Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được UNESCO ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới

Chu Văn
Tại Kỳ họp lần thứ 45, UNESCO đã gõ búa thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản thiên nhiên thế giới.
Theo dõi TGVN trên
Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được UNESCO ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới
Thời khắc Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Kỳ họp lần thứ 45 (TS. Abdulelad Al Tokhais - Saudi Arabia) gõ búa thông qua hồ sơ Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà vào lúc 17h39 ngày 16/9/2023 (giờ địa phương).

Lúc 17h39 giờ địa phương (tức 21h39 giờ Việt Nam), ngày 16/9/2023, tại thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản thế giới, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã chính thức được ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới.

Tin liên quan
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc hướng đến mục tiêu trở thành di sản thế giới Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc hướng đến mục tiêu trở thành di sản thế giới

Đây cũng là di sản thế giới đầu tiên tại Việt Nam trải rộng trên địa bàn của hai địa phương (Quảng Ninh và Hải Phòng). Sau 8 năm, nước ta mới có danh hiệu di sản mới kể từ lần vinh danh của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng năm 2015.

Việc ghi danh di sản này là kết quả của việc bám sát, triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Phái đoàn Thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO, nhất là nỗ lực và quyết tâm của chính quyền, người dân thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.

Quá trình xây dựng và vận động hồ sơ kéo dài gần 10 năm với không ít khó khăn, thách thức, trong đó có cả khuyến nghị không thuận từ cơ quan tư vấn độc lập Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN).

UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long - Cát Bà là Di sản Thiên nhiên thế giới
UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới.

Tuy nhiên, xuất phát từ mong muốn bảo vệ và phát huy tốt hơn Di sản thiên nhiên thế giới hiện có là Vịnh Hạ Long, Đoàn Việt Nam tại Kỳ họp đã tiến hành hơn 30 cuộc làm việc, tiếp xúc với 21 Trưởng đoàn các quốc gia thành viên Ủy ban Di sản thế giới, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) để cập nhật, giải thích thông tin, làm rõ giá trị nổi bật toàn cầu.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã có thư gửi Tổng giám đốc UNESCO và Lãnh đạo 21 nước thành viên Ủy ban Di sản thế giới đề nghị ủng hộ hồ sơ đề cử Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong công tác quản lý, bảo vệ di sản, được các thành viên rất đánh giá cao.

Trên cơ sở đó, Kỳ họp đã đạt được sự nhất trí tuyệt đối, 21/21 thành viên đều ủng hộ Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà xứng đáng để ghi danh với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú, có giá trị nổi bật toàn cầu, điểm cuối trong quá trình tiến hóa karst, đại diện cho 7 hệ sinh thái liền kề, môi trường sống của nhiều loại động vật quý hiếm.

Với việc ủng hộ của hầu hết các quốc gia thành viên Ủy ban Di sản thế giới, Di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được ghi danh sẽ là tiền đề quan trọng, đóng góp kinh nghiệm, thực tiễn, hướng tới xây dựng mô hình quản lý di sản liên tỉnh, liên biên giới.

UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long - Cát Bà là Di sản Thiên nhiên thế giới
Đoàn Việt Nam tham dự Kỳ họp.

Hiện, Việt Nam đang tích cực hợp tác với Lào hoàn thiện hồ sơ đề cử di sản thiên nhiên thế giới Hin Nam No mở rộng từ Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Điều này thể hiện cam kết, trách nhiệm của Việt Nam trong bảo vệ các di sản thế giới không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực Đông Nam Á, gìn giữ cho hiện tại và trao truyền cho các thế hệ mai sau.

Chia sẻ với báo chí, Đại sứ Lê Thị Hồng Vân nhấn mạnh, việc ghi danh không chỉ là niềm tự hào của cộng đồng, người dân Hải Phòng và Quảng Ninh, mà đây còn là niềm vui chung của nhân dân Việt Nam.

Danh hiệu này khẳng định sự đánh giá cao của quốc tế đối với vẻ đẹp của di sản và nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ di sản. Đồng thời, đây cũng là một đóng góp nữa của Việt Nam cho mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mà UNESCO đang thúc đẩy.

Niềm vinh dự, tự hào luôn đi cùng với trách nhiệm, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương cần nâng cao nhận thức, triển khai đồng bộ các biện pháp thiết thực và hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị của di sản theo đúng tinh thần Công ước 1972 gắn với phát triển bền vững.

Các di sản thế giới được UNESCO ghi danh tại Việt Nam đã và đang góp phần quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, bền vững đồng thời qua đó quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam ra thế giới và làm giàu thêm kho tàng văn hóa nhân loại.

Trên tinh thần đó, Việt Nam đang ứng cử là thành viên của Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023-2027 để có cơ hội đóng góp tích cực hơn nữa cho việc thực thi Công ước năm 1972 về bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới.

UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long - Cát Bà là Di sản Thiên nhiên thế giới
Thành viên Đoàn Việt Nam sau khi UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long - Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới.

Đoàn Việt Nam tham dự Kỳ họp đông đảo với sự hiện diện của Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO Lê Thị Hồng Vân; Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá Lê Thị Thu Hiền; đại diện Ban Thư ký UBQG UNESCO Việt Nam/ Bộ Ngoại giao và lãnh đạo các địa phương gồm: Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh; Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam và lãnh đạo Sở các địa phương cùng Ban Quản lý các di sản thế giới tại Việt Nam.

Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban Di sản thế giới là kỳ họp trực tiếp đầu tiên sau đại dịch Covid-19 và bị hoãn từ năm 2022 với nhiều chương trình nghị sự quan trọng. Kỳ họp đánh giá tình hình bảo tồn và phát huy giá trị 260 di sản thế giới, trong đó có 3 di sản của Việt Nam là Vịnh Hạ Long (trước khi mở rộng sang Cát Bà), Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quần thể Danh thắng Tràng An; xem xét 53 hồ sơ đề cử di sản thế giới mới/điều chỉnh ranh giới; sửa đổi hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới; các nội dung về tài chính, quỹ bảo tồn di sản…

Công ước Di sản thế giới ra đời năm 1972, là Công ước quan trọng có sự tham gia đông đảo của 195 quốc gia, với mục tiêu bảo vệ, gìn giữ các di sản văn hoá và thiên nhiên cho hiện tại và tương lai, là cơ sở pháp lý, công cụ giúp các quốc gia thành viên bảo tồn các di sản văn hoá, thiên nhiên, phục vụ phát triển bền vững. Sau 36 năm là thành viên Công ước, Việt Nam đã có 8 di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới được ghi danh.

Ủy ban Di sản thế giới gồm 21 thành viên là cơ chế chịu trách nhiệm quản lý việc thực hiện Công ước Di sản Thế giới và hỗ trợ các quốc gia thành viên Công ước trong việc bảo tồn các di sản thế giới. Ủy ban Di sản thế giới được đánh giá là một trong những cơ chế quan trọng nhất của UNESCO, khuyến nghị định hướng, chính sách, biện pháp quản lý, bảo tồn các di sản thế giới, xem xét ghi danh các di sản thế giới mới, các di sản thế giới đang bị đe doạ cần hỗ trợ bảo tồn khẩn cấp cho các quốc gia thành viên.

Hoàn thiện Hồ sơ đề cử 'Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà' ghi danh Di sản thế giới

Hoàn thiện Hồ sơ đề cử 'Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà' ghi danh Di sản thế giới

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 4877/VPCP-KGVX ngày 3/7/2023 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về khuyến ...

Tạp chí du lịch Anh chọn 3 di sản Việt Nam vào danh sách đáng thăm nhất Đông Nam Á

Tạp chí du lịch Anh chọn 3 di sản Việt Nam vào danh sách đáng thăm nhất Đông Nam Á

Đầu tháng 7 này, tạp chí du lịch Wanderlust của Anh đã lựa chọn 16 di sản để gợi ý độc giả nên ghé thăm, ...

Ba đại diện của Việt Nam lọt top di sản UNESCO ấn tượng nhất Đông Nam Á

Ba đại diện của Việt Nam lọt top di sản UNESCO ấn tượng nhất Đông Nam Á

Tạp chí du lịch nổi tiếng Wanderlust (Anh) bình chọnVịnh Hạ Long, Hội An và Phong Nha - Kẻ Bàng là 3 đại diện của ...

Du lịch Việt Nam những điểm đến hấp dẫn được thế giới vinh danh - nên đến không chỉ một lần

Du lịch Việt Nam những điểm đến hấp dẫn được thế giới vinh danh - nên đến không chỉ một lần

Top 10 điểm đến tránh nóng lý tưởng ở châu Á, Top 15 thành phố được yêu thích nhất châu Á năm 2023, Di sản ...

Quảng Ninh: Nỗ lực không ngừng với mục tiêu trở thành điểm đến quốc tế

Quảng Ninh: Nỗ lực không ngừng với mục tiêu trở thành điểm đến quốc tế

Hệ thống giao thông đồng bộ cùng những cảnh quan tuyệt vời góp phần phát huy lợi thế địa chính trị của Quảng Ninh trong ...

(theo Phái đoàn Thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO)

Đọc thêm

Thủ tướng động viên nhóm sinh viên Việt Nam đạt thành tích cao tại COP28

Thủ tướng động viên nhóm sinh viên Việt Nam đạt thành tích cao tại COP28

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp nhóm sinh viên Việt Nam vừa đạt thành tích cao trong cuộc thi tại UAE.
Xung đột Israel - Hamas: Xe cứu trợ đi vào dải Gaza, Ai Cập lên tiếng về lệnh ngừng bắn

Xung đột Israel - Hamas: Xe cứu trợ đi vào dải Gaza, Ai Cập lên tiếng về lệnh ngừng bắn

Xung đột Israel - Hamas có nhiều diễn biến mới khi lệnh ngừng bắn tạm thời giữa hai bên không còn hiệu lực.
Tuyết rơi kỷ lục tại Đức, hàng trăm chuyến bay bị hủy

Tuyết rơi kỷ lục tại Đức, hàng trăm chuyến bay bị hủy

Ngày 2/12, các hoạt động vận tải ở thành phố Munich, bang Bavaria, Đông Nam nước Đức, đã chịu ảnh hưởng nặng do tuyết rơi kỷ lục.
Thương vong tiếp tục tăng sau vụ nổ ở Philippines

Thương vong tiếp tục tăng sau vụ nổ ở Philippines

Con số thương vong sau vụ nổ sáng 3/12 ở Đại học bang Mindanao, thành phố Marawi, miền Nam Philippines tiếp tục tăng.
Thủ tướng tiếp lãnh đạo các tập đoàn năng lượng hàng đầu của Đan Mạch và Anh

Thủ tướng tiếp lãnh đạo các tập đoàn năng lượng hàng đầu của Đan Mạch và Anh

Thủ tướng tiếp ông Robert Helms, Thành viên HĐQT Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners và ông Ian Hatton, Chủ tịch Tập đoàn Enterprize Energy.
Kiev ngăn cựu Tổng thống thăm Hungary, viện trợ quân sự cho Ukraine lại gặp khó?

Kiev ngăn cựu Tổng thống thăm Hungary, viện trợ quân sự cho Ukraine lại gặp khó?

Quan hệ giữa Ukraine và Hungary đang trở nên phức tạp do lập trường cứng rắn từ cả hai phía.
Tam Đảo khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch thế giới

Tam Đảo khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch thế giới

Với điều kiện tự nhiên phong phú, huyện Tam Đảo không ngừng phát triển bền vững, đồng thời tạo vị thế riêng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.
Những điểm dừng chân thú vị ở đảo quốc sư tử

Những điểm dừng chân thú vị ở đảo quốc sư tử

Đảo quốc sư tử không rộng lớn nhưng các địa điểm du lịch luôn có sức hút khó cưỡng đối với du khách.
Điện Biên đón những hành khách đầu tiên trên chuyến bay Hà Nội - Điện Biên bằng Airbus A321

Điện Biên đón những hành khách đầu tiên trên chuyến bay Hà Nội - Điện Biên bằng Airbus A321

Chuyến bay mang số hiệu VN1802 của Vietnam Airlines xuất phát từ sân bay Nội Bài đã đưa những hành khách đầu tiên đáp xuống sân bay Điện Biên.
Tuần lễ Ẩm thực Hàn Quốc quảng bá các món ăn độc đáo từ nguyên liệu đặc trưng của núi rừng

Tuần lễ Ẩm thực Hàn Quốc quảng bá các món ăn độc đáo từ nguyên liệu đặc trưng của núi rừng

Tuần lễ Ẩm thực Hàn Quốc diễn ra từ ngày 30/11 – 9/12 nhằm giới thiệu và quảng bá các món ăn độc đáo từ nguyên liệu đặc trưng của núi rừng Hàn Quốc.
Thưởng thức hàng trăm món ngon tại Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2023

Thưởng thức hàng trăm món ngon tại Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2023

Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2023 sẽ diễn ra ngày 1-3/12 tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Lan toả thương hiệu du lịch xanh, bền vững ở quê hương

Lan toả thương hiệu du lịch xanh, bền vững ở quê hương

Gần 6 triệu người Việt Nam ở nước ngoài chính là nguồn lực mạnh để góp phần phát triển và lan tỏa thương hiệu du lịch xanh, bền vững tại Việt Nam.
Một thoáng văn học Đan Mạch [Kỳ 9]

Một thoáng văn học Đan Mạch [Kỳ 9]

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số tác giả tiêu biểu, nhằm giúp độc giả có thêm tư liệu và hiểu biết về nền văn học Đan Mạch.
Làm sao để kiểm soát sự tập trung giữa cơn bão công nghệ?

Làm sao để kiểm soát sự tập trung giữa cơn bão công nghệ?

Công nghệ và sự phát triển trong khoa học công nghệ đã giúp thế giới thay đổi toàn diện. Tuy vậy, công nghệ cũng để lại sự xao lãng của tâm trí con người.
Hà Lan dưới góc nhìn độc đáo của Đại sứ Việt Nam

Hà Lan dưới góc nhìn độc đáo của Đại sứ Việt Nam

Đại sứ Phạm Việt Anh đưa người đọc khám phá qua 20 chữ cái thuộc về những từ khóa độc đáo trong cuốn sách ghi lại những cảm nhận về đất nước Hà Lan.
Một thoáng văn học Đan Mạch [Kỳ 8]

Một thoáng văn học Đan Mạch [Kỳ 8]

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số tác giả tiêu biểu, nhằm giúp độc giả có thêm tư liệu và hiểu biết về nền văn học Đan Mạch.
Phim 'Tro tàn rực rỡ' vượt qua 19 đối thủ để 'ẵm' giải Bông sen Vàng

Phim 'Tro tàn rực rỡ' vượt qua 19 đối thủ để 'ẵm' giải Bông sen Vàng

Vượt qua 19 tác phẩm khác, bộ phim “Tro tàn rực rỡ” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã đoạt giải thưởng Bông sen Vàng danh giá hôm 25/11.
‘Anh hùng còn chi’: Tìm về những tác phẩm chưa từng biết đến của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

‘Anh hùng còn chi’: Tìm về những tác phẩm chưa từng biết đến của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Cuốn sách được gọi là 'di cảo' nhằm mục đích cung cấp cho bạn đọc một hình dung đầy đủ, tổng thể hơn về sự nghiệp văn chương và cuộc đời Nguyễn Huy Thiệp.
Hiện nay có bao nhiêu Di sản thế giới ở Việt nam?

Hiện nay có bao nhiêu Di sản thế giới ở Việt nam?

Hiện nay có bao nhiêu Di sản thế giới ở Việt nam? Nhiệm vụ của tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới ở Việt Nam thế nào?
Sóc Trăng rộn ràng ngày hội đua ghe ngo đồng bào Khmer

Sóc Trăng rộn ràng ngày hội đua ghe ngo đồng bào Khmer

Không biết từ bao giờ, đua ghe ngo trở thành môn thể thao hấp dẫn không thể thiếu trong lễ hội Ok Om Bok truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng.
Di sản là thành tố cốt lõi tạo nên Thương hiệu du lịch Việt Nam

Di sản là thành tố cốt lõi tạo nên Thương hiệu du lịch Việt Nam

Du lịch di sản văn hóa được xác định là một dòng sản phẩm chủ đạo; di sản văn hóa là thành tố cốt lõi tạo nên thương hiệu du lịch Việt Nam.
Hành trình 20 năm di sản văn hóa thế giới của Nhã nhạc cung đình Huế

Hành trình 20 năm di sản văn hóa thế giới của Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế trở thành biểu tượng di sản văn hóa trường tồn không chỉ của dân tộc Việt Nam, mà còn của cả nhân loại.
Giới thiệu những sưu tầm mới về nền văn hóa Đông Sơn

Giới thiệu những sưu tầm mới về nền văn hóa Đông Sơn

Trưng bày chuyên đề 'Âm vang Đông Sơn' đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, hướng tới kỷ niệm 100 năm phát hiện, nghiên cứu văn hóa Đông Sơn.
Nét đẹp của nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của chị em dân tộc Mông và Dao Tiền

Nét đẹp của nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của chị em dân tộc Mông và Dao Tiền

Đôi bàn tay tài hoa của các chị em đồng bào dân tộc Mông và Dao Tiền thổi hồn vào những tấm vải với kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong truyền thống tinh ...
Phiên bản di động