Việt Nam “vượt trội” về tiếp nhận ODA và vốn vay ưu đãi

Anh Sơn
TGVN. Phát biểu tại Hội nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA với 6 Ngân hàng phát triển ngày 17/6, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, giải ngân nguồn vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vốn nước ngoài đang là vấn đề lớn mà Chính phủ quan tâm thúc đẩy.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam vuot troi ve tiep nhan oda va von vay uu dai Tìm giải pháp hữu hiệu thúc đẩy giải ngân ODA, vốn vay ưu đãi
viet nam vuot troi ve tiep nhan oda va von vay uu dai Phó Thủ tướng truy nguyên nhân chậm giải ngân vốn vay
viet nam vuot troi ve tiep nhan oda va von vay uu dai
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi, ngày 17/6/2019. (Ảnh Tuấn Anh)

Ngày 17/6, chủ trì Hội nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi với nhóm 6 Ngân hàng phát triển, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh sáu nhóm giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi phục vụ phát triển.

Thu hút vượt trội, giải ngân chậm

Tại Hội nghị, đánh giá chung của 6 nhà tài trợ gồm Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và Ngân hàng Thế giới (WB) đều khẳng định, Việt Nam “vượt trội” so với các nước khác về tiếp nhận nguồn vốn ODA và vốn ưu đãi.

Việt Nam cũng được các nhà tài trợ đánh giá đạt tỉ lệ cao về số lượng dự án hoàn thành, đạt kết quả phát triển và đạt các mục tiêu đề ra. Theo báo cáo đánh giá của JICA, ADB, WB, các dự án của cả 3 nhà tài trợ này tại Việt Nam đạt kết quả tốt hơn các quốc gia khác như: Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Sri Lanka…

Tuy nhiên, thời gian gần đây, thống kê của Việt Nam và các nhà tài trợ, tỉ lệ giải ngân giảm từ mức cao 23,1% năm 2014 xuống còn 11,2% trong năm 2018. Tiến độ và giải ngân chậm đã dẫn đến tăng chi phí dự án, giảm hiệu quả đầu tư, tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP. Năm 2018, tổng số vốn cam kết của 6 ngân hàng là gần 29 tỷ USD, nhưng vốn cam kết chưa giải ngân hiện vẫn còn ở mức gần 17 tỷ USD, bằng 7% GDP của Việt Nam. Đầu năm 2019, mới giải ngân được gần 2 nghìn tỷ đồng, đạt 7% trên tổng số hơn 28 nghìn tỷ đồng kế hoạch được giao.

viet nam vuot troi ve tiep nhan oda va von vay uu dai
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi phát biểu khai mạc Hội nghị. (Ảnh Tuấn Anh)

Tuy nhiên, Việt Nam đã chuyển sang nhóm nước có thu nhập trung bình, đã không còn được nhận các khoản vay của Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) của WB và nguồn vốn từ Quỹ phát triển châu Á (ADF) của ADB. Nguồn vốn ODA của các đối tác phát triển khác cũng đang giảm đáng kể, thay vào đó là các nguồn vốn vay ưu đãi.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1489/QĐ-Ttg ngày 6/11/2018 phê duyệt “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn 2021-2025” làm cơ sở để các cơ quan của Việt Nam và các đối tác phát triển xác định các lĩnh vực ưu tiên, lựa chọn các dự án tốt để sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Chính phủ cũng đã giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) chủ trì xây dựng “Khung quan hệ đối tác ODA giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030”.

Sáu giải pháp quyết liệt

Trên cơ sở các ý kiến và khuyến nghị của 6 ngân hàng cũng như các bộ/ngành, địa phương, Phó Thủ tướng đề nghị các bên tiếp tục thực hiện sáu nhóm giải pháp dưới đây.

Một là, đề nghị cả hai phía tiếp tục cải tiến, đơn giản hóa quy trình thủ tục tiếp nhận các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Sau Luật đầu tư công sửa đổi và thông qua, Bộ KH&ĐT sẽ trình Chính phủ Nghị định thay thế các Nghị định 16 và 132.

Thứ hai, đề nghị các bên rút ngắn thời gian khởi động thực hiện các dự án; cùng ngồi lại giải quyết sự khác biệt giữa các thủ tục của các ngân hàng cũng như thủ tục phía bộ/ngành Việt Nam. “Quốc hội, Chính phủ hết sức quan tâm đến hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, nhưng để hiệu quả thì phải thực hiện nghiêm các luật và quy định”, Phó Thủ tướng nói.

Vừa qua một cái khó cản trở tiến độ giải ngân đó là quy định của luật giải ngân phải theo kế hoạch trong khi các nhà tài trợ giải ngân theo tiến độ dự án. Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị kế hoạch phải làm tốt, phải làm sao lập kế hoạch dự án để các dự án đạt tiến độ thì sẽ có nguồn vốn.

viet nam vuot troi ve tiep nhan oda va von vay uu dai
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trao đổi với Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Hội nghị, ngày 17/6/2019. (Ảnh Tuấn Anh)

Thứ ba, các bộ/ngành, địa phương phải xây dựng quy trình thủ tục cụ thể, rõ ràng, nhất quán về lập thẩm định và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm đối với nguồn vốn nước ngoài trên nguyên tắc minh bạch hóa thông tin, trao đổi thường xuyên để bố trí vốn kế hoạch phù hợp.

Vừa qua Chính phủ nhận thấy vấn đề này và đã có chỉnh sửa theo hướng điều chuyển vốn của các dự án trong bộ/ngành hoặc địa phương. Dự án nào chậm do giai đoạn đầu chuẩn bị thì có thể chuyển dự án đó cho các dự án cùng lĩnh vực trong bộ/ngành đó để giải ngân nhanh. Điều này cũng đòi hỏi các ngân hàng cũng phải có các bước linh hoạt trong điều chỉnh vốn cho các dự án.

Thứ tư, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, xác định rõ những hạng mục mang tính chi thường xuyên và chi đầu tư đầu tư phát triển để tạo thuận lợi cho việc xây dựng dự án, kế hoạch thanh quyết toán. Phải làm rõ, minh bạch hạng mục nào chi đầu tư thường xuyên, hạng mục nào chi cho đầu tư phát triển trong quá trình trao đổi với các ngân hàng.

Thứ năm, xem xét điều chỉnh tỷ lệ cho vay cho chính quyền địa phương phù hợp với từng lĩnh vực. Trong bối cảnh Việt Nam khó tiếp cận các khoản vay của IDA và các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi ngày càng hạn hẹp, thì vấn đề đặt ra là hiệu quả của các nguồn vay và tăng tính trách nhiệm của người vay để tăng tính hiệu quả.

Cuối cùng, Phó Thủ tướng đề nghị, các bộ/ngành, địa phương cần phối hợp với các nhà tài trợ thường xuyên kiểm điểm tình hình, đánh giá giải ngân các dự án, đề xuất giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn.

Hiện chỉ còn 1,5 năm trong giai đoạn 2019-2020, việc sử dụng, giải ngân nguồn vốn, tạm tính mỗi năm phải giải ngân 90 nghìn tỷ để đạt mức 360 nghìn tỷ theo chỉ tiêu Quốc hội giao. Vì vậy, cần sự phối hợp giữa các nhà tài trợ với các bộ/ngành, địa phương để tích cực thực hiện cơ cấu lại các dự án, thúc đẩy giải ngân. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ/ngành, nhất là Bộ KH&ĐT và Tài chính cùng với 6 ngân hàng cần tăng cường trao đổi hơn nữa, nhanh chóng xử lý các bất cập.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, giải ngân nguồn vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vốn nước ngoài đang là vấn đề lớn mà Chính phủ quan tâm thúc đẩy. Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội 2021-2025, đối với nguồn vốn nước ngoài, Chính phủ chủ trương tiếp tục huy động và sử dụng nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho đầu tư phát triển.
viet nam vuot troi ve tiep nhan oda va von vay uu dai Tận dụng tối đa vốn vay ưu đãi của ADB trong năm tài khóa 2018

Sáng ngày 17/9, tại Trụ sở Chính phủ, chủ trì cuộc họp để rà soát và thúc đẩy 7 dự án sử dụng vốn vay ...

viet nam vuot troi ve tiep nhan oda va von vay uu dai Tận dụng tối đa nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi

Sáng 26/4, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi ...

viet nam vuot troi ve tiep nhan oda va von vay uu dai Thúc đẩy tốc độ giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi

Ngày 18/10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh - Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động