Việt Nam và vai trò đầu tàu trong Cộng đồng Pháp ngữ

Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 15 tại Dakar, Senegal từ ngày 29-30/11 đã đạt được nhiều kết quả. Tháp tùng đoàn đại biểu nước ta do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan dẫn đầu dự Hội nghị, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Ngọc Sơn đã cho biết trong cuộc trao đổi với Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Chung tay giải quyết vấn đề thế giới

Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 15 có chủ đề “Phụ nữ và thanh niên trong Cộng đồng Pháp ngữ: Động lực của hòa bình, chủ thể của phát triển”. Hội nghị đã thảo luận nhiều vấn đề như: các cuộc khủng hoảng và giải quyết khủng hoảng ở các nước châu Phi như quá trình củng cố nền hòa bình ở Mali, thiết lập lại ổn định tại Burkina Faso các tranh chấp ở vùng Hồ Lớn; dịch bệnh Ebola ở các nước Tây Phi trong đó nhấn mạnh việc tìm biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này ở khu vực và trên toàn thế giới.

Hội nghị nhấn mạnh vai trò của thanh niên trong công cuộc tái thiết hòa bình, phát triển đất nước sau chiến tranh, cho rằng thanh niên là tương lai của tất cả các quốc gia, vì vậy phải tổ chức đào tạo tốt cho thanh niên, tạo cơ hội việc làm và giải quyết tình trạng thất nghiệp cho thanh niên. Hội nghị cũng khẳng định phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong tất cả các tiến trình phát triển và mong muốn phụ nữ sẽ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động chính trị và nắm giữ những vị trí cao hơn trong chính quyền.

Biến đổi khí hậu và những đóng góp cho Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP-21) tại Paris cũng như các biện pháp cụ thể để thúc đẩy quan hệ song phương trong Cộng đồng Pháp ngữ cũng là nội dung được thảo luận tại Hội nghị lần này. Hội nghị đã bầu bà Michaelle Jean, cựu Toàn quyền Canada, làm Tổng Thư ký mới của Tổ chức Pháp ngữ thay ông Abdou Diouf hết nhiệm kỳ.

Kết thúc Hội nghị, các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các nước thành viên đã thông qua nhiều văn bản quan trọng mang tính định hướng cho các hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ trong thời gian tới như Tuyên bố Dakar, Khung chiến lược hợp tác Pháp ngữ giai đoạn 2015-2022, Chiến lược thanh niên Pháp ngữ. Đặc biệt, Hội nghị đã thông qua Chiến lược kinh tế Pháp ngữ, tạo cơ sở cho các hoạt động thúc đẩy hợp tác kinh tế trong không gian Pháp ngữ thời gian tới. Hội nghị cũng đã thông qua chín nghị quyết về tình hình khủng hoảng, xung đột ở một số nước và khu vực, chống khủng bố, giáo dục và đào tạo, đa dạng văn hóa, du lịch, y tế, dịch bệnh Ebola.

Như vậy, trong tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, việc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ bàn bạc tới nhiều vấn đề cấp bách của Pháp ngữ nhưng cũng là các vấn đề của thế giới hiện nay, chứng tỏ Cộng đồng Pháp ngữ có đóng góp ngày càng tích cực hơn trong giải quyết các vấn đề của thế giới không chỉ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ mà cả trong các vấn đề có tính toàn cầu như vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính…

Đặc biệt, tại Hội nghị lần này, vấn đề Biển Đông đã được đưa vào một Nghị quyết của Hội nghị Cộng đồng Pháp ngữ, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông trong thời gian qua, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế tối đa, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; hoan nghênh các nỗ lực nhằm duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và tự do, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực.

Việc Hội nghị đưa vấn đề Biển Đông vào trong Nghị quyết chính thức của Hội nghị thể hiện rõ Cộng đồng Pháp ngữ quan tâm đến không chỉ khu vực châu Phi mà quan tâm tới lợi ích của tất cả các nước thành viên ở các khu vực khác nhau trên thế giới.

Kinh tế - bước tiến quan trọng

Việc thông qua Chiến lược kinh tế Pháp ngữ là một bước tiến quan trọng của Hội nghị lần này. Trước đây, trong Cộng đồng Pháp ngữ, các quốc gia chủ yếu hợp tác với nhau trên các lĩnh vực văn hóa và ngôn ngữ (tiếng Pháp). Nhưng khi tổ chức ngày càng mở rộng và lớn mạnh thì các lĩnh vực hợp tác đã được mở rộng ra trên các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội.

Lĩnh vực hợp tác kinh tế được đề cập từ Hội nghị cấp cao tổ chức tại Hà Nội năm 1997 nhưng từ đó đến nay vẫn chưa đạt kết quả cụ thể nào. Tại Hội nghị lần này, các quốc gia đều thống nhất cho rằng hợp tác kinh tế là cần thiết, là nền tảng để giải quyết tình trạng đói nghèo, chậm phát triển trong Cộng đồng Pháp ngữ. Chiến lược phát triển kinh tế được thông qua lần này sẽ tạo điều kiện để các quốc gia tăng cường hợp tác dưới mọi hình thức, hợp tác Bắc – Nam, hợp tác Nam – Nam, hợp tác ba bên Nam-Bắc-Nam…

Để thúc đẩy không gian kinh tế trong Cộng đồng Pháp ngữ, các quốc gia phải cụ thể hóa những nội dung đã được thông qua trong chiến lược kinh tế, đưa ra nhiều sáng kiến để thúc đẩy đàm phán, trao đổi đoàn giữa các doanh nghiệp, người dân với nhau để mở rộng giao lưu. Bản thân Cộng đồng Pháp ngữ cũng phải đa dạng hóa nguồn hỗ trợ từ các định chế kinh tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á chẳng hạn… vì ngân sách của Cộng đồng còn tương đối hạn chế.

Việt Nam và vai trò đầu tàu

Từ trước đến nay, Việt Nam rất coi trọng các hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ, và đều tham dự các Hội nghị cấp cao. Điều này thể hiện rõ chủ trương đối ngoại của Việt Nam là tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế.

Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bốn nước thành viên chính thức bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Vanuatu đã thiết lập được mạng lưới Pháp ngữ từ 2013. Việt Nam hiện là Chủ tịch luân phiên của mạng lưới này (nhiệm kỳ 2013-2014). Năm 2015, vai trò Chủ tịch sẽ được chuyển cho Campuchia.

Sự đóng góp của Việt Nam tại Hội nghị cũng như vai trò của Việt Nam trong Tổ chức Cấp cao Pháp ngữ được đánh giá rất cao, thể hiện qua việc Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan là đại diện duy nhất của khu vực châu Á – Thái Bình Dương phát biểu trong phiên khai mạc và là bài phát biểu thứ 4 trong phiên họp quan trọng này.

Trong các bài phát biểu của các nước thành viên hay của Tổng thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, đều đánh giá Việt Nam là nước “đầu tàu” trong phong trào Pháp ngữ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tham gia tích cực vào các dự án mà Cộng đồng Pháp ngữ đang thực hiện.

Về nỗ lực thúc đẩy nội dung hợp tác kinh tế trong Cộng đồng Pháp ngữ, từ Hội nghị năm 1997, Việt Nam đã bày tỏ quan điểm là cần phải đẩy mạnh hợp tác kinh tế trong Cộng đồng. Tháng 4/2014 vừa qua, Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức kinh tế Pháp ngữ tổ chức Diễn đàn về hợp tác kinh tế trong Cộng đồng Pháp ngữ tại Hà Nội với sự tham gia của 150 đại biểu đến từ nhiều nước như ở châu Phi, châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương. Diễn đàn đã đưa ra được nhiều kiến nghị cho Tổ chức quốc tế Pháp ngữ và được Hội nghị cấp cao đưa vào Chiến lược phát triển kinh tế được thông qua lần này.

Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm để phát huy hơn nữa vai trò của Việt Nam trong Cộng đồng Pháp ngữ. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ về tình hình sử dụng tiếng Pháp trên thế giới thì ở Việt Nam chỉ có khoảng 650.000 người (chiếm 0,7% dân số) sử dụng tiếng Pháp ở các trình độ khác nhau. Là một thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ, Việt Nam cần có thêm nhiều chính sách trong giáo dục, đào tạo tiếng Pháp, hợp tác kinh tế để duy trì một số lượng người sử dụng tiếng Pháp nhất định, để có thể tham gia hiệu quả vào các hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ.

Bên lề Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã có các cuộc tiếp xúc với Tổng thống Senegal, Tổng thống Cameroon, Tổng thống Mauritius, Hoàng thân Monaco, Thủ tướng Ai Cập, Thủ tướng lâm thời Tunisia, Bộ trưởng Ngoại giao Haiti và Tổng Thư ký Pháp ngữ để trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ song phương, và các vấn đề hai bên cùng quan tâm. Đoàn Việt Nam cũng đã đến thăm "Làng Pháp ngữ" và gian hàng trưng bày của Việt Nam do Tập đoàn Bưu chính và Viễn thông Việt Nam (VNPT) chuẩn bị.



Hằng Chung (ghi)

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động