Vụ Tổng thống Putin bị giả mạo - hé lộ vũ khí mới trong xung đột Nga-Ukraine

Quang Hiếu
Vụ việc Tổng thống Nga Vladimir Putin bị giả mạo hình ảnh, giọng nói bằng công nghệ deepfake mới đây đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về loại “vũ khí” mới trong xung đột ở Ukraine.
Theo dõi TGVN trên
Chuy
Tổng thống Nga Vladmir Putin. (Nguồn: Reuters)

Ngày 5/6, Điện Kremlin ra thông báo khẩn cho biết video clip Tổng thống Nga Vladimir Putin được phát sóng trên nhiều đài phát thanh và truyền hình ở các khu vực giáp với Ukraine là một trò giả mạo bằng công nghệ deepfake do tin tặc tạo ra.

Video giả, ảnh hưởng thật

Trong bài phát biểu, giọng nói của Tổng thống Nga Vladimir Putin được tạo ra bởi công nghệ deepfake cho biết tình trạng khẩn cấp đã được ban bố ở các vùng Belgorod, Voronezh và Rostov của Nga do các cuộc tấn công sắp tới từ lực lượng Ukraine. Ông Putin giả mạo cũng yêu cầu cư dân trong các khu vực sơ tán khỏi nhà của họ để tìm nơi trú ẩn sâu hơn bên trong nước Nga.

Deepfake là công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để lấy hình ảnh, giọng nói của một người ghép vào video của người khác. Công nghệ deepfake sẽ thu thập hình ảnh khuôn mặt của một đối tượng, sau đó thay thế khuôn mặt này vào mặt của một người khác trong video. Đối với các tập tin âm thanh, deepfake sử dụng bản ghi âm giọng nói của một người thực để huấn luyện máy tính nói chuyện giống hệt người ấy.

Tin liên quan
Nga đưa Nga đưa 'chúa tể' vệ tinh lên vũ trụ để giám sát xung đột ở Ukraine

Radio Mir, một trong những đài bị tin tặc tấn công, cho biết vụ việc kéo dài khoảng 40 phút. Trong khi đó, các clip phát sóng trên TV về video giả mạo ông Putin cũng bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội. Hiện chưa cá nhân hoặc cơ quan nào nhận trách nhiệm về vụ việc này.

Sau khi đoạn clip được lan truyền, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định rằng, tuyên bố thiết quân luật là sản phẩm của tin tặc.

Trả lời hãng tin TASS của Nga, ông Dmitry Peskov nói: "Chắc chắn không có (tuyên bố nào về thiết quân luật). Quả thật đã xảy ra tin tặc ở một số khu vực. Tôi được biết rằng đã có một vụ tin tặc trên Radio Mir và trên một số kênh khác. Hiện tất cả tin tặc đã bị loại bỏ và các kênh thông tin đã được kiểm soát trở lại”.

Tờ Kyiv Post cũng đưa tin, trung tâm hành chính của các vùng Belgorod đã gọi video thông điệp này là một deepfake nhằm mục đích "gieo rắc nỗi sợ hãi cho những cư dân Belgorod hiền hòa".

Bà Hanna Liubakova, nhà báo người Belarus đồng thời là thành viên không thường trú tại Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), đã chia sẻ một đoạn clip phát sóng trên TV cho thấy hình ảnh giả mạo ông Putin.

Đánh giá về vụ việc, nhà khoa học dữ liệu Arseny Khakhalin, chuyên gia nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI), cho rằng, vụ tin tặc này có thể là điển hình cho việc sử dụng deepfake để vũ khí hóa trong xung đột Nga-Ukraine.

Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên công nghệ deepfake được sử dụng trong cuộc xung đột này. Trong những tuần đầu tiên của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga hồi tháng 2/2022, đã có một video deepfake về Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Trong đoạn video deepfake đó, ông Zelensky xuất hiện thúc giục binh lính của mình hạ vũ khí và đầu hàng. Đoạn video đã nhanh chóng được gỡ bỏ, nhưng nó đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội trước đó.

Chuy
Trong tuyên truyền, công nghệ deepfake mang lại hiệu quả quân sự hoặc chính trị một cách thuyết phục, đây là thứ vũ khí có thể gây tác động rất lớn. (Nguồn: socialmediasafety)

Thứ vũ khí phổ biến mới

Đại tá Philip Ingram, cựu sĩ quan tình báo quân đội Anh và nhà hoạch định chính sách của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nói với tạp chí Politico Europe về vụ giả mạo ông Putin rằng các bài đăng deepfake có mục đích được tạo ra từ các số liệu thực là nguy cơ ngày càng tăng trong một thế giới chịu ảnh hưởng của AI.

Theo vị này, trong tuyên truyền, công nghệ deepfake mang lại hiệu quả quân sự hoặc chính trị một cách thuyết phục, đây là thứ vũ khí có thể gây tác động rất lớn.

Đại tá Philip Ingram nói thêm: "Tôi nghi ngờ đây là thứ vũ khí phổ biến mới”. Ông lấy dẫn chứng cách đây vài tuần, bức ảnh giả mạo về vụ đánh bom Lầu Năm Góc lan truyền trên mạng xã hội Twitter đã khiến thị trường chứng khoán lao dốc 500 tỷ USD trước khi hồi phục trở lại".

Giáo sư Hany Farid tại Đại học của California, Berkeley (Mỹ), một chuyên gia về truyền thông kỹ thuật số, cảnh báo mọi người không nên ngạc nhiên với những việc như vậy trong bối cảnh hiện nay khi con người xây dựng và triển khai các công cụ để thao túng thực tế kết hợp với các kênh truyền thông như TV, đài, internet… có thể tác động ngay lập tức tới hàng tỷ USD. Nhiều tác nhân với nhiều mục đích khác nhau sẽ lạm dụng những công nghệ này.

“Điều này đặc biệt đúng khi các cơ quan quản lý của chúng ta chưa tìm cách đưa ra các biện pháp bảo vệ thích hợp đối với lĩnh vực công nghệ, trong khi Thung lũng Silicon tiếp tục phát triển nhanh và phá vỡ mọi thứ", Giáo sư Hany Farid nhấn mạnh.

Toàn cảnh chuyến thăm Việt Nam nhiều dấu ấn của Thủ tướng Australia Anthony Albanese

Toàn cảnh chuyến thăm Việt Nam nhiều dấu ấn của Thủ tướng Australia Anthony Albanese

Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3-4/6 với nhiều kết quả thiết thực ...

Việt Nam và Australia chia sẻ kinh nghiệm sản xuất năng lượng xanh

Việt Nam và Australia chia sẻ kinh nghiệm sản xuất năng lượng xanh

Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chuyển dịch năng lượng ở Australia và Việt Nam đang hợp tác chia sẻ chuyên môn và ...

Mới gia nhập NATO, Phần Lan tuyên bố trục xuất 9 nhà ngoại giao Nga

Mới gia nhập NATO, Phần Lan tuyên bố trục xuất 9 nhà ngoại giao Nga

Ngày 6/6, Phần Lan, thành viên mới nhất của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thông báo sẽ trục xuất 9 nhà ...

Serbia gián tiếp cung cấp vũ khí cho Ukraine, ‘đánh đổi’ để có lợi thế ở miền Bắc Kosovo?

Serbia gián tiếp cung cấp vũ khí cho Ukraine, ‘đánh đổi’ để có lợi thế ở miền Bắc Kosovo?

Ngày 6/6, trả lời phỏng vấn tờ Financial Times (Anh), Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic khẳng định, ông chấp nhận bán đạn dược cho các ...

Vụ vỡ đập Kakhovka: Nước lũ ở Nova Kakhovka rút dần, tiết lộ số người mất tích

Vụ vỡ đập Kakhovka: Nước lũ ở Nova Kakhovka rút dần, tiết lộ số người mất tích

Theo TASS đưa tin, đầu giờ sáng 7/6, mực nước lũ tại thành phố Nova Kakhovka sau vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka ở tỉnh ...

(theo Newsweek)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Đại sứ quán Việt Nam thúc đẩy hợp tác du lịch với Pakistan - một 'Thuỵ Sỹ ở châu Á'

Đại sứ quán Việt Nam thúc đẩy hợp tác du lịch với Pakistan - một 'Thuỵ Sỹ ở châu Á'

Đại sứ Nguyễn Tiên Phong đã thăm và làm việc tại thành phố Faisalabad, một trong các thành phố phát triển, giàu có bậc nhất của Pakistan.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sớm thăm Mỹ?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sớm thăm Mỹ?

Truyền thông Mỹ đưa tin Washington và Bắc Kinh đang chuẩn bị cho hàng loạt chuyến thăm quan trọng của quan chức, lãnh đạo Trung Quốc.
Chịu phán quyết phải ra tòa dân sự, ông Donald Trump vẫn dẫn đầu danh sách ứng viên tổng thống Mỹ

Chịu phán quyết phải ra tòa dân sự, ông Donald Trump vẫn dẫn đầu danh sách ứng viên tổng thống Mỹ

Tòa phúc thẩm ở New York ngày 28/9 từ chối hoãn phiên tòa xét xử ông Donald Trump dự kiến ​​​​vào ngày 2/10 sau khi cựu tổng thống Mỹ cáo ...
Khắc phục tình trạng iPhone bị lag khi tắt màn hình

Khắc phục tình trạng iPhone bị lag khi tắt màn hình

Nhiều người dùng gặp tình trạng iPhone bị đơ, chậm khi tắt màn hình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách khắc phục trình trạng này nhé.
Hoa hậu Đỗ Thị Hà khoe nhan sắc 'cực phẩm'

Hoa hậu Đỗ Thị Hà khoe nhan sắc 'cực phẩm'

Hoa hậu Đỗ Thị Hà diện áo dài uống trà cực sang chảnh dịp Trung thu, khoe nhan sắc 'cực phẩm' khiến fan xuýt xoa.
Xung đột Nga-Ukraine: Tăng Abrams chuyển giao có thay đổi thế trận?

Xung đột Nga-Ukraine: Tăng Abrams chuyển giao có thay đổi thế trận?

Theo tờ Times của Mỹ, ngày 23/9/2023 lực lượng vũ trang Ukraine đã nhận được lô xe tăng Abrams đầu tiên. Như thông báo của phía Ukraine ngày 19/9, ...
Quan hệ Ấn Độ-Canada: Bão thoáng qua?

Quan hệ Ấn Độ-Canada: Bão thoáng qua?

Một cuộc khủng hoảng ngoại giao đang diễn ra giữa Ấn Độ và Canada, nhưng nó có thành cơn bão tàn phá quan hệ hai nước hay không thì ít người nghĩ tới.
Nargony-Karabakh lại đỏ lửa

Nargony-Karabakh lại đỏ lửa

Giao tranh tại Nargony-Karabakh, khu vực tranh chấp giữa Azerbaijan và Armenia, lại bùng phát.
Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên tầng nấc mới, tầm vóc quốc tế và những thông điệp ý nghĩa

Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên tầng nấc mới, tầm vóc quốc tế và những thông điệp ý nghĩa

Truyền thông quốc tế dành nhiều thời lượng đăng tải thông tin, thông điệp về Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm Việt Nam và hai nước nâng cấp quan hệ.
Chủ tịch Triều Tiên thăm Nga: Chuyến công du phá thế cô lập

Chủ tịch Triều Tiên thăm Nga: Chuyến công du phá thế cô lập

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã đến Nga. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo Triều Tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Australia-Philippines: Khẳng định quan hệ đối tác an ninh

Australia-Philippines: Khẳng định quan hệ đối tác an ninh

Phải sau 20 năm mới có một chuyến thăm của Thủ tướng Australia đến Philippines nhưng điều đó không đồng nghĩa quan hệ Canberra-Manila thiếu gắn kết.
Khi ngũ cốc là một loại ‘vũ khí’ đa năng, câu chuyện của thế giới và Việt Nam

Khi ngũ cốc là một loại ‘vũ khí’ đa năng, câu chuyện của thế giới và Việt Nam

Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen được các bên biến thành cuộc chiến nhiều mặt. Lương thực trở thành một loại 'vũ khí' đa năng mà nhiều quốc gia sử dụng.
Hàn Quốc phô trương vũ khí hiện đại: Lấy độc trị độc?

Hàn Quốc phô trương vũ khí hiện đại: Lấy độc trị độc?

Lễ duyệt binh hoành tráng vừa qua của Hàn Quốc cho thấy quyết tâm rất lớn của Seoul trong việc ngăn chặn Bình Nhưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Hội nghị ba bên Hàn-Trung-Nhật: 'Thỏa lòng' các bên, gửi thông điệp gì tới Triều Tiên?

Hội nghị ba bên Hàn-Trung-Nhật: 'Thỏa lòng' các bên, gửi thông điệp gì tới Triều Tiên?

Hội nghị ba bên Hàn-Trung-Nhật đã ấn định thời gian tổ chức thượng đỉnh ba bên, xoa dịu được lo ngại của Bắc Kinh về hợp tác Mỹ-Nhật-Hàn.
Khi nút thắt siết ngày càng mạnh, đối thoại sẽ mở đường cho Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc

Khi nút thắt siết ngày càng mạnh, đối thoại sẽ mở đường cho Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc

Cả Washington và Bắc Kinh đều đang hướng đến Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc để làm dịu căng thẳng khi những bất đồng ngày càng gia tăng.
Đảo chính ở Niger: Bước đi mới và lớn nhất của Pháp đem tới nỗi lo thiệt hại nhãn tiền gì cho cả hai châu lục?

Đảo chính ở Niger: Bước đi mới và lớn nhất của Pháp đem tới nỗi lo thiệt hại nhãn tiền gì cho cả hai châu lục?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đánh dấu bước đi lớn và mới nhất của nước này tại Niger và những nỗi lo hiển hiện tại hai châu lục.
Tổng thống Ukraine thăm Mỹ: Chuyện cũ, người cũ có thành công?

Tổng thống Ukraine thăm Mỹ: Chuyện cũ, người cũ có thành công?

Tổng thống Ukraine muốn thuyết phục Mỹ kiên định ủng hộ Kiev trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Ukraine nhận 'bảo bối' từ Mỹ, có thể tự sản xuất thiết bị quân sự?

Ukraine nhận 'bảo bối' từ Mỹ, có thể tự sản xuất thiết bị quân sự?

Mỹ đã cung cấp công nghệ máy in 3D hiện đại cho Ukraine, giúp quân đội nước này có thể 'hồi sinh' và nhân bản nhiều loại vũ khí quan trọng.
Phiên bản di động