TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam chỉ đứng sau Singapore về tổng thời gian người dùng trực tuyến | |
VOMF 2018 giúp doanh nghiệp tiếp cận xu thế tiếp thị trực tuyến mới |
Đây là sự kiện thường niên do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) tổ chức.
Với chủ đề “Bứt phá giới hạn”, Diễn đàn VOBF 2019 là cơ hội để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trao đổi về những thách thức, cơ hội của lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số.
Họp báo giới thiệu về Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam (VOBF) 2019. (Ảnh: Vi Vi) |
Diễn đàn năm nay quy tụ nhiều diễn giả đến từ các tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu về thương mại điện tử trong nước thế giới tham dự như Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Facebook, Tiktok, Sapo, Lazada, Mắt Bão, Shopee, Nielsen, Grab, EMS….hứa hẹn sẽ đem đến nhiều giá trị thiết thực cũng như bức tranh toàn diện về ngành thương mại điện tử tại Việt Nam.
Phát biểu tại họp báo giới thiệu về Diễn đàn chiều 12/3, ông Trần Văn Trọng, Chánh Văn phòng VECOM cho biết, Diễn đàn sẽ có 4 chủ đề lớn: “Bùng nổ mua sắm online” – thảo luận về xu hướng thị trường thương mại điện tử mở rộng mạnh mẽ; “Thời gian là vàng” – bàn về các giải pháp và dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử trong thời đại nhiều người tiêu dùng mong muốn nhận được sản phẩm đặt mua trực tuyến trong thời gian tính bằng giờ; “Sự nổi lên của AI” - cơ hội để trao đổi về tác động của công nghệ tới mọi doanh nghiệp, bao gồm trí tuệ nhân tạo; “Vốn hay ý tưởng” – giúp các nhà khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến định hướng được đâu là yếu tố quyết định trong cuộc phiêu lưu vào cuộc chơi nhiều rủi ro nhưng cũng đầy cơ hội để trở thành những “kỳ lân” mới của Việt Nam.
Tại Diễn đàn, chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) 2019 cũng sẽ được công bố. Sau 8 năm liên tiếp, EBI đã trở thành nguồn thông tin tin cậy phản ánh tình hình hiện tại, những vấn đề nổi bật và xu hướng phát triển của thương mại điện tử cả nước cũng như từng địa phương, góp phần vào việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh.
Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam (VOBF) 2018. (Nguồn: Báo Công Thương) |
Dựa trên EBI 2019, VECOM đã đề xuất triển khai Chương trình phát triển thương mại điện tử bền vững giai đoạn 2019 – 2025. Giai đoạn 1 của Chương trình này được triển khai trong 2 năm 2019 – 2020 sẽ huy động nguồn lực để hỗ trợ một số ngành hàng ở các địa phương kinh doanh trực tuyến thành công như sản phẩm dừa ở Bến Tre, tre ở Thanh Hóa và Nghệ An.
Theo VECOM, thương mại điện tử tại Việt Nam đang đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt, năm 2018 được coi là năm sôi động nhất của kinh doanh trực tuyến với tốc độ tăng trưởng đạt trên 30%. Với điểm xuất phát thấp, khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong 3 năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 đã lên tới khoảng 7,8 USD. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD.
“Ông lớn” Amazon hỗ trợ doanh nghiệp Việt thúc đẩy xuất khẩu Chiều 14/1, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) đã công bố Kế hoạch hợp tác với Amazon Global Selling nhằm ... |
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2018 Tối 30/11, tại Hà Nội, chương trình Ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday 2018 với chủ đề “Giảm giá siêu chất & Chất ... |
Ra mắt sàn thương mại điện tử về nông nghiệp sạch Ngày 7/11, tại Hà Nội, sàn thương mại điện tử www.gcaeco.vn chuyên về nông sản sạch đã chính thức ra mắt thị trường. Đây cũng ... |