

Giai đoạn thứ hai, Việt Nam bắt tay vào thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Đại hội VII), chủ động hội nhập quốc tế trong bối cảnh thế giới kết thúc Chiến tranh Lạnh, bước vào giai đoạn toàn cầu hóa.

Đảng ta đã xác định toàn cầu hóa là dòng thác không thể đảo ngược của thời đại, phải tranh thủ vận hội này để Việt Nam phát triển kinh tế, đẩy nhanh cải thiện toàn diện các quyền cơ bản của con người theo tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển của xã hội cũng như bản sắc văn hóa.

Các mốc son quan trọng đáng kể của giai đoạn này có thể kể đến là việc Việt Nam gia nhập ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, tham gia WTO, các tổ chức quốc tế lớn khác…

Giai đoạn ba đánh dấu bằng việc thông qua Hiến pháp 2013 với bước tiến mới trong tư duy lập pháp, khẳng định nhiệm vụ tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người của. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới với thế và lực mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đồng thời ưu tiên quyền bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng cũng như hỗ trợ khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19.

Công cuộc Đổi mới do Đảng ta khởi xướng, đóng vai trò động lực lớn nhất đối với tiến bộ quyền con người của Việt Nam xuất phát từ những nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất, làn gió đổi mới chủ trương, đường lối… đã thúc đẩy việc ưu tiên nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, trong tiến trình xây dựng các văn kiện quan trọng của đất nước, được luật hóa và ngày càng hoàn thiện hơn.

Thứ hai, trong toàn bộ công cuộc Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, dành nhiều nguồn lực để hiện thực hóa quyền con người.

Thứ ba, đường lối đổi mới đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện để Việt Nam học hỏi, tiếp thu các thành tựu quyền con người thế giới, trong đó thực hiện các chuẩn mực quyền con người phổ quát, đồng thời phát huy bản sắc văn hóa. Việc là thành viên của nhiều công cước quốc tế về quyền con người cũng tạo chuyển biến nhận thức của các tầng lớp nhân dân, tạo động lực thúc đẩy toàn diện các quyền con người.

Thứ tư, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, công cuộc Đổi mới đã đem đến sự phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng, tạo những điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin, giáo dục, y tế…. Điều này vô hình chung đã cải thiện quan niệm, nhận thức, sự tự ý thức bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình Khi từng người dân nhận thức được quyền và lợi ích của mình, cũng là lúc ý thức về nghĩa vụ đối với Tổ quốc, quê hương được phát huy cao nhất, tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tin liên quan
Đại hội XIII của Đảng: Những chủ trương lớn về quyền con người Đại hội XIII của Đảng: Những chủ trương lớn về quyền con người

Tự hào những bước tiến dài

Trong 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, sự nghiệp bảo đảm và thúc đẩy quyền con người của Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện, ngày càng tương xứng với sự phát triển của đất nước.

Có thể khái quát một số thành tựu nhân quyền của Việt Nam trên hai quyền căn bản là quyền về dân sự - chính trị và quyền kinh tế - xã hội, văn hoá như sau:

Về quyền về dân sự-chính trị: Chúng ta đã có nhiều bước tiến trong việc bảo đảm các quyền về dân sự - chính trị cùng với quá trình xây dựng CNXH – chế độ mà theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là chế độ tốt nhất bảo đảm quyền con người cho nhân dân Việt Nam. Từ năm 1991, Đảng ta đã đề ra quan điểm, chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, sau đó được cụ thể hóa trong Hiến pháp (riêng Hiến pháp năm 2013 đã dành 1 chương II về quyền con người).

Nhà nước pháp quyền XHCN được khẳng định là “của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, “Nhân dân làm chủ”, “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”. Người dân có quyền tham gia ngày càng sâu sắc vào đời sống chính trị của đất nước; có quyền bầu cử, đề cử, tự ứng cử, phát huy quyền làm chủ, vai trò giám sát của người dân thông qua “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của toàn hệ thống từ cơ sở cho đến cấp Trung ương.

Đáng chú ý, người dân đã phát huy cao độ quyền giám sát trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tạo động lực phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Là thành viên của Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị (ICCPR), Việt Nam luôn tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ theo Công ước. Trong phiên bảo vệ báo cáo quốc gia thực thi Công nước lần thứ 3 tại Ủy ban Nhân quyền năm 2019, Uỷ ban đã ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong hoàn thiện pháp luật và thực thi các quyền dân sự, chính trị.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, tước đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thế giới, Việt Nam luôn ưu tiên bảo đảm quyền sống - một trong những quyền chính trị quan trọng nhất của người dân.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp vừa diễn ra là ngày hội non sông, ngày hội toàn dân, là minh chứng rõ nét cho việc thực thi quyền bầu cử, ứng cử của người dân trên khắp cả nước.

Các quyền dân sự, chính trị khác như: quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do ngôn luận, báo chí, Internet, quyền bầu cử, ứng cử… luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm thúc đẩy và được bảo vệ bằng luật pháp. Đời sống tôn giáo ở Việt Nam luôn sôi động với 26 triệu tín đồ của 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo.

Nhà thờ nguyện của đồng bào theo Đạo Tin Lành ở Hội Thánh Tin Lành buôn Pu, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk được xây mới khang trang, rộng rãi.
Việt Nam tự tin ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ: Công cuộc Đổi mới - Nền tảng bảo đảm quyền con người

Các tôn giáo chung sống hài hòa, đoàn kết, không có xung đột - điều mà nhiều quốc gia đa tôn giáo khác luôn mong muốn. Người dân được thực hành tự do tín ngưỡng, tôn giáo, học đạo, nghiên cứu và trao đổi, hội họp, giao lưu quốc tế về tôn giáo… Việc xây dựng, trùng tu các công trình tôn giáo được quan tâm…

Đồng thời, Việt Nam cũng loại bỏ nhiều tà đạo, hủ tục lạc hậu cũng như đấu tranh chống tội phạm lợi dụng tôn giáo, tạo môi trường tôn giáo, tín ngưỡng lành mạnh cho người dân.

Tự do ngôn luận, báo chí, Internet… ngày càng được phát huy. Đến nay, Việt Nam đã có được một hệ thống báo chí rộng khắp trên cả nước, đa dạng loại hình (844 cơ quan báo in, 196 cơ quan báo chí điện tử, 67 đài phát thanh, truyền hình; gần 1.600 trang thông tin điện tử tổng hợp…).

Báo chí đã được tạo điều kiện tham gia tích cực, vào phản biện các chính sách, đồng thời đồng hành với các cơ quan chức năng phát hiện, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực.

Việt Nam là nước có tốc độ phát triển Internet cao, hơn 64 triệu người thường xuyên truy cập, chiếm 66% dân số; 62 triệu người sử dụng các mạng xã hội, chiếm 64% dân số… Người dân có thêm các kênh cá nhân để dễ dàng bày tỏ tiếng nói với mức độ tương tác lớn, có thể trực tiếp tiếp cận với cơ quan chức năng trong nước hoặc thậm chí là các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Mạng xã hội cùng các thiết bị điện thoại thông minh còn phát huy hiệu quả vai trò giám sát của người dân, thậm chí có thể tự do nói lên quan điểm thông qua các ứng dụng trực tuyến.

Về quyền kinh tế-xã hội và văn hoá: Với thành tựu phát triển kinh tế trung bình lên tới khoảng 6% liên tục trong hàng chục năm qua, qui mô nền kinh tế Việt Nam đã đạt khoảng 343 tỷ USD, đứng trong nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ 4 tại ASEAN. Trong năm 2020, khi cả thế giới lao đao vì dịch Covid-19, nền kinh tế nước ta vẫn được xếp vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu.

Công cuộc Đổi mới đã thúc đẩy sự quan tâm của cả xã hội vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo với Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững. Theo thống kê chính thức, tính riêng giai đoạn 2016-2020, nguồn lực dành cho xóa đói giảm nghèo lên tới 93.000 tỷ.

Năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam ở mức cao: 58,1%, đến năm 2015 giảm còn 9,88% và năm 2020 còn 2,75%. GDP trên đầu người ngày càng tăng, Việt Nam bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình (năm 2020, ước tính GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD).

LHQ đã ghi nhận người Việt Nam ngày càng hạnh phúc hơn, dựa trên đánh giá tổng hợp GDP trên đầu người, tuổi thọ, quyền tự do, sự hào phóng, phúc lợi xã hội và tình trạng tham nhũng. Cụ thể, trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới, Việt Nam đã được tăng 4 bậc so với năm 2020, từ vị trí thứ 83 lên 79…

Là quốc gia từng sống trong cảnh thiếu thốn lương thực, Việt Nam trở thành “cường quốc” xuất khẩu lương thực, thực phẩm, có vị trí cao trong ngành gạo, thủy sản, hoa quả… Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, quan tâm tới “điện, đường, trường, trạm” đã nhanh chóng đóng góp vào phát triển bền vững đất nước.

Tốc độ đô thị hóa tăng mạnh (đạt khoảng 40% tính đến năm 2020). Việt Nam có chính sách phát triển cân bằng, đồng đều trên các phân khúc nhà ở, đặc biệt có những chính sách thông thoáng về nhà ở cho người thu nhập thấp.

Việt Nam lựa chọn mô hình phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay với tiêu chí “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Người dân được tạo điều kiện về mọi mặt để có cơ hội phát triển. Doanh nghiệp được thuận lợi tiếp cận tín dụng để phát triển kinh tế, giải quyết khó khăn; thế hệ trẻ được quan tâm về giáo dục, được rót vốn vào các dự án khởi nghiệp nhằm tranh thủ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; các đối tượng dễ bị tổn thương (trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số…) luôn có những chính sách đặc thù để có điều kiện phát triển bình đẳng.

Với bản chất của một chế độ xã hội ưu việt vì con người, cho con người, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Cùng với đó, luôn tích cực, chủ động cùng các quốc gia và cộng đồng quốc tế thực hiện hiệu quả những giá trị phổ quát về quyền con người.

Nghiên cứu, vận dụng giá trị quốc tế về quyền con người, đồng thời làm sâu sắc thêm quan điểm, tư tưởng của Đảng trong tôn trọng, bảo đảm quyền con người thông qua triển khai các quyết sách, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội quan trọng của đất nước, chắc chắn Việt Nam sẽ có những bước tiến xa hơn vì sự hạnh phúc của người dân, đồng thời phát huy được vai trò trong giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người.


* Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ

** Thông tấn xã Việt Nam

TIN LIÊN QUAN
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chủ trương nhất quán của Việt Nam
Lựa chọn mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia thích hợp cho Việt Nam
Định hướng xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia ở Việt Nam
Cơ quan nhân quyền quốc gia khu vực Đông Nam Á và giá trị tham khảo cho Việt Nam
Việt Nam chủ động hợp tác với các cơ quan, cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên ...
Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV được trao chứng nhận tốt nghiệp.
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt lập
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Công tác bảo đảm quyền của người dân khi thiên tai, thảm họa xảy ra luôn được đặt lên hàng đầu nhằm bảo vệ tốt nhất tính mạng, tài sản của người dân...
Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể...
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động