ECB hiện đang đối mặt với tình trạng giá cả giảm sâu vào thời điểm nền kinh tế vừa mắc nợ cao vừa chìm trong suy thoái sâu rộng . Điều này khiến ECB lâm vào tình trạng cạn kiệt ngân sách giải quyết tình huống khó khăn trên.
Giảm phát trở thành ác mộng kinh tế đối với EU trong thời kỳ suy thoái. (Nguồn: National Interest) |
Tình huống kinh tế ác mộng
Giá cả giảm ngay thời điểm này có xu hướng kéo dài thời kỳ suy thoái, đồng thời gây cho người tiêu dùng tâm lí trì hoãn mua hàng với hy vọng giá cả sẽ tiếp tục giảm thấp hơn nữa. Bên cạnh đó, giá cả giảm và nền kinh tế suy yếu khiến các con nợ càng khó trả nợ hơn. Điều đó lại có tác động tạo ra một phản ứng ngược đối với bất kỳ sự phục hồi kinh tế nào.
Ngay cả trước khi đại dịch, nền kinh tế châu Âu đã rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong 90 năm qua. Suy thoái kinh tế sâu sắc đã khiến giá cả sụt giảm, đồng thời nợ công của châu Âu tăng vọt lên mức kỷ lục ở các khu vực kinh tế Eurozone.
Mặc dù nền kinh tế châu Âu đã trải qua một đợt phục hồi mạnh mẽ sau sự sụp đổ vào mùa xuân năm nay, nhưng nó thật sự chỉ trở lại ở dưới mức trước đại dịch. Ngoài ra, thâm hụt ngân sách của châu Âu đã tăng lên do kết quả của các biện pháp tài khóa để chống lại đại dịch không hiệu quả, cũng như sự thất bại của ngành thuế trong một nền kinh tế yếu kém. Khi thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng, mức nợ công ở các quốc gia mắc nợ cao như Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã tăng vọt lên mức kỷ lục sau chiến tranh. Điều này hiện đang đặt ra câu hỏi mới về khả năng trả nợ của các quốc gia đó.
Suy thoái từ các làn sóng Covid-19
Làn sóng mới của đại dịch hiện có nguy cơ gây ra sự suy thoái kép nền kinh tế và làm trầm trọng thêm vấn đề giảm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Xét trường hợp Pháp, Đức, Italy và Tây Ban Nha khi bốn nước này mạnh dạn thay đổi các chính sách nới lỏng giãn cách xã hội hoặc dỡ bỏ lệnh cấm vận, giúp nền kinh tế của các quốc gia đó bật lên. Nhiều ý kiến lo ngại rằng việc tái áp dụng các hạn chế xã hội sẽ khiến nền kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái một lần nữa.
Suy thoái kinh tế kép cũng sẽ làm phức tạp thêm cuộc chiến chống giảm phát của ECB. Với lãi suất châu Âu đã ở mức âm, bất kỳ nỗ lực giảm lãi suất nào sẽ có nguy cơ gây thêm căng thẳng cho khu vực ngân hàng vốn đã lung lay. Đồng thời, bất kỳ nỗ lực nào nhằm tăng quy mô mua trái phiếu của ECB sẽ có nguy cơ dẫn đến phản ứng chính trị mạnh mẽ từ các cổ đông, đặc biệt là nước Đức vốn cổ đông lớn nhất của ECB.
Khi đại dịch bùng nổ, các dự báo chính thức cho rằng nền kinh tế châu Âu sẽ trải qua một bước sụt giảm mạnh trong quý cuối cùng của năm 2020. Điều đó có khả năng làm trầm trọng thêm vấn đề giảm phát của châu Âu trong những tháng tới vì tỷ lệ thất nghiệp sẽ vẫn cao bất thường. Việc đồng Euro tăng giá 10% trong năm qua chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm tình hình do gây áp lực giảm giá nhập khẩu.
Vấn đề chính của ECB trong việc đối phó với tình trạng giảm phát khó khăn này là rất có thể ECB đang bế tắc trong việc đưa ra các chính sách tiền tệ phù hợp. Lãi suất trái phiếu chính phủ dài hạn đối với hầu hết các nước thành viên phía Bắc của châu Âu cũng không vượt qua được con số 0. Điều này có nghĩa là ECB còn rất ít khả năng thúc đẩy phục hồi kinh tế bằng cách hạ lãi suất, vì việc ép lãi suất xuống mức âm có thể tạo ra các vấn đề nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng châu Âu.
ECB cần làm gì?
Để chắc chắn, ECB có thể cố gắng hỗ trợ nền kinh tế châu Âu thông qua việc đẩy đồng Euro xuống bằng một đợt in tiền mạnh mẽ. Tuy nhiên, đặc biệt là vào thời điểm suy thoái toàn cầu, bất kỳ nỗ lực nào nhằm làm suy yếu đồng Euro nhất định sẽ vấp phải sự phản đối nghiêm trọng từ các đối tác thương mại của châu Âu. Không cần phải nói thêm, việc in thêm tiền của ECB sẽ không suôn sẻ trước áp lực của các ngân hàng cổ đông của ECB, trong đó lớn nhất là ngân hàng Bundesbank của Đức.
Với việc ECB hiện nay hầu như chưa có biện pháp hiệu quả trong việc ngăn chặn giảm phát, hy vọng thực sự duy nhất của châu Âu là các quốc gia phía Bắc khu vực đồng Euro (Eurozone) sớm cung cấp hỗ trợ ngân sách cho nền kinh tế chung châu Âu. Bởi hiện tại các quốc gia Nam Âu mắc nợ rất cao, như Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, không có khả năng cung cấp thêm hỗ trợ ngân sách cho nền kinh tế của họ. Bất kỳ biện pháp kích thích ngân sách bổ sung nào từ các quốc gia đó sẽ chỉ làm tăng thêm những rắc rối liên quan đến tính bền vững của các khoản nợ công tại nước đó.
Nếu các quốc gia Bắc Âu thuộc khối EU trì hoãn càng lâu và chờ đợi một đợt kích thích ngân sách khác, đồng nghĩa với việc giảm phát sẽ càng sâu và lan rộng. Điều đó mang lại có nguy cơ kích hoạt thêm một vòng ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vào thời điểm mà nền kinh tế thế giới đang gặp khó khăn nhất.
| Trái phiếu vĩnh viễn- liều thuốc cho tình trạng tê liệt tài chính ở châu Âu TGVN. Theo phân tích của tác giả George Soros, Chủ tịch Quỹ quản lý tài sản Soros Fund Management và Tổ chức thiện nguyện Open ... |
| Châu Âu: Những ngày không yên ả vì Covid-19 và một nền kinh tế đang 'lâm nguy' TGVN. Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang đối mặt với nguy cơ rơi vào suy thoái kép lần đầu tiên trong gần ... |
| 'Vật lộn' với làn sóng Covid-19 thứ 2, châu Âu chuẩn bị vay nợ khủng TGVN. Châu Âu đang phải vật lộn với làn sóng Covid-19 thứ hai và nhiều khả năng khu vực này sẽ lại một lần nữa ... |