Vụ rao bán dữ liệu của 30 triệu hồ sơ người dùng, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, rà soát. |
Ngày 8/7, trên một diễn đàn trực tuyến, có thông tin rao bán dữ liệu của 30 triệu hồ sơ người dùng, được thu thập từ website về giáo dục, kèm theo mẫu dữ liệu là thông tin của một số giáo viên và học sinh ở Việt Nam.
Ngay sau khi nhận được thông tin về nghi vấn trên, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, rà soát.
Kết quả kiểm tra, xác minh ban đầu từ các mẫu dữ liệu (do người rao bán chia sẻ) thông qua dung lượng dữ liệu, cấu trúc dữ liệu, trường dữ liệu, độ chính xác dữ liệu và logic sắp xếp dữ liệu cho thấy nguồn dữ liệu này khác với hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục do Bộ GD&ĐT quản lý.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã và đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công an để tiếp tục xác minh, đồng thời tiếp tục rà quét, kiểm tra các hệ thống bảo mật để đảm bảo an toàn thông tin.
Bộ GD&ĐT lưu ý các doanh nghiệp, các tổ chức cung cấp các dịch vụ ứng dụng CNTT cho ngành giáo dục như: Hệ thống học trực tuyến, hệ thống thi trực tuyến hệ thống quản lý trực tuyến chủ động rà quét, kiểm tra và khắc phục các lỗ hổng về bảo mật (nếu có) để đảm bảo an toàn cho các hệ thống dịch vụ.
Trong trường hợp phát hiện nghi vấn không đảm bảo an toàn thông tin, đề nghị liên hệ với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công an, và Bộ GD&ĐT (qua Cục Công nghệ thông tin) để phối hợp giải quyết.
Trước đó, ngày 8/7, dữ liệu cá nhân kèm thông tin về trường lớp được cho là của 30 triệu người Việt đang bị tin tặc rao bán với giá 3.500 USD.
Kèm theo mẫu dữ liệu là thông tin của một số giáo viên và học sinh ở Việt Nam. Tài khoản này cho biết, dữ liệu này thu thập được từ một website trường học phổ biến ở Việt Nam.
Cùng với đó, hacker cũng công khai các thông tin, bao gồm tên đăng nhập, email, số điện thoại, họ tên đầy đủ, ngày sinh, trường học và địa chỉ, là những dữ liệu chưa từng rò rỉ trước đây.
Đồng thời, tài khoản này đăng ảnh chụp thông tin của khoảng 70 người, hầu hết là giáo viên và cho biết mình có thể cung cấp con số lớn hơn như vậy.
Khi tìm theo tên tài khoản cho thấy, người này còn rao bán dữ liệu của 360.000 sinh viên Việt Nam, được thu thập từ một website về giáo dục.
| Điều chỉnh chương trình môn Lịch sử cấp tốc trong 1 tháng: Kịp tiến độ? Chương trình môn Lịch sử phần bắt buộc 52 tiết/năm học không phải được xây dựng mới từ đầu mà được điều chỉnh tinh giản ... |
| MC Trịnh Lê Anh: Tạm biệt ông Abe Shinzo, đại sứ của tuổi trẻ, của tình hữu nghị thanh niên ASEAN-Nhật Bản MC Trịnh Lê Anh chia sẻ, nhờ cố Thủ tướng Abe Shinzo, đã có nhiều lứa thanh niên ASEAN như anh được đi xa để ... |