Tàn dư siêu tân tinh của Tinh vân Con cua, vết lóa Mặt trời, vụ va chạm của 2 hố đen, sao Thổ ngập tràn ánh nắng là những hình ảnh đẹp nhất về vụ trũ được ghi lại trong năm 2017.
Hình ảnh của Tinh vân Con cua và tàn dư siêu tân tinh. Bức ảnh được ghép lại bằng cách kết hợp dữ liệu từ 5 kính thiên văn trải khắp toàn bộ quang phổ điện tử là Tổ hợp Kính Cực đại Karl G. Jansky, Kính viễn vọng Không gian Spitzer, Kính viễn vọng Không gian Hubble, Đài quan sát XMM-Newton và Đài quan sát tia X Chandra. (Nguồn: Reuters)
Một vết lóa Mặt trời cỡ trung bình (M2) và phát xạ lớn từ vành nhật hoa (CME) bùng nổ từ vùng hoạt động tích cực của Mặt trời vào tháng 7. Đợt phát xạ này kéo dài gần 2 giờ đồng hồ. (Nguồn: Reuters)
Cái chết của một ngôi sao khối lượng thấp trong Tinh vân Calabash. Hình ảnh được chụp bởi Kính viễn vọng Không gian Hubble cho thấy ngôi sao trải qua quá trình biến đổi từ sao khổng lồ đỏ thành tinh vân hành tinh, trong đó các lớp bên ngoài gồm khí và bụi bị thổi vào không gian xung quanh. (Nguồn: Reuters)
Vụ va chạm của 2 hố đen, sự kiện được Đài quan trắc Sóng hấp dẫn bằng Giao thoa kế Laser (LIGO) phát hiện lần đầu, được thể hiện qua hình ảnh mô phỏng trên máy tính. (Nguồn: Reuters)
Hình ảnh Mặt trời mọc được một thành viên trong phi hành đoàn Expedition 52 trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chụp lại. Vì ISS quay quanh Trái đất nên các phi hành gia ở đây có thể ngắm Mặt trời mọc 16 lần trong ngày. (Nguồn: Reuters)
Tàu vũ trụ Cygnus của Công ty Orbital ATK tiến gần Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trong bức ảnh chụp bởi kỹ sư Thomas Pesquet, thành viên phi hành đoàn Expedition 51, thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), ngày 22/4. (Nguồn: Reuters)
Hình ảnh được Kính viễn vọng Không gian Hubble chụp lại cho thấy nút xoắn không gian NGC 2623 hay Arp 243, nằm cách 250 triệu năm ánh sáng trong Chòm sao Cự giải. Hình dạng bất thường của NGC 2623 là kết quả của sự va chạm và sáp nhập giữa 2 thiên hà riêng biệt. (Nguồn: Reuters)
Bề mặt sao Hỏa với các dòng chảy dốc xuống theo sườn núi. Đặc điểm này cho thấy các lớp trầm tích trên hành tinh đỏ có thể từng chứa băng. (Nguồn: Reuters)
Một trong những bức ảnh cuối cùng về sao Thổ và các vành đai được tàu vũ trụ Cassini chụp lại. Con tàu tới sao Thổ vào năm 2004 khi cực Bắc của hành tinh bước vào mùa Đông và chìm trong bóng tối. Ở cuối cuộc hành trình, phi thuyền ghi lại được hình ảnh cực Bắc ngập tràn ánh nắng Mặt trời của mùa Hè. Cassini kết thúc sứ mệnh vào ngày 15/9 bằng cách lao xuống bề mặt khắc nghiệt của sao Thổ. (Nguồn: Reuters)
Cụm siêu sao Westerlund 1, cụm sao tương đối trẻ với 3 triệu năm tuổi so với 4,6 tỷ năm tuổi của Mặt trời. (Nguồn: Reuters)
Tàu vũ trụ Soyuz MS-06 chở phi hành đoàn gồm Joe Acaba và Mark Vande Hei của Mỹ, Alexander Misurkin của Nga khởi hành tới Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) từ bệ phóng ở Baikonur Cosmodrome, Kazakhstan, ngày 13/9. (Nguồn: Reuters)
Hiệu ứng Nhẫn Kim cương xảy ra khi Mặt trăng che khuất Mặt trời trong nhật thực toàn phần ở Madras, Oregon, Mỹ, ngày 21/8. (Nguồn: Reuters)
Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".