TIN LIÊN QUAN | |
Nga chế tạo vũ khí mới cho máy bay tiêm kích Su-57 | |
'Mục sở thị' mắt xích phòng không LOWER AD - trường phái vũ khí mới của Mỹ |
Cấu tạo đặc biệt của đạn Spector. (Nguồn: Top War) |
Dẫn đầu xu thế đạn không sát thương
Hầu hết các mẫu đạn phóng điện thử nghiệm từ trước tới nay đều được cho là không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như giá cả.
Năm 2008, Công ty Taser cho ra mắt súng điện X12 sử dụng đạn phóng điện XREP. Về mặt kỹ thuật, mẫu cải tiến từ khẩu súng ngắn Mossberg 500 này có thể bắn trúng mục tiêu cách 30m, và gây tê liệt lên đến 20 giây. Tuy nhiên, dự án đã bị hủy bởi chi phí quá lớn. Một băng đạn XREP có giá 125 USD, đắt hơn nhiều so với khẩu súng điện Taser X26. Do đó, các sở cảnh sát và quân đội Mỹ từ chối mua loại vũ khí mới này.
Vào cuối tháng 6 năm nay, thông tin về dự án sản xuất vũ khí sốc điện mới do “ông lớn” Harkind Dynamics đảm nhận xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Mỹ. Công ty này độc quyền trực tiếp triển khai kế hoạch chế tạo mẫu đạn dù phóng điện mang SPECTER (hay còn gọi là đạn xung điện gây tê liệt diện rộng) trên vũ khí của họ. Được biết, SPECTER có thể dùng cho dòng súng ngắn 12 gauge, và mang lại hiệu quả bắn xa đến 100m. Loại đạn này hoạt động dựa trên nguyên lí dùng xung điện gây tê liệt mục tiêu tạm thời (HEMI).
Với hiệu ứng gây tê của mỗi phát súng kéo dài đến 3 phút, SPECTER được sử dụng công nghệ đạn “không gây sát thương" hiệu quả cả trong nhà lẫn ngoài trời. Sản phẩm đạt kích thước tiêu chuẩn của quân đội Mỹ, có cấu tạo đặc biệt như: viên đạn hình khối trụ bo tròn góc; vỏ đạn dễ vỡ thành nhiều mảnh khi va chạm với mục tiêu; bên trong tích hợp các thiết bị phóng điện kèm một phanh dù mini.
Sau khi khai hỏa, dù tự bung lao giảm tốc và đến đối phương, đồng thời phóng ra phi tiêu kèm dây dẫn để tạo thành một mạch điện khép kín, cũng như giúp tăng độ bám trên quần áo và cơ thể đối phương. Cuối cùng, các xung điện HEMI tỏa ra và làm tê liệt đối phương.
Vũ khí tiềm năng
Tính linh hoạt của đạn SPECTER thể hiện ở sự tương thích với băng đạn của các dòng súng trường, vậy nên nó có thể được sử dụng bởi bất kỳ loại súng nào có cỡ nòng phù hợp. Thậm chí, trong tương lai, mỗi binh sĩ chỉ cần mang theo một khẩu súng ngắn cũng có thể sử dụng 3 loại đạn khác nhau gồm băng đạn thường, đạn hoa cải và cả đạn không sát thương.
Về mặt lý thuyết, công nghệ mới có thể tạo ra đạn điện với các kích cỡ vỏ đạn khác nhau như đạn 9mm cho dòng shortgun 12 gauge hoặc đạn phóng lựu 40mm. Do đó, loại đạn mới này có thể vừa đóng vai trò vũ khí chiến đấu kiêm vũ khí phi sát thương, vừa có thể được sử dụng cùng lúc và cùng khoảng cách, làm tăng tính linh hoạt của vũ khí trong những tình huống cụt thể. Tất nhiên, loại đạn này không khả thi với các dòng súng điện Taser hiện thời khi tầm bắn chỉ giới hạn 8-10m.
Cách thức hoạt động của một viên đạn dù phóng điện. (Nguồn: Top War) |
Nhà phát triển nhấn mạnh, đạn SPECTER sẽ không gây hại cho con người. Nhờ có dù tạo lực phanh và cơ chế tự vỡ khi chạm mục tiêu nên đạn sẽ không gây sát thương nghiêm trọng. Mức độ điện áp được tính toán kĩ càng nhằm làm ức chế phản ứng phụ của cơ thể mà không ảnh hưởng đến chức năng thần kinh quan trọng khác.
Nhiều ý kiến đồng tình cho rằng, sử dụng đạn phóng điện là phương án thay thế hiệu quả trong các cuộc giao tranh nhằm tránh thiệt hại về sinh mạng và tài sản. Chúng phát huy vai trò rất hữu ích cho cảnh sát trong các cuộc chiến chống bạo động hay trong trường hợp cần hạ gục những kẻ gây bạo loạn từ khoảng cách xa mà không làm họ thiệt mạng.
Được biết chương trình phát triển đạn phóng điện SPECTER được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu liên quan đến việc phát triển các thiết kế sơ bộ. Giai đoạn thứ hai là lên kế hoạch sản xuất và thử nghiệm. Cuối cùng là bước sàng lọc các mẫu thành công nhất và phổ biến đại trà trong quân đội.
Tuy nhiên, nhà sản xuất vẫn chưa tiết lộ hoàn toàn về bản vẽ thiết kế và tính năng của SPECTER, vậy nên khó có thể đưa ra kết luận chính xác về tính hiệu quả mà vũ khí đầy hứa hẹn này mang lại, cũng như cách thức hoạt động liên hoàn và căng chỉnh thời gian từng bộ phận như bung dù, phóng phi tiêu và phóng điện đúng lúc. Hiện SPECTER còn đang trong quá trình trình thử nghiệm và hoàn thiện từng phần. Tuy việc này cần một khoảng thời gian khá lâu nhưng giới chuyên gia có thể nhận thấy được tiềm năng to lớn từ sản phẩm mới, cũng như những ưu điểm so với những dự án thất bại trước đó. Khả năng cao vũ khí hiện đại này sẽ được nằm chiễm chệ trong kho vũ khí của quân đội Mỹ trong tương lai.
Mặc dù vậy, một số ý kiến trái chiều lại cho rằng không thể áp dụng các loại đạn không gây chết người vào biên chế quân đội. Hơn nữa, giả định trong tình huống dù không bung ra mà bay thẳng đến mục tiêu cũng sẽ gây ra những tổn thương bên trong, hoặc thậm chí gây tử vong nếu viên đạn bay vào đầu. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm của mình, giới cảnh sát Mỹ nhận định rằng loại đạn này nên được sử dụng với các loại vũ khí riêng biệt để tránh các sự cố khác nhau, cũng như cần trải qua nhiều khâu kiểm tra chất lượng từ phía các chuyên gia quân sự.
| Vũ khí mới: Đạn thông minh 'trăm phát trăm trúng' TGVN. Một trong những mối đe dọa đối các đơn vị mặt đất là các tay súng bắn tỉa khi họ tiêu diệt các mục tiêu ... |
| Hệ thống khử khuẩn công nghệ plasma, 'vũ khí mới' trong cuộc chiến chống đại dịch TGVN. Viện Công nghệ VinIT chế tạo thành công Hệ thống khử khuẩn công nghệ plasma không phóng xạ, không hóa chất và hoàn toàn an ... |
| Nga hy vọng Mỹ không triển khai vũ khí mới ở châu Á - Thái Bình Dương TGVN. Đại sứ Nga tại Hàn Quốc Andrei Kulik cho biết, Moscow hy vọng, Washington sẽ không triển khai các loại vũ khí mới trên lãnh ... |