Vũ khí mới của Nga có gì khiến Ukraine 'đau đầu' phòng thủ?

Xuân Sơn
Vũ khí bom lượn mới của Nga được dự báo gây ra nhiều khó khăn cho khả năng phòng thủ của Ukraine và sẽ tạo ra những thay đổi lớn của cuộc xung đột.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vũ khí mới nhất của Nga sẽ tạo ra bước ngoặt cho cục diện ở Ukraine?
Bom lượn UPAB-1500B của Nga. (Nguồn: Telegraph)

10 máy bay chiến đấu tối tân nhất của Nga bay qua biên giới Đông Bắc của Ukraine vừa qua được cho là chuẩn bị phóng một loại vũ khí chưa từng xuất hiện trước đó.

Mặc dù báo cáo nhận định rằng kho dự trữ tên lửa không còn như trước đã giảm thiểu khả năng kiểm soát không phận của Moscow, song 11 quả bom lượn được thả vào đêm ngày 24/3 lại xác nhận rằng lực lượng Nga đang thích ứng tốt với tình hình.

Sự xuất hiện gần đây và lợi thế của bom lượn

Bom lượn là những quả bom được gắn thiết bị giúp mở rộng tầm hoạt động, có khả năng bay đủ thấp và đủ xa nhằm tránh bị phát hiện bởi radar phòng không với hệ thống điều hướng có thể thiết lập đường bay tới mục tiêu.

Loại vũ khí này từng thu hút nhiều chú ý bởi một quả bom tương tự đã được thả xuống tại thành phố biên giới Belgorod của Nga giáp Ukraine, phá huỷ nhiều cơ sở hạ tầng.

Chia sẻ với tờ Telegraph, Đại tá Yuriy Ihnat, phát ngôn viên của Lực lượng không quân Ukraine, nói rằng lực lượng Nga đang sử dụng máy bay chiến thuật hoạt động tại biên giới trên bộ lẫn trên biển. Trong đó, Nga có xu hướng sử dụng bom lượn trong khoảng một tháng gần đây và thả ít nhất 20 quả mỗi ngày.

Các nhà phân tích phương Tây cho rằng, nếu Moscow gây sức ép cho Kiev bằng loại khí tài tân tiến này, thì Ukraine có thể buộc phải điều chỉnh kế hoạch tác chiến sắp tới.

Ưu điểm của bom lượn là giá thành sản xuất rẻ hơn so với tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Vì vậy, đây là lựa chọn phù hợp cho Nga trong bối cảnh nước này hao hụt kho vũ khí công nghệ cao.

Thông số tầm bắn của bom lượn rơi vào khoảng 30-45 dặm. Yếu tố này cho phép không quân Nga chiến đấu hiệu quả, mà không phải can thiệp đến hoạt động dưới mặt đất. Thực tế chứng minh rằng, hầu hết các cuộc tấn công bằng bom lượn đều được phóng từ lãnh thổ Nga cách biên giới Ukraine 25-30 dặm, qua đó, cho phép máy bay chiến đấu quay đầu lại để tránh bay vào phạm vi phòng không của Kiev.

Kiev đối diện thách thức

Sau khi đổi mới vũ khí từ kho dự trữ của Liên Xô, Kiev nhận ra sự thiếu hụt thiết bị phòng không tầm trung và tầm xa. Trên thực tế, phần lớn bộ máy phòng không tầm ngắn của Ukraine đều nằm ở tiền tuyến. Trong khi hệ thống tên lửa tầm xa được đặt ở sâu trong lãnh thổ, nhằm bảo vệ các thành phố hậu phương khỏi tầm pháo kích và không kích của Nga.

Thời gian gần đây, Nga tiếp tục tăng cường tần suất tấn công tầm xa, sử dụng máy bay không người lái (UAV), tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình nhằm vào các thành phố lớn của Ukraine nhằm làm cạn kiệt kho vũ khí phòng không của nước này.

Các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng Ukraine khó nắm bắt được tầm hoạt động của bom lượn, do radar khó phát hiện vật thể bay có kích thước nhỏ ở độ cao thấp, nên loại vũ khí này ít bị phát hiện bởi radar hơn so với vũ khí tầm xa thông thường.

Hơn nữa, kể cả khi Kiev có thể lần theo dấu vết bom lượn, thì các kỹ thuật gây nhiễu điện tử và chống radar của Nga cũng khiến Ukraine "đau đầu".

"Bài toán" bom lượn này đang thúc giục Kiev chuyển hệ thống phòng không ra khỏi trung tâm dân sự, để hỗ trợ phản không tại tiền tuyến. Tuy nhiên, vì loại tên lửa của hệ thống phòng không phương Tây rất đắt tiền nên vẫn đang được triển khai ngoài khu vực biên giới - nơi dễ hứng chịu đòn tấn công từ Nga.

Bước tiến sắp tới của Ukraine

Theo Đại tá Yuriy Ihnat, giải pháp tốt nhất để đối phó với bom lượn của Nga là các máy bay chiến đấu hiện đại của phương Tây. Đó là những chiếc F-16, có radar và tên lửa không đối không tầm xa, được Kiev ưa chuộng hơn so với loại Sukhoi Su-27 và MiG-29 đã cũ.

Dù vậy, Ukraine nhận thức được rằng không thể trông đợi hoàn toàn vào nguồn viện trợ bên ngoài, mà trên hết, cần tập trung và tự lên kế hoạch kiềm chế sức tấn công của bom lượn.

Đầu tiên, Ukraine cần kiểm soát tốt không phận tại tiền tuyến, nơi quân đội Kiev có thể vướng phải các điểm nghẽn và nhiều khả năng rơi vào tầm bắn của bom lượn. Hơn nữa, nếu như để Nga giành ưu thế trong tranh chấp không phận, thì quân đội Ukraine sẽ khó tập kết và thậm chí, tự đặt cơ sở hậu cần của họ trong trạng thái dễ bị công kích.

Bên cạnh đó, Ukraine cần thuần thục chiến thuật cơ động để giảm thiểu mối đe dọa trên không từ Moscow. Cụ thể, Kiev cần bảo đảm lực lượng được phân tán ra nhiều phía khi không tham chiến, đồng thời, điều khiển đội hình sao cho tập hợp đủ nhanh trong trường hợp khẩn cấp.

Quyền lực mềm 'có tiền cũng không mua được' của Hoàng gia Anh: Từ Nữ hoàng Elizabeth II tới Vua Charles III

Quyền lực mềm 'có tiền cũng không mua được' của Hoàng gia Anh: Từ Nữ hoàng Elizabeth II tới Vua Charles III

Những năm qua, quyền lực mềm của Vương quốc Anh được định hình rõ nét nhờ hàng loạt nỗ lực ngoại giao của cố Nữ ...

Đại sứ Trần Quốc Khánh và hành trang vững chắc tới Algeria

Đại sứ Trần Quốc Khánh và hành trang vững chắc tới Algeria

Đối với ông Trần Quốc Khánh, việc trở thành Đại sứ Việt Nam tại Algeria là “cái duyên”, đồng thời là niềm vinh dự, tự ...

Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế chuyên ngành nhãn khoa tại Việt Nam

Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế chuyên ngành nhãn khoa tại Việt Nam

Ngày 8/5, với sự hỗ trợ từ FedEx, Tổ chức Orbis Quốc tế đã khởi động chương trình đào tạo thực hành lâm sàng trên ...

Tình hình Ukraine: Thông tin trái ngược về Bakhmut, Đức kêu gọi ‘thận trọng’ trong vấn đề này

Tình hình Ukraine: Thông tin trái ngược về Bakhmut, Đức kêu gọi ‘thận trọng’ trong vấn đề này

Đức cho rằng các nước châu Âu nên cân nhắc kỹ lưỡng nếu muốn áp đặt trừng phạt Trung Quốc liên quan đến xung đột ...

Tổng thống Ukraine lại sắp 'xuất ngoại'? Bày tỏ một mong muốn với người đồng cấp Brazil

Tổng thống Ukraine lại sắp 'xuất ngoại'? Bày tỏ một mong muốn với người đồng cấp Brazil

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp tục có những hoạt động đối ngoại quan trọng, thậm chí "xuất ngoại chớp nhoáng" trong bối cảnh xung ...

(theo Telegraph)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/5.
Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?
Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Kiev bắn lựu pháo M77, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Giá tiêu hôm nay 6/5/2024, hồ tiêu được hưởng lợi khi giá cà phê lao dốc liên tiếp, thị trường trong nước ‘bùng nổ’ sau kỳ nghỉ lễ

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024, hồ tiêu được hưởng lợi khi giá cà phê lao dốc liên tiếp, thị trường trong nước ‘bùng nổ’ sau kỳ nghỉ lễ

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng rất mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 – 104.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 6/5/2024: Giá vàng thế giới bế tắc, lộ điểm yếu lớn, vẫn là một khoản đầu tư dài hạn hấp dẫn

Giá vàng hôm nay 6/5/2024: Giá vàng thế giới bế tắc, lộ điểm yếu lớn, vẫn là một khoản đầu tư dài hạn hấp dẫn

Giá vàng hôm nay 6/5/2024 trên thị trường thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/5.
Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Kiev bắn lựu pháo M77, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 6/5-12/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 6/5-12/5

Chủ tịch Trung Quốc thăm châu Âu, Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Mỹ-châu Phi, Tổng thống Nga Putin nhậm chức... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Quốc vương Malaysia Ibrahim Sultan Iskandar kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 31/1.
Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ vừa đồng ý rút khoảng 1.000 binh sĩ khỏi Niger, Nga đã có động thái gửi cố vấn và trang thiết bị quân sự đến nước này.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động