Vũ khí nào đang được Ukraine sử dụng trong cuộc tấn công tỉnh Kursk của Nga?

Quang Hiếu
Thống kê cho thấy một số quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), bao gồm Mỹ, Anh và Đức, đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ ở khu vực Kursk của Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vũ khí của những quốc gia nào Ukraine đang sử dụng ở Kursk?
Binh sĩ Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây cho các cuộc tấn công ở Kursk của Nga. (Nguồn: Aljazeera)

Ngày 16/8, trên ứng dụng Telegram, Người phát ngôn của Điện Kremlin Maria Zakharova cáo buộc Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây chế tạo trong cuộc tấn công khu vực Kursk của Nga.

"Lần đầu tiên, khu vực Kursk bị tấn công bằng các bệ phóng tên lửa do phương Tây sản xuất, có thể là HIMARS (Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao) của Mỹ", bà Maria Zakharova cho biết.

Tin liên quan
Cần Thơ tìm giải pháp tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác nhân quyền Cần Thơ tìm giải pháp tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác nhân quyền

Cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào tỉnh biên giới Kursk của Nga bắt đầu từ ngày 6/8. Dưới đây là một số thông tin về những vũ khí nước ngoài mà Ukraine đang sử dụng trong cuộc tấn công này:

Ukraine xác nhận vào ngày 22/8 rằng, họ đã sử dụng Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) do Mỹ cung cấp trong các cuộc tấn công vào các cây cầu bắc qua sông Seym ở tỉnh Kursk của Nga.

Các phương tiện truyền thông Anh, bao gồm Sky NewsBBC, đưa tin đồn đoán vào ngày 15/8 rằng Ukraine sử dụng xe tăng Challenger 2 của Anh trên lãnh thổ Nga. Bộ Quốc phòng Anh từ chối bình luận.

Giới quan sát tin rằng vũ khí do Đức cung cấp cũng được sử dụng trong cuộc tấn công này. Đức là một trong những nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ukraine, chỉ sau Mỹ. Quốc gia phương Tây này cung cấp xe chiến đấu bộ binh Marder, xe tăng chiến đấu Leopard, hệ thống phòng không, máy bay không người lái (UAV) và hệ thống phóng tên lửa cho Kiev.

Những quốc gia NATO cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ trên lãnh thổ Nga

Vào ngày 31/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngầm nới lỏng lệnh cấm Ukraine sử dụng vũ khí của nước này tập kích vào các mục tiêu quân sự trong lãnh thổ Nga. Điều này được Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết tại họp báo sau cuộc họp không chính thức của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Prague, CH Czech.

Về mặt chính thức, Washington chưa cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, do lo ngại điều này có thể làm leo thang xung đột.

Sự kiện đánh dấu thay đổi trong chính sách của ông Biden, người trước đó đã từ chối cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp tại Nga.

Hồi tháng Tư, ông Biden đã ký phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự cho Ukraine trị giá gần 61 tỷ USD, trong đó khoảng 23 tỷ USD được sử dụng để bổ sung kho dự trữ quân sự và 14 tỷ USD dành cho Sáng kiến ​​Hỗ trợ an ninh Ukraine, thông qua đó, chính phủ Mỹ sẽ mua các hệ thống vũ khí từ các nhà thầu quốc phòng Mỹ cho Ukraine.

Từ Kiev, ông Alex Gatopoulos, biên tập viên về quốc phòng của Al Jazeera, đã thông tin rằng hiện có 13 quốc gia NATO hiện đã "bật đèn xanh" cho Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây như xe tăng, hệ thống pháo binh và xe chiến đấu bộ binh bên trong lãnh thổ Nga. Các quốc gia này bao gồm: Pháp, Anh, Ba Lan, Lithuania, Latvia, Estonia, Hà Lan, Thụy Điển, Czech, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy và Canada.

Giới hạn đặt ra

Ngày 16/8, một quan chức Mỹ giấu tên nói với hãng thông tấn Reuters rằng, nếu Ukraine bắt đầu nhắm vào các mục tiêu phi quân sự như các ngôi làng của Nga, điều này được coi là vượt quá giới hạn mà Washington đặt ra, nhằm tránh xung đột trực tiếp giữa NATO và Nga.

Bà Samantha de Bendern, cộng tác viên của Chương trình Nga và Á-Âu tại Chatham House, đồng thời là nhà bình luận chính trị của The Guardian nhận định: "Phản ứng của phương Tây khá kín tiếng vì cho đến nay, thông điệp từ phương Tây vẫn là ngăn cản Ukraine sử dụng vũ khí của phương Tây trên lãnh thổ Nga".

Ngày 15/8, Bộ Quốc phòng Anh xác nhận rằng Ukraine có thể sử dụng vũ khí do nước này cung cấp bên trong lãnh thổ Nga, tuy nhiên tên lửa tầm xa Storm Shadow bị hạn chế sử dụng.

Trong khi đó, truyền thông Đức đưa tin, Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Đức đã xác nhận việc Ukraine sử dụng vũ khí do nước này cung cấp, bao gồm cả xe bọc thép, bên trong lãnh thổ Nga là hợp pháp.

Phản ứng của Ukraine và Nga

Ukraine muốn dỡ bỏ lệnh hạn chế của các nhà tài trợ vũ khí như Mỹ và Anh về việc sử dụng tên lửa tầm xa.

“Người Ukraine khẩn thiết yêu cầu Mỹ, Anh và Pháp dỡ bỏ hạn chế về việc sử dụng tên lửa tầm xa”, bà Samantha de Bendern cho biết.

Tháng trước, Politico đã trích dẫn lời ông Andriy Yermak, Cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine, rằng Ukraine mong muốn Mỹ cho phép họ sử dụng Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội tầm xa (ATACMS) để tấn công lãnh thổ Nga.

Trong một bài đăng trên X ngày 22/8, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borell đã thúc giục các nhà tài trợ vũ khí dỡ bỏ các hạn chế đối với Ukraine.

Trong khi đó, Nga đã kịch liệt chỉ trích các nước phương Tây và NATO vì họ coi việc cung cấp vũ khí cho Ukraine là sự tham gia vào cuộc xung đột.

Nga: Tuyên bố 'sẽ không có cuộc đàm phán nào nữa' với Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng đích thân ra lệnh ở Kursk

Nga: Tuyên bố 'sẽ không có cuộc đàm phán nào nữa' với Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng đích thân ra lệnh ở Kursk

Ngày 21/8, Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, việc Ukraine xâm nhập vào tỉnh Kursk có nghĩa là sẽ ...

NÓNG! Ukraine được phép sử dụng vũ khí Mỹ tấn công biên giới Nga kể cả Kursk, Tổng thống Putin ra quyết định hành động

NÓNG! Ukraine được phép sử dụng vũ khí Mỹ tấn công biên giới Nga kể cả Kursk, Tổng thống Putin ra quyết định hành động

Ngày 22/8 (giờ Mỹ), Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, cách tiếp cận của nước này cho phép Ukraine thực hiện "các cuộc phản công ...

Kursk - vùng biên giới bị Ukraine tấn công quan trọng thế nào đối với kinh tế Nga?

Kursk - vùng biên giới bị Ukraine tấn công quan trọng thế nào đối với kinh tế Nga?

Giới phân tích quốc tế nhận định, dù thế nào, quy mô và mức độ cuộc xâm nhập của Kiev vào tỉnh Kursk đã bổ ...

Kursk: 'Nga phớt lờ sự hiện diện của Ukraine', Tổng thống Putin đã có cách, Kiev ở thế tiến thoái lưỡng nan?

Kursk: 'Nga phớt lờ sự hiện diện của Ukraine', Tổng thống Putin đã có cách, Kiev ở thế tiến thoái lưỡng nan?

Phó tư lệnh Trung tâm Tình báo của Lực lượng Phòng vệ Estonia, Trung tá Janek Kesselmann nhận định, Nga quyết định phớt lờ sự ...

Tỉnh Kursk: Nga vô hiệu hóa vũ khí Mỹ, 'bít cửa' đàm phán với Ukraine, CIA nói về ý định của Kiev

Tỉnh Kursk: Nga vô hiệu hóa vũ khí Mỹ, 'bít cửa' đàm phán với Ukraine, CIA nói về ý định của Kiev

Moscow tuyên bố sẽ không tiếp tục đàm phán với chính quyền Ukraine sau cuộc tấn công vào tỉnh Kursk của Nga.

(theo Aljazeera)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Apple trình làng công nghệ mới đáng chú ý ở mẫu MacBook Pro M4

Apple trình làng công nghệ mới đáng chú ý ở mẫu MacBook Pro M4

Apple sử dụng công nghệ Quantum Dot cho MacBook Pro M4, mang lại chất lượng hình ảnh tốt hơn, độ chính xác màu sắc cải thiện và gam màu rộng ...
Hàng trăm nhà ngoại giao tham gia hành trình xe đạp hữu nghị vì Hà Nội xanh

Hàng trăm nhà ngoại giao tham gia hành trình xe đạp hữu nghị vì Hà Nội xanh

Hơn 300 nhà ngoại giao nước ngoài đã tham gia Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh.
Sau phán quyết không có lợi, Nga dừng cung cấp khí đốt cho Áo

Sau phán quyết không có lợi, Nga dừng cung cấp khí đốt cho Áo

OMV, nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Áo chiếm khoảng 40% lượng khí đốt của Nga qua Ukraine tương đương 17 triệu m3 mỗi ngày.
Sở hữu tên lửa siêu vượt âm - bước tiến trong phát triển vũ khí công nghệ cao của Ấn Độ

Sở hữu tên lửa siêu vượt âm - bước tiến trong phát triển vũ khí công nghệ cao của Ấn Độ

Ngày 17/11, Ấn Độ chính thức tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm tầm xa đầu tiên.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán ...
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Sở hữu tên lửa siêu vượt âm - bước tiến trong phát triển vũ khí công nghệ cao của Ấn Độ

Sở hữu tên lửa siêu vượt âm - bước tiến trong phát triển vũ khí công nghệ cao của Ấn Độ

Ngày 17/11, Ấn Độ chính thức tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm tầm xa đầu tiên.
Thủ tướng Mali kêu gọi đoàn kết, thúc đẩy hoàn tất quá trình chuyển tiếp

Thủ tướng Mali kêu gọi đoàn kết, thúc đẩy hoàn tất quá trình chuyển tiếp

Quá trình chuyển giao quyền lực ở Mali bị trì hoãn khiến Thủ tướng dân sự của Mali, ông Choguel Kokalla Maiga, ngày 16/11 đã lên tiếng.
Italy chở viện trợ nhân đạo đến Dải Gaza, cam kết hỗ trợ hạ nhiệt xung đột

Italy chở viện trợ nhân đạo đến Dải Gaza, cam kết hỗ trợ hạ nhiệt xung đột

Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Italy, ngày 16/11, một máy bay của không quân Italy đã chở hơn 15 tấn viện trợ nhân đạo đến Gaza để hỗ trợ người dân nơi đây.
Mỹ phản ứng trước thông tin lính Triều Tiên tại Nga; Trung Quốc khẳng định lập trường về Ukraine

Mỹ phản ứng trước thông tin lính Triều Tiên tại Nga; Trung Quốc khẳng định lập trường về Ukraine

Trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ quan ngại về thông tin binh sĩ Triều Tiên tham gia chiến đấu tại Nga.
Mỹ-Trung Quốc: Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc nguyên tắc tối thượng và 4 lằn ranh đỏ; lần đầu nhất trí một điều liên quan vũ khí hạt nhân

Mỹ-Trung Quốc: Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc nguyên tắc tối thượng và 4 lằn ranh đỏ; lần đầu nhất trí một điều liên quan vũ khí hạt nhân

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ rõ 4 lằn ranh đỏ của nước này mà Mỹ không được thách thức hoặc vượt qua.
10 phút điện đàm tích cực, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump và Thủ tướng Australia Albanese trao đổi gì?

10 phút điện đàm tích cực, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump và Thủ tướng Australia Albanese trao đổi gì?

Chính phủ Australia tin tưởng vào liên minh với Mỹ - đối tác an ninh lớn nhất của quốc gia châu Đại Dương này.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
Phiên bản di động