Việt Nam ưu tiên đồng hành với người dân trong hành trình số hóa

Minh Hòa
Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) đánh giá, với Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Việt Nam đã và đang có vị thế tốt để tận dụng tiềm năng của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam.
Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam.

Chuyển đổi số luôn được khẳng định là trọng tâm trong công việc toàn cầu của UNDP. Bà nhận thấy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam diễn ra như thế nào?

Trước hết, cần ghi nhận rằng Việt Nam đã sớm nhận ra được vai trò xúc tác của số hóa, thiết lập các mục tiêu quốc gia đầy tham vọng về một quốc gia kỹ thuật số thịnh vượng vào năm 2030. Để đạt được các mục tiêu này đòi hỏi phải có những cải cách căn bản và toàn diện trong hoạt động của Chính phủ, các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp và cách mọi người sống và làm việc.

Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vào năm 2020 đã đánh dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển số của Việt Nam. Chương trình đặt con người làm trung tâm, coi chuyển đổi số là lộ trình then chốt để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs).

Ngày nay, khoảng ba phần tư người Việt Nam sử dụng Internet, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia được kết nối nhiều nhất trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, vẫn còn một khoảng cách đáng kể về trình độ hiểu biết công nghệ số của người dùng Việt Nam. Khoảng cách này đặc biệt nghiêm trọng khi nói đến thương mại điện tử và dịch vụ kỹ thuật số, nơi người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vẫn thích sử dụng tiền mặt hơn là ví kỹ thuật số hoặc tài khoản ngân hàng và dịch vụ tài chính trực tuyến.

Khảo sát Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) hàng năm của UNDP tại Việt Nam vào năm 2022 cho thấy mặc dù tỷ lệ sử dụng Internet cao nhưng chưa đến 5% số người được hỏi trên toàn quốc đã truy cập các dịch vụ quản trị điện tử thông qua Cổng dịch vụ điện tử quốc gia.

Việc phát triển các dịch vụ trực tuyến một cách hiệu quả cần đi đôi với nâng cao nhận thức và phát triển kiến thức về kỹ thuật số, hỗ trợ người dân chuyển từ quy trình sử dụng tiền mặt và giấy tờ sang tiếp cận các dịch vụ tài chính và quản trị điện tử kỹ thuật số, thanh toán không dùng tiền mặt và các dịch vụ kỹ thuật số một cách tự tin và an toàn trong khi vẫn duy trì các lựa chọn cho những người chưa có khả năng tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật số.

Bà đánh giá thế nào về mục tiêu trở thành nền kinh tế số hàng đầu khu vực ASEAN của Việt Nam vào năm 2030?

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia phản ánh khát vọng của Việt Nam trở thành quốc gia kỹ thuật số và có nền kinh tế số hàng đầu trong khu vực ASEAN vào năm 2030, đồng thời thúc đẩy thử nghiệm toàn diện các công nghệ mới trong nền kinh tế số.

Với chương trình quốc gia này, Việt Nam đã và đang có vị thế tốt để tận dụng tiềm năng của mình. Tổng số nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam đạt khoảng 1,15 triệu người, với 160 trường đại học trên toàn quốc cung cấp các chương trình đào tạo kỹ thuật.

Đến tháng 5/2022, nhờ sự chỉ đạo của chương trình quốc gia, cả 63 tỉnh, thành đã thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số, 55/63 địa phương ban hành nghị quyết về chuyển đổi số và 59 địa phương ban hành chương trình/dự án, kế hoạch chuyển đổi số trong thời gian năm năm, thể hiện quyết tâm chính trị cụ thể để hoàn thành các mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đề ra.

Hợp tác quốc tế được cho là một trong những giải pháp giúp Việt Nam thích ứng nhanh với đổi mới sáng tạo. Bà có thể đưa ra những kinh nghiệm điển hình trên thế giới có thể áp dụng tại Việt Nam?

Hệ thống điện tử về mua sắm công cung cấp nền tảng trực tuyến cho các quy trình mua sắm công, làm cho quy trình này trở nên minh bạch và có trách nhiệm hơn, giúp giảm nguy cơ tham nhũng. Các quốc gia như Ukraine, Kenya và Brazil đã triển khai hệ thống điện tử mua sắm công với sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới và Liên hợp quốc.

Tại Việt Nam, UNDP đang hỗ trợ Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia, số hóa các quy trình của họ để cải thiện tính minh bạch và hiệu quả, đồng thời giảm rủi ro tham nhũng.

Các ví dụ khác có thể kể đến là, UNDP đã hợp tác với chính phủ Estonia để phát triển các nền tảng chính phủ điện tử nhằm bảo đảm sự tương tác liền mạch giữa chính phủ và người dân.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, UNDP hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thông qua đào tạo và tư vấn phát triển các mô hình tích hợp nhằm cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh. Việt Nam có thể áp dụng các chiến lược tương tự để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh trên thị trường toàn cầu trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đã phát triển các dịch vụ y tế từ xa sử dụng kết nối trực tuyến giữa các cơ sở y tế, bác sĩ và bệnh nhân khác nhau để cải thiện khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế chất lượng.

Các dịch vụ này đóng vai trò quan trọng trong thời gian dịch bệnh bùng phát, giúp giảm nguy cơ lây truyền, phục vụ hiệu quả các cộng đồng ở vùng xa, duy trì khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế trong thiên tai và thời tiết khắc nghiệt, kết nối bác sĩ địa phương với các chuyên gia để chẩn đoán, điều trị và theo dõi các bệnh mãn tính, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho người bệnh, giảm tình trạng quá tải ở các cơ sở y tế tuyến trên.

Ngày nay, khoảng ba phần tư người Việt Nam sử dụng Internet.
Ngày nay, khoảng ba phần tư người Việt Nam sử dụng Internet.

Tại Việt Nam, UNDP đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Y tế để phát triển và thí điểm hệ thống y tế từ xa tuyến cơ sở “Bác sĩ cho mọi nhà”. Ban đầu, hệ thống này ra đời nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19, kết nối trạm y tế xã với các cơ sở y tế tỉnh, huyện để thực hiện các hoạt động tư vấn, giám sát và tư vấn y tế chuyên môn. Sau đó, hệ thống đã được triển khai tại tám tỉnh thành ở Việt Nam, tập trung vào các tỉnh vùng sâu vùng xa, miền núi và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu.

Đến cuối năm 2023, khoảng 3.000 nhân viên y tế đã được đào tạo về hệ thống, hơn 1,3 triệu thành viên cộng đồng đã thiết lập tài khoản và hơn 70.000 cuộc tư vấn y tế từ xa đã được thực hiện. Trong thời gian tới, “Bác sĩ cho mọi nhà” sẽ mở rộng sang chín tỉnh tiếp theo với sự hỗ trợ của Quỹ Y tế quốc tế Hàn Quốc (KOFIH) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

UNDP sẵn sàng chia sẻ thêm các bài học và mô hình được phát triển thông qua Chiến lược kỹ thuật số toàn cầu của chúng tôi mà Việt Nam có thể điều chỉnh để hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia.

Bên cạnh chuyển đổi số thì chuyển đổi xanh cũng mang lại những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Theo bà, triển vọng của quá trình này tại Việt Nam như thế nào?

Thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là một phương tiện mạnh mẽ để Việt Nam tăng tốc tiến bộ và hoàn thành các mục tiêu SDGs vào cuối thập kỷ này. Điều này đòi hỏi một bước nhảy vọt về đầu tư và nỗ lực để kích hoạt ba yếu tố hỗ trợ mà chúng tôi đã xác định là mang tính chiến lược vì tiềm năng tạo ra các tác động tích cực tiếp nối của chúng, bao gồm cả “công nghệ kỹ thuật số và đổi mới”.

Mặc dù xếp thứ 86 trên toàn cầu về chính phủ điện tử vào năm 2022, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức như kinh phí nghiên cứu và phát triển hạn chế (0,5% GDP), khoảng cách phối hợp trong chuyển đổi kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số chưa đầy đủ.

Việc tăng cường đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số cho kinh tế tuần hoàn có thể mang lại tiến bộ trong khoa học vật liệu và thiết kế, giảm chi phí cho nguyên liệu thô/dễ bay hơi, tạo khả năng tiếp cận thị trường mới và tạo ra nguồn doanh thu mới, đặc biệt trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do mới nhất.

Công nghệ kỹ thuật số có thể mang lại nhiều cơ hội hơn nữa cho các doanh nghiệp tuần hoàn phát triển mạnh, chẳng hạn như hệ thống chia sẻ và tái sử dụng, mô hình sản phẩm dưới dạng dịch vụ, tìm nguồn cung ứng nội dung tái chế (ví dụ như trong dệt may), tăng cường sự tuần hoàn sản phẩm, sử dụng tài sản thông qua định giá, dự đoán nhu cầu và phát triển chuỗi quản lý giá trị thông minh. Các công cụ như AI, dữ liệu lớn và tự động hóa sẽ tối ưu việc sử dụng tài nguyên, cải thiện tính minh bạch và thúc đẩy đổi mới.

Công tác chuyển đổi số tại Bộ Ngoại giao: Cần nỗ lực hơn nữa, hành động quyết liệt để đạt hiệu quả tốt nhất

Công tác chuyển đổi số tại Bộ Ngoại giao: Cần nỗ lực hơn nữa, hành động quyết liệt để đạt hiệu quả tốt nhất

Ngày 12/12, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì Hội nghị tổng kết Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của ...

Chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy ngành công nghiệp không khói Việt Nam bứt phá

Chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy ngành công nghiệp không khói Việt Nam bứt phá

Chuyển đổi số, hướng tới du lịch thông minh có thể thay đổi hoàn toàn trải nghiệm của khách hàng và nâng cao tính cạnh ...

Việt Nam nỗ lực thực hiện quyền con người

Việt Nam nỗ lực thực hiện quyền con người

Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện quyền con người, vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không ai ...

Bình đẳng giới - nền tảng hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững

Bình đẳng giới - nền tảng hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững

Thế giới hiện chưa đạt được bình đẳng giới bất chấp những nỗ lực toàn cầu.

Bài cuối: Phòng, chống bạo lực mạng ở Việt Nam

Bài cuối: Phòng, chống bạo lực mạng ở Việt Nam

Giống như ở nhiều quốc gia khác, Việt Nam cũng đang phải đối phó với sự lan tràn của bạo lực mạng. Bạo lực mạng ...

(thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em đối mặt.
Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể...
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch dùng nhiều cách tuyên truyền kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động